Khủng hoảng kinh tế là gì? Các lý thuyết về khủng hoảng – MarketingTrips

Cùng tìm hiểu các lý thuyết xoay quanh thuật ngữ Khủng hoảng trong lĩnh vực kinh tế như: Khủng hoảng kinh tế là gì, khủng hoảng là gì, các nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng kinh tế và hơn thế nữa.

khủng hoảng kinh tế

Khủng hoảng kinh tế là gì? Cũng có phần tương tự như thuật ngữ Suy thoái kinh tế, Khủng hoảng kinh tế là khái niệm đề cập đến sự suy thoái hay sụt giảm của một nền kinh tế, đó là khi tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của một quốc gia hay lãnh thổ nào đó là âm, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, doanh số bán lẻ giảm và nhiều hệ quả đi kèm khác.

Các nội dung chính sẽ được MarketingTrips phân tích trong bài bao gồm:

  • Khủng hoảng kinh tế là gì?
  • Khủng hoảng là gì?
  • Suy thoái kinh tế là gì?
  • Thấu hiểu khái niệm Khủng khoảng kinh tế.
  • Một số lưu ý chính cần nắm với thuật ngữ Khủng khoảng kinh tế là gì?
  • Phân biệt Khủng hoảng và Suy thoái.
  • Một số nguyên nhân chính dẫn đến khủng hoảng kinh tế là gì?
  • Một số cuộc khủng hoảng kinh tế lớn toàn cầu.

Bên dưới là nội dung chi tiết.

Advertisement

Khủng hoảng kinh tế là gì?

Khủng hoảng kinh tế là khái niệm dùng để chỉ một sự suy thoái hay sụt giảm nghiêm trọng và kéo dài của một nền kinh tế.

Trong phạm vi kinh tế học, Khủng hoảng thường được định nghĩa là một cuộc suy thoái (Recession) mang ý nghĩa rất tiêu cực, kéo dài từ 3 năm trở lên, nó chính là nguyên nhân dẫn đến tổng sản phẩm quốc nội (GDP) liên tục giảm (giảm với tỷ lệ lớn, thường là trên 10%).

Trong một khoảng thời gian nhất định, khủng hoảng kinh tế xảy ra ít hơn so với Suy thoái kinh tế, và có xu hướng đi kèm với tỷ lệ thất nghiệp cao và lạm phát thấp.

Khủng hoảng là gì?

Theo từ điển Cambridge, thuật ngữ Khủng hoảng (Depression) có nhiều nghĩa khác nhau như Trầm cảm (một thuật ngữ mô tả một cảm xúc không hạnh phúc hay tiêu cực của con người), một bề mặt trũng hơn so với các phần còn lại, hay một số định nghĩa khác.

Tuy nhiên, trong bài viết này, Khủng hoảng sẽ được phân tích dưới góc nhìn kinh tế (vĩ mô).

Suy thoái kinh tế là gì?

Suy thoái kinh tế là khái niệm dùng để chỉ sự suy giảm của một nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định, thường là kéo dài hàng tháng hoặc hàng năm.

Các chuyên gia coi một nền kinh tế là suy thoái khi tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của một quốc gia hay lãnh thổ nào đó là âm, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, doanh số bán lẻ sụt giảm và nhiều điều kiện liên quan khác.

Theo Wikipedia, tuỳ thuộc vào từng quốc gia khác nhau, khái niệm Suy thoái có thể được hiểu theo những cách khác nhau.

Ví dụ, tại Mỹ, Suy thoái được định nghĩa là “sự suy giảm đáng kể trong hoạt động kinh tế trên toàn thị trường, kéo dài hơn một vài tháng, và thường là chứng kiến sự sụt giảm về GDP.”

Thấu hiểu khái niệm khủng hoảng kinh tế.

Khi nói đến khái niệm khủng hoảng kinh tế, người ta thường quan tâm đến các hệ quả hay những dấu hiệu nhận biết về một cuộc khủng hoảng kinh tế.

Nói cách khác, khủng hoảng kinh tế mang lại những hậu quả xấu là gì?

Trong thời kỳ khủng hoảng, khi niềm tin của người tiêu dùng và các khoản đầu tư bắt đầu giảm xuống khiến nền kinh tế dần trở nên tê liệt. Các dấu hiệu hay hậu quả đặc trưng của nó có thể bao gồm:

  • Tỷ lệ thất nghiệp gia tăng đáng kể.
  • Giảm hạn mức tín dụng khả dụng (Credit).
  • Giảm sản lượng và năng suất.
  • Tăng trưởng GDP liên tục âm.
  • Phá sản xảy ra ở nhiều ngành nghề và doanh nghiệp.
  • Nợ công (nợ chính phủ, nợ nhà nước) không trả được.
  • Giảm khả năng kinh doanh và thương mại toàn cầu.
  • Thị trường chứng khoán suy giảm.
  • Biến động giá tài sản cao và giá trị tiền tệ giảm.
  • Lạm phát (Inflation) thấp đến không, hoặc thậm chí là xảy ra trình trạng giảm phát (Deflation
  • Tỷ lệ tiền gửi tiết kiệm tăng cao.

Trong khi một số tổ chức cho rằng, Khủng hoảng kinh tế gắn liền với các đợt suy giảm kéo dài từ 3 năm, một số nhà kinh tế khác không đồng ý với mốc thời gian này.

Họ cho rằng khủng hoảng kinh tế nên chỉ bao gồm các dấu hiệu về suy giảm hay suy thoái, các đợt khủng hoảng này kéo dài cho đến thời điểm khi mà hầu hết các hoạt động kinh tế đã trở lại bình thường.

Một số lưu ý chính cần nắm với thuật ngữ khủng hoảng kinh tế là gì?

Dấu hiệu rõ nét nhất của Khủng hoảng kinh tế là sự suy thoái (downturn) mạnh mẽ trong hoạt động kinh tế cùng với sự sụt giảm mạnh trong tăng trưởng, việc làm và sản xuất.

Khủng hoảng thường được xác định là cuộc suy thoái kéo dài hơn 3 năm hoặc dẫn đến tỷ lệ giảm GDP hàng năm ít nhất là 10%.

So với thuật ngữ Suy thoái, Khủng hoảng mang nhiều ý nghĩa tiêu cực hơn và được lặp lại với tần suất thấp hơn nhiều, lấy ví dụ về Mỹ, nền kinh tế hàng đầu toàn cầu, trong khi lịch sử quốc gia này có khá nhiều cuộc Suy thoái, tuy nhiên, họ chỉ chứng kiến một cuộc khủng hoảng kinh tế lớn.

Phân biệt Khủng hoảng và Suy thoái.

Như đã phân tích ở trên, mặc dù đều là những thuật ngữ dùng để chỉ một sự sụt giảm, suy thoái về kinh tế, Khủng hoảng xảy ra với tần suất ít hơn, mức độ ảnh nghiêm trọng hơn và diễn ra trong một khoảng thời gian dài hơn so với Suy thoái.

Một số nguyên nhân chính dẫn đến khủng hoảng kinh tế là gì?

Một số nguyên nhân chính dẫn đến khủng hoảng kinh tế là gì?

Trong khi có nhiều yếu tố khác nhau có thể khiến nền kinh tế và sản xuất bị suy giảm nghiêm trọng và sau đó dẫn đến khủng hoảng. Trong trường hợp của cuộc Đại khủng hoảng kinh tế toàn cầu, chính sách tiền tệ là nguyên nhân chính.

Sau khi thị trường chứng khoán sụp đổ vào năm 1929, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tiếp tục tăng lãi suất, đồng thời bơm nhiều tiền vào nền kinh tế để khuyến khích chi tiêu.

Những hành động này sau đó đã gây ra tình trạng giảm phát lớn, giá cả giảm khoảng 10% mỗi năm và người tiêu dùng, vì biết rằng giá cả hàng hoá sẽ tiếp tục giảm, họ tỏ ra e dè và kiềm chế hơn đối với các hoạt động mua sắm.

Một số cuộc khủng hoảng kinh tế lớn toàn cầu.

Cuộc tổng khủng hoảng kinh tế năm 1640 –

The General Crisis of 1640.

Cuộc Đại khủng hoảng kinh tế (Great Depression) lớn nhất mọi thời đại xảy ra trong cuộc tổng khủng hoảng. Một tỉnh lớn của Trung Quốc bị phá sản và một số quốc gia ở Châu Âu xảy ra trình trạng nội chiến.

Đại khủng hoảng kinh tế năm 1837 – Great Depression of 1837.

Cuộc khủng hoảng này được thừa nhận là một cuộc Đại khủng hoảng tồi tệ hơn so với cuộc Đại khủng hoảng sau đó của những năm 1930.

Cuộc khủng hoảng kinh tế lớn này bắt đầu ở Mỹ do Cơn sốt vàng ở California (California Gold Rush) và khi Mỹ đã tăng mức dự trữ vàng lên đến 10 lần.

Cũng như hầu hết các cuộc khủng hoảng kinh tế lớn khác, cuộc khủng hoảng năm 1837 xảy ra sau một khoảng thời gian là 30 năm kể từ khi nền kinh tế Mỹ phát triển bùng nổ, chính là cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 2 diễn ra vào những năm 1850.

Cuộc hoảng loạn kinh tế năm 1837 – Panic of 1837.

Cuộc hoảng loạn kinh tế năm 1837 là một cuộc khủng hoảng tài chính của Mỹ, xảy ra do trình trạng đầu cơ bất động sản.

Bong bóng đầu cơ này vỡ vào ngày 10 tháng 5 năm 1837 tại thành phố New York, khi mọi ngân hàng ngừng thanh toán bằng tiền vàng và bạc.

Cuộc khủng hoảng kinh tế kéo dài – Long Depression.

Bắt đầu với việc áp dụng chế độ bản vị vàng ở Anh và Mỹ, Long Depression kéo dài từ những năm 1873 đến năm 1896 và ảnh hưởng rộng đến nhiều lĩnh vực khác nhau.

Nhiều người từng trải qua cuộc khủng hoảng này cho rằng nó còn tồi tệ hơn cả giai đoạn khủng hoảng ở những năm 1930.

Đại khủng hoảng – Great Depression.

Cuộc Đại khủng hoảng kinh tế diễn ra ở những năm 1930 đã làm ảnh hưởng đến hầu hết các nền kinh tế của các quốc gia trên thế giới.

Cuộc khủng hoảng bắt đầu với sự sụp đổ của Phố Wall (thị trường tài chính lớn nhất toàn cầu) năm 1929, và sau đó lan sang các nền kinh tế của nhiều quốc gia khác.

Từ năm 1929 đến năm 1933, tổng sản phẩm quốc nội (GNP) của Mỹ giảm 33% trong khi tỷ lệ thất nghiệp tăng lên 25%.

Kết luận.

Như đã phân tích ở trên, mặc dù Khủng hoảng kinh tế là khái niệm được sử dụng trong nền kinh tế vĩ mô và do đó ít khi là mối bận tâm trực tiếp của các cá nhân.

Với tư cách là những người làm kinh doanh hay marketing, bằng cách hiểu khủng hoảng kinh tế là gì, những hậu quả gắn liền với sự kiện này trong quá khứ, bạn có thể chuẩn bị nhiều hơn các chiến lược ứng phó cho doanh nghiệp (hoặc cá nhân) của mình trong tương lai và hơn thế nữa.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips

Advertisement