Kĩ thuật nuôi yến lấy tổ đảm bảo số lượng và chất lượng – Vua Yến
Nghề nuôi yến đang đem lại lợi nhuận khổng lồ cho nhiều cá nhân và doanh nghiệp. Nhưng để nuôi yến thành công cần nắm rõ kĩ thuật nuôi yến.
Kĩ thuật nuôi yến tại nhà nhìn chung không khó nhưng cần lưu ý nhất là việc làm nhà cho chim yến do chúng đã quen thuộc với môi trường hoang dã ngoài thiên nhiên.
Nghề nuôi yến đem lại thu nhập rất cao
Trong kĩ thuật nuôi yến chúng ta cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình kĩ thuật từ khâu thiết kế nhà nuôi yến, dẫn dụ chim yến vào làm tổ đến việc chăm sóc, bảo vệ yến khỏi bị dịch bệnh, kĩ thuật thu hoạch…
Trước tiên, cần nắm vững các tập quán sinh trưởng, môi trường sống và điều kiện sống của loài yến này mới có thể tạo ra được những hiệu quả kinh tế cao cho người nuôi chim.
Ở nước ta có một số loài chim Yến khác nhau như: Yến cỏ cây dừa, Yến cỏ Việt Nam hay Yến tổ trắng, yến hàng… Mỗi loài yến có mỗi đặc tính khác nhau. Do vậy, việc nuôi được chim yến trong nhà là cả một quá trình không hề đơn giản đòi hỏi phải có tính kiên trì và điều quan trọng là phải có hứng thú.
Kĩ thuật làm nhà cho chim yến
Khâu quan trọng nhất trong kĩ thuật nuôi yến là làm nhà cho chim. Chim yến là loài hoang dã, chưa được thuần dưỡng, quen sống trong các hang động tự nhiên. Do vậy, muốn dụ được chim yến, trước hết bạn cần tạo ra một môi trường sống như ngoài tự nhiên để chúng luôn cảm thấy an toàn.
Nhà cho yến không cần quá rộng, có thể xây dựng ở vùng đất kém màu mỡ, không sản xuất nông nghiệp.
Những lưu ý trong việc xây nhà cho chim yến:
- Chọn vị trí làm nhà thích hợp
Khâu đầu tiên trong kĩ thuật nuôi yến là chọn được vị trí thích hợp để làm nhà. Bạn cần xem khu vực định xây nhà có lượng chim đủ lớn hay không. Phải có tầm 250 con thì việc đầu tư kĩ thuật nuôi yến mới mang lại kết quả cao. Phải cần người có kinh nghiệm mới đánh giá hết được.
Để chọn chính xác vị trí làm nhà, bạn cần xem xét hướng bay của chim mỗi khi chiều về. Nhà của yến phải đặt ngay trên đường bay và các lỗ thu chim phải hợp lý với đường bay của nó. Nơi định xây nhà cũng phải có ao, hồ, sông, suối…giúp chim yến tìm được nguồn thức ăn, nước uống.
Quan trọng nhất trong kĩ thuật nuôi yến là làm nhà cho yến
Nhà của yến cũng cần phải tránh hướng mặt trời mọc chiếu thẳng vào hai vách bên hông nhà. Nếu chiếu thẳng vào sẽ rất nóng, không bảo đảm được nhiệt độ lý tưởng cho nhà yến.
- Xây nhà cần đảm bảo kĩ thuật
Độ cao của mỗi tầng nhà chim thường ít nhất là 2m ở những vùng lạnh. Tuy nhiên cần chú ý là cần phải có khoảng thông tầng. Phải đảm bảo cho bầu không khí trong phòng luôn giống như trong các hang vách đá tự nhiên.
Số tầng xây tối thiểu là 2 tầng. Nhà yến xây 1 tầng thường ít có cơ hội thành công hơn vì nó quá thấp, không thuận tiện cho đường bay của chim. Đồng thời nhiệt độ và độ ẩm trong các nhà này khó điều chỉnh không thuận lợi để chim lựa chọn 1 chỗ thích hợp nhất cho nó sinh sống.
Cần phải thiết kế các phòng bay dạo cho chim và phòng làm tổ riêng. Phòng đặc biệt cần thiết kế cẩn thận vì nó là nơi đặt các trang thiết bị dẫn dụ tốt nhất những con chim đầu tiên bay về làm tổ. Đảm bảo môi trường trong nhà tự nhiên nhất có thể.
- Đảm bảo nhiệt độ, độ ẩm thích hợp nuôi chim yến
Một điểm quan trọng nữa trong kĩ thuật nuôi yến là cần được đảm bảo được độ ẩm thích hợp từ 75- 90%. Nhiệt độ dao động từ 27 – 29 độ C. Để tạo được nhiệt độ và độ ẩm phù hợp như trên, cần thực hiện yêu cầu quan trọng trong kĩ thuật nuôi yến như độ cao của căn nhà phải hợp lý. Địa thế của căn nhà cần xây theo chiều gió, nhằm đem lại hơi ẩm phù hợp cho không khí.
Ống thông gió với lỗ hổng cần phải ổn định. Đặc biệt cần có những biện pháp chống côn trùng bay vào tổ ảnh hưởng đến chim.
Âm thanh là yếu tố quan trọng trong kỹ thuật nuôi yến
Trong kĩ thuật nuôi yến, cần có âm thanh dẫn dụ hiệu quả tức là âm thanh có sức thu hút được lượng đông đảo yến kéo đến quanh nhà đồng thời lôi kéo chúng bay vào bên trong khu nhà nuôi. Mỗi nơi có sự thích hơp riêng với một số loại âm thanh dẫn dụ khác nhau dựa theo từng vùng miền
Bạn cần phải thử âm thì mới biết được âm thanh nào phù hợp với nhà nuôi yến của bạn. Có rất nhiều âm thanh để bạn thử âm như: Super 208, Black Cloud, SuperBabyKing, Baby Kin, Super Intan…
Kỹ thuật dẫn dụ yến và nuôi yến
Không phải ai cũng nắm chắc kĩ thuật nuôi yến để đem đến thành công. Ngoài tiền đầu tư rất lớn, kĩ thuật nuôi yến khá phức tạp cần lưu ý như kĩ thuật xây nhà cho yến, vị trí nhà yến, giờ mở loa, loại loa, âm lượng, âm thanh trong và ngoài nhà, cách bố trí hệ thống phun sương…..Kĩ thuật trồng cây quanh nhà…Do vậy, muốn thành công, bạn cần nắm vững các bí quyết, kiên trì và thực sự đam mê, hứng thú.
Nuôi yến thành công cần phải đam mê và kiên trì
Nuôi yến trong nhà là một nghề đòi hỏi người nuôi phải có kĩ thuật nuôi yến thuần thục, áp dụng công nghệ tiên tiến, cũng như kinh nghiệm quý báu. Cần dẫn dụ yến ổn định vào tổ bằng cách sử dụng các loại âm thanh khác nhau, cần cải tiến các loại loa để có thể phát ra tiếng chim lan xa dẫn dụ chim.
Kĩ thuật nuôi chim Yến sinh sản
Để có kĩ thuật nuôi yến thành công cần nắm vững đặc tính sinh sản của yến. Đặc điểm sinh thái của chim yến là sinh sản theo mùa. Thời gian sinh sản vào khoảng giữa tháng 1, chim bắt đầu xây tổ. Khoảng giữa và cuối tháng 3 chúng bắt đầu đẻ trứng. Tập tính của loài này có điểm đặc biệt là chim yến đực và cái cùng nhau làm tổ, cùng nhau ấp và nuôi chim con, sinh sống với nhau khá ổn định.
Khi chim yến được 8-10 tháng, chúng thành thục và bắt đầu đẻ trứng. Chim sẽ xây tổ khoảng từ 30-80 ngày, giao cấu và đẻ trứng trong vòng 5-8 ngày. Thời gian chúng ấp trứng là 23-30 ngày. Từ khi trứng nở đến lúc chim non bay khỏi tổ trong vòng trên dưới 40 ngày.
Trong nhà yến, chim tự ấp nở trung bình mỗi cặp chim đẻ khoảng 3 lần. Chu kì sinh sản 3-4 tháng.
Phòng bệnh cho chim yến
Trong kỹ thuật nuôi chim yến, việc phòng bệnh cho chim là vô cùng cần thiết. Các căn bệnh thường gặp nhất là chân bị đỏ và sưng tấy. Nguyên nhân do ít vận động hoặc do gen di truyền hay kí sinh trùng như ve, mạt, rệp tấn công. Bệnh này sẽ khiến cho chim bị suy dinh dưỡng.
Nếu thấy chim khi đứng co một chân lên thì bệnh đã trở nặng, rất nhạy cảm với tác nhân bên ngoài. Nếu vết xước nhỏ thôi thì có thể sát khuẩn bằng các loại thuốc sát trùng quen thuộc như cồn, oxy già… Nếu vết thương chảy máu thì cần sử dụng chế phẩm để cầm máu.
Thu hoạch tổ yến
Kĩ thuật nuôi chim yến nếu thành công sẽ đem lại hiệu quả cực cao. Mỗi cặp chim yến cho thu nhập trung bình khoảng 1 triệu/năm, trừ hết chi phí. Vòng đời chim yến là 12 năm, tương đương với 12 triệu đồng. Dễ hiểu tại sao có nhiều người thành tỉ phú từ nghề nuôi yến.
Chúc các bạn gặt hái được thành công với một số gợi ý về kĩ thuật nuôi yến như trên. Biết kiên trì, nhẫn nại và nắm chắc kĩ thuật, không có gì là không thể, đúng không bạn?
Đánh giá bài viết này