Khủng hoảng kinh tế là gì? Làm nghề gì “miễn dịch” với khủng hoảng
Khủng hoảng kinh tế là trạng nền kinh tế quốc gia xấu đi đáng kể. Khủng hoảng kinh tế để lại hậu quả vô cùng nặng nề không chỉ với nền kinh tế quốc gia mà còn với công việc nghề nghiệp của người dân quốc gia đó. Vậy khủng hoảng kinh tế là gì? Làm nghề gì để không bị thất nghiệp khi khủng hoảng kinh tế diễn ra? Hãy cùng Ngọc Ánh tìm hiểu nhé!
1. Tổng hợp kiến thức về khủng hoảng kinh tế là gì?
Khủng hoảng kinh tế là một khái niệm không còn xa lạ nhất là với những người đã từng trải qua cuộc khủng hoảng kinh tế mới đây nhất năm 1997. Vậy hiểu đầy đủ nhất thì khủng hoảng kinh tế là gì? Nguyên nhân hậu quả và những biện pháp phòng tránh nó ra sao?
Tổng hợp kiến thức về khủng hoảng kinh tế là gì?
1.1. Định nghĩa đầy đủ cho khủng hoảng kinh tế là gì?
Khủng hoảng kinh tế được hiểu đơn giản nhất là tình huống mà nền kinh tế quốc gia xấu đi đáng kể. Đó là sự suy giảm đáng kể các hoạt động kinh tế diễn ra trong một thời gian dài kiến cho nền kinh tế rơi vào tình trạng ngày càng trầm trọng. Khủng hoảng kinh tế là một giai đoạn suy thoái của nền kinh tế trong chu kỳ kinh doanh. Tuy nhiên, nếu như con người biết quản lý phát triển kinh tế, quản lý suy thoái đúng cách chúng ta có thể ngăn chặn khủng hoảng kinh tế hoặc ít nhiều có thể hạn chế được những tác động xấu nhất có thể xảy ra.
Vậy hiểu sâu ra nhất thì bản chất của khủng hoảng kinh tế là gì? Bản chất của khủng hoảng kinh tế là mất định hướng cũng như sự ổn định trong kinh tế, là một giai đoạn suy thoái của nền kinh tế. Khủng hoảng kinh tế thường đã bắt đầu mầm mống nhen nhóm nổ ra từ rất lâu, chính vì vậy khi khủng hoảng kinh tế nổ ra hậu quả nó để lại cho nền kinh tế là rất nặng nề. Đồng thời nó không dễ dàng gì khắc phục trong thời gian ngắn.
Khủng hoảng kinh tế có thể diễn ra trên phạm vi một quốc gia, có thể nổ ra trong phạm vi của khu vực nhưng cũng có thể nổ ra trên toàn thế giới. Đương nhiên, kéo theo đó gần như không một quốc gia nào có thể tránh khỏi cơn lốc khủng hoảng kinh tế này. Một sự thật rất thú vị, đó là quốc gia càng phát triển thì khủng hoảng kinh tế càng có thể xảy ra, kéo theo đó là hậu quả mà nó để lại cũng sẽ nặng nề hơn rất nhiều khi khủng hoảng kinh tế diễn ra ở những nước nghèo, nước kém phát triển hơn.
Khủng hoảng kinh tế bao gồm ba hình thức khủng hoảng là khủng hoảng thừa, khủng hoảng thiếu và khủng hoảng nợ. Cụ thể:
Khủng hoảng thừa là khủng mà hoảng mà ở đó số lượng hàng hóa sản xuất ra nhiều trong khi nhu cầu tiêu dùng có hạn, nghĩa là cung nhiều hơn cầu. Khủng hoảng thừa diễn ra nhiều vào sau cuộc cách mạng công nghiệp Anh, khi mà máy móc dần thay thế cho sức lao động, điều này đã khiến cho công nhân thất nghiệp hàng loạt, không có thu nhập. Trong khi đó hàng hóa sản xuất ra ngày càng nhiều và họ không có tiền để mua những sản phẩm tiêu dùng đó.
Trái ngược với khủng hoảng thừa là khủng hoảng thiếu, đây là cuộc khủng hoảng mà nguồn cung không đáp ứng đủ nhu cầu của người dân khiến giá cả sản phẩm leo thang. Khủng hoảng thiếu bắt nguồn từ sự gia tăng dân số nhanh chóng, do thiên tai, cạn kiệt tài nguyên, sự hạn chế năng lực sản xuất, … Khủng hoảng thiếu đã đẩy giá sản phẩm leo thang, tăng cao ở mức khó chấp nhận.
Định nghĩa đầy đủ cho khủng hoảng kinh tế là gì?
Cuối cùng ta phải kể tới hình thức thứ ba – khủng hoảng nợ. Đây là cuộc khủng hoảng mà chính phủ quốc gia không có khả năng chi trả những món nợ quốc gia dẫn đến khủng hoảng nợ. Để giải quyết khủng hoảng nợ quốc gia thường tăng thuế với các ngành kinh tế tài chính, kinh tế đầu tư trong nước để giải quyết vấn đề nợ. Khủng hoảng nợ không nguy hiểm nhiều như khủng hoảng thừa hoặc khủng hoảng thiếu, vấn đề cốt lõi là giữa chủ nợ và con nợ.
1.2. Nguyên nhân của khủng hoảng kinh tế là gì
Trong hầu hết các trường hợp, một cuộc khủng hoảng tài chính là nguyên nhân của một cuộc khủng hoảng kinh tế. Đó là khi GDP thường giảm, thanh khoản cạn kiệt, giá bất động sản và thị trường chứng khoán giảm mạnh, suy thoái kinh tế ngày càng tồi tệ hơn.
Một cuộc khủng hoảng kinh tế là một tình huống trong đó nền kinh tế của một quốc gia hoặc các quốc gia trải qua một cuộc suy thoái bất ngờ do một cuộc khủng hoảng tài chính gây ra. Còn khủng hoảng tài chính là tình huống khi nhu cầu tiền nhanh chóng tăng lên so với cung tiền. Trước đây, khủng hoảng tài chính tương đương với một cuộc khủng hoảng ngân hàng, còn ngày nay nó tồn tại ở dạng khủng hoảng tiền tệ.
Những năm cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, nhiều cuộc khủng hoảng tài chính đã diễn ra, nó bắt nguồn từ chính những cuộc khủng hoảng ngân hàng và nhiều cuộc suy thoái trùng khác. Các tình huống khác thường là dấu hiệu của cuộc khủng hoảng tài chính bắt đầu diễn ra như sụp đổ thị trường chứng khoán và vỡ bong bóng tài chính, khủng hoảng tiền tệ và nợ quốc gia, … Khủng hoảng tài chính trực tiếp dẫn đến mất tài sản kinh tế, nó có thể ảnh hưởng đến vị thế kinh tế của một quốc gia hoặc không tùy thuộc vào hậu quả khủng hoảng kinh tế mà quốc gia đó phải gánh chịu .
Nhiều nhà kinh tế đã đưa ra các lý thuyết về cách một cuộc khủng hoảng tài chính phát triển và làm thế nào nó có thể được ngăn chặn. Tuy nhiên, gần như không có sự đồng thuận giữa các giải pháp và khủng hoảng tài chính vẫn là một hiện tượng diễn ra theo thời gian. Sự sụp đổ của thị trường chứng khoán là một ví dụ về một cuộc khủng hoảng tài chính sau đó nó từng bước diễn biến theo chiều hướng xấu trở thành cuộc khủng hoảng kinh tế.
Nguyên nhân của khủng hoảng kinh tế là gì
1.3. Phân loại khủng hoảng kinh tế
Hình thức của khủng hoảng kinh tế bao gồm 3 dạng khủng hoảng thừa, khủng hoảng thiếu và khủng hoảng nợ. Còn phân loại chi tiết hơn về khủng hoảng kinh tế người ta phân thành các dạng sau:
Khủng hoảng ngân hàng: khủng hoảng ngân hàng diễn ra khi ngân hàng thương mại bị rút tiền đột ngột bởi người gửi. Các ngân hàng hiện nay cho vay tiền và nguồn tiền mà họ cho vày hầu hết là tiền gửi từ những khách hàng khác, chính vì vậy khi người gửi rút tiền đột ngột ngân hàng rất khó để đòi lại các khoản nợ của mình để trả cho khách hàng gửi tiền. Do đó, cuộc chạy đua thanh toán sẽ diễn ra khiến khách hàng mất niềm tin vào ngân hàng, mất tiền gửi và không được đảm bảo số tiền mình đã gửi. Ví dụ cụ thể cho cuộc khủng hoảng ngân hàng nổi bật nhất đó là cuộc khủng hoảng Ngân hàng Hoa Kỳ vào năm 1931 và hoạt động trên Northern Rock vào năm 2007. Khủng hoảng ngân hàng thường xảy ra sau thời gian cho vay rủi ro và dẫn đến vỡ nợ.
Khủng hoảng tiền tệ: hay còn gọi là khủng hoảng mất giá, là một phần của cuộc khủng hoảng tài chính. Khủng hoảng tiền tệ diễn ra khi giá tiền bị tụt dốc nhanh chóng, người ta phải bỏ nhiều tiền hơn rất để sở hữu được sản phẩm mình mong muốn.
“Bong bóng” và đầu cơ tích trữ: Khi gián sản phẩm leo thang quá cao và kéo dài trong một thời gian do một số người đầu cơ tích trữ với hy vọng sẽ bán lợn với giá cao ở một thời gian sau gây lũng đoạn thị trường. Nếu đầu cơ tích trữ bị đẩy lên cao như “bong bóng” rất dễ dẫn đến sụp đổ giá trị tài sản. Một minh chứng nổi bật nhất của hình thức khủng hoảng này đó là sự kiện khủng hoảng Hoa tulip Hà Lan thế kỷ 17 hay vụ sụp đổ của thị trường chứng khoán phố Wall năm 1929.
Khủng hoảng tài chính – cú hích cuối cùng diễn ra cuộc khủng hoảng kinh tế diện rộng. Khủng hoảng tài chính liên quan đến các vấn đề trong lĩnh vực tài chính ngân hàng đặc biệt là khi ngân hàng lớn của một quốc gia sụp đổ.
Những vấn đề này tiếp tục diễn ra theo chiều hướng xấu nó sẽ bắt đầu ảnh hưởng đến nền kinh tế vĩ mô cùng những thứ bao trùm toàn bộ nền kinh tế, như tăng trưởng GDP, thất nghiệp và lạm phát
Một cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu là một cuộc khủng hoảng tài chính đồng thời ảnh hưởng đến nhiều quốc gia hoặc ảnh hưởng trên cả thế giới. Trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, các tổ chức, công ty tài chính mất niềm tin lẫn nhau, họ ngừng cho vay và ngừng mua các tài sản có giá trị. Đây được xem là cú hích cuối cùng chính thức diễn ra cuộc khủng hoảng kinh tế trên diện rộng.
Phân loại khủng hoảng kinh tế
Tuy nhiên, khủng hoảng tài chính không phải là khủng hoảng kinh tế và nó không phải là khủng hoảng kinh tế. Vì lẽ, khủng hoảng tài chính chỉ giới hạn trong một lĩnh vực, còn khủng hoảng kinh tế ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế. Và hậu quả để lại là rất nặng nề như thất nghiệp tăng, GDP ngừng tăng hoặc thu hẹp, cuộc sống nhân dân khổ cực, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, … và rất nhiều hậu quả nặng nề khác.
1.4. Những cuộc khủng hoảng kinh tế ảnh hưởng nghiệp trọng đến nền kinh tế thế giới
Trong lịch sử phát triển kinh tế của mình, thế giới đã trải qua rất nhiều cuộc khủng hoảng kinh tế. Nếu như nhìn vào đồ thị phát triển kinh tế thế giới bạn sẽ thấy đồ thị ấy hình sin, có những thời kì là đỉnh cao và cũng có những thời kì tụt dốc xuống vực đáy. Những vực đáy ấy được đánh dấu bằng những cuộc khủng hoảng kinh tế. Tuy nhiên, những cuộc khủng hoảng kinh tế diễn ra cũng đánh dấu cho những khởi đầu mới của lịch sử hay của kinh tế thế giới. Chúng ta có thể kể tới những cuộc khủng hoảng kinh tế ảnh hưởng sâu rộng đến nền kinh tế thế giới như sau:
– Khủng hoảng hoa Tulip tại Hà Lan năm 1637 đã phá hủy toàn bộ nền kinh tế Hà Lan, biến Hà Lan từ cường quốc hàng đầu thế giới xuống hàng thứ yếu, mở ra cơ hội vươn lên của nước Anh sau này.
– Khủng hoảng ngân hàng tín dụng ở nước Anh năm 1772, khiến Anh thiệt hại kinh tế trầm trọng, một trong những nguyên nhân khiến quốc gia này mất rất nhiều thuộc địa thời bấy giờ trong đó có 13 Bang thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ (Hoa Kỳ sau này). Cuộc khủng hoảng này cũng tạo cơ hội vươn lên của hai cường quốc kinh tế mới là Pháp và Phổ (Đức sau này)
– Cuộc đại khủng hoảng năm 1929 – 1933 bắt đầu từ sự sụp đổ tài chính phố Wall – Mỹ. Khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 được xem là cuộc khủng hoảng nặng nề nhất, để lại hậu quả ác liệt nhất. Nó ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống các nước TBCN thời bấy giờ là Anh, Pháp, Mỹ. Đức, … Khiến cho Hoa Kỳ dù vẫn là cường quốc số 1 nhưng nền kinh tế đã giảm thiểu rất nhiều. Đồng thời cũng là mầm mống của chủ nghĩa Phát xít và cuộc Chiến tranh thế giới thứ 2.
– Khủng hoảng dầu mỏ năm 1973 giữa Mỹ và thành viên các quốc gia OPEC. Cuộc khủng hoảng này để lại thiệt hại vô cùng nặng nề chỉ sau đại khủng hoảng năm 1929 – 1933, nó ảnh hưởng đến kinh tế của rất nhiều quốc gia trên thế giới đặc biệt là Mỹ và đồng minh của Mỹ. Cùng với đó, khủng hoảng dầu mỏ 1973 đã góp phần làm cho CNXH ở Liên Xô sụp đổ.
Những cuộc khủng hoảng kinh tế ảnh hưởng nghiệp trọng đến nền kinh tế thế giới
– Khủng hoảng kinh tế bắt đầu tại Thái Lan năm 1997 sau đó lan rộng ra các quốc gia Đông Á đặc biệt là các quốc gia Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam cũng là nạn nhân của cuộc khủng hoảng này. Cuộc khủng hoảng này ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống và kinh tế của các quốc gia khu vực Đông Nam Á và Đông Á.
– Khủng hoảng tài chính 2007 – 2008 trong lĩnh vực bất động sản bắt đầu tại Mỹ, gây suy thoái kinh tế nhiều nước và ảnh hưởng sâu sắc đến Việt Nam. Vì lẽ thời gian này, Việt Nam vừa gia nhập WTO năm 2007 tuy nhiên bằng những biện pháp tích cực Việt Nam đã vượt qua khủng hoảng khẳng định vị thế của mình trên thị trường thương mại quốc tế, kinh doanh quốc tế.
2. Làm nghề gì để “miễn dịch” với khủng hoảng kinh tế
Khủng hoảng kinh tế diễn ra ảnh hưởng đến tất cả mọi nền kinh tế, mọi lĩnh vực kinh doanh. Một trong những hậu quả đầu tiên dễ thấy nhất đó là thất nghiệp xảy ra liên miên. Chả cần chờ đến tuổi 35 mà chỉ cần một cơn khủng hoảng kinh tế bạn cũng có thể trở thành một người không có việc làm. Lúc ấy, cạnh tranh công việc lại càng trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Vậy làm nghề gì để dù khủng hoảng kinh tế diễn ra bạn vẫn có sống tốt, vấn “miễn dịch” thành công. Để tôi giới thiệu đến bạn nhé!
2.1. Việc làm ngành công nghệ thông tin
Công nghệ thông tin là ứng của viên hàng đầu trong những nghề miễn dịch với khủng hoảng kinh tế. Theo hãng tin CNBC đánh giá: “Bất kể suy thoái kinh tế có xảy ra hay không, nhìn chung những lập trình viên máy tính chịu rất ít tác động. Chỉ cần máy tính là tâm điểm trong đời sống công việc và sinh hoạt của mọi người thì đất dụng võ của Kỹ sư phần mềm vẫn còn, bất chấp tình hình kinh tế” – trích nguyên văn : “Regardless of the recession, computer programmers generally have little impact. As long as computers are the focal point in the work and daily life of people, the land of using software engineers remains, despite the economic situation.”
Việc làm trong ngành công nghệ thông tin đặc biệt là các kỹ sư phần mềm được xem là con át chủ bài khi khủng hoảng kinh tế diễn ra. Tiếp tục phát triển hệ thống phần mềm và công nghệ thông tin không chỉ giúp giảm thiểu tối đa thiệt hại của khủng hoảng kinh tế mà nó còn là nhân tố thúc đẩy và phục hồi nền kinh tế đó. Bởi vậy mà những công việc liên quan đến công nghệ thông tin đặc biệt là lập trình viên máy tính được xem là nghề nghiệp miễn dịch với khủng hoảng kinh tế.
Việc làm ngành công nghệ thông tin
Lựa chọn công nghệ thông tin sẽ là ngành học có tương lai phát triển ổn định trước mọi chiều hướng suy thoái hay tăng trưởng kinh tế. Đặc biệt khi cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra, vai trò của công nghệ thông tin ngày càng được đề cao thì cơ hội việc làm công nghệ thông tin, phần phềm ngày càng rộng mở hơn bao giờ hết.
Để hiểu hơn về cơ hội nghề nghiệp việc làm công nghệ thông tin hiện nay cũng như những dự báo định hướng phát triển trong tương lai bạn có thể tham khảo trên timviec365.vn – website tìm việc làm số 1 Việt Nam. Thông qua kênh tuyển dụng này bạn có thể chọn lựa bất kỳ công việc công nghệ thông tin này việc làm ngành nghề khác cho mình.
2.2. Nếu mệt mỏi quá thì về trồng rau nuôi gà …
Như đã nói ban đầu, những quốc gia càng giàu thì khủng hoảng kinh tế lại càng để lại nhiều hậu quả cao. Tương tự với từng cá nhân trong đất nước cũng vậy. Một trong những ngành kinh tế ít chịu ảnh hưởng nhất khi khủng hoảng kinh tế diễn ra đó chính là nông nghiệp. Tuy nhiên, hiện nay định hướng phát triển kinh tế cùng với quan điểm không còn đề cao nghề nông như trước mà nhiều người đã chạy theo xu hướng thời đại bỏ qua việc làm vốn đã và đang rất cần nhân lực chất lượng cao này. Nhất là khi nông nghiệp Việt Nam đang cơ giới hóa ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất và nuôi trồng.
Nếu mệt mỏi quá thì về trồng rau nuôi gà …
Vì vậy bạn có thể chọn trở thành kỹ sư nông nghiệp hoặc đơn giản là chăn nuôi gia súc gia cầm, nuôi trong nông nghiệp. Chọn sống một cuộc đời giản đơn, bần nông không bon chen với đời. Một cuộc sống xoay quanh đàn lợn con gà vườn rau ao cá, một cuộc sống tự sản xuất và tự tiêu thụ. Một cuộc sống đơn giản, nhàn hạ pha một chút tẻ nhạt. Nhưng quan trọng là bạn có chịu được không!
Khủng hoảng kinh tế là khái niệm rất quen thuộc, thông qua bài viết này hy vọng rằng bạn đã hiểu rõ khủng hoảng kinh tế là gì? Nguyên nhân và phân loại khủng hoảng kinh tế. Đặc biệt là những công việc nghề nghiệp miễn dịch với khủng hoảng kinh tế để bạn tham khảo, định hướng tương lai phát triển cho mình.
Chia sẻ: