Khu kinh tế và đặc khu kinh tế là gì?

Những năm gần đây, “đặc khu kinh tế” như một cụm từ “hot”, và hầu hết ai cũng biết đặc khu kinh tế sẽ nằm ngoài biển nhưng ít ai biết đến khái niệm rõ ràng về cụm từ này. Sau đây Luật Hoàng Anh sẽ trình bày về khu kinh tế và đặc khu kinh tế để bạn đọc hiểu rõ hơn về hai khái niệm này.

1. Khu kinh tế

Theo Khoản 7 Điều 3 Luật đầu tư số 61/2020/QH14 ngày 17 tháng 6 năm 2020 quy định về khái niệm khu kinh tế như sau:

“Điều 3. Giải thích từ ngữ

17. Khu kinh tế là khu vực có ranh giới địa lý xác định, gồm nhiều khu chức năng, được thành lập để thực hiện các mục tiêu thu hút đầu tư, phát triển kinh tế – xã hội và bảo vệ quốc phòng, an ninh.”

Khu kinh tế bao gồm khu kinh tế ven biển và khu kinh tế cửa khẩu (sau đây gọi chung là Khu kinh tế, trừ trường hợp có quy định riêng đối với từng loại hình)

+ Khu kinh tế ven biển là khu kinh tế hình thành ở khu vực ven biển và địa bàn lân cận khu vực ven biển, được thành lập theo các điều kiện, trình tự và thủ tục quy định tại Nghị định này;

+ Khu kinh tế cửa khẩu là khu kinh tế hình thành ở khu vực biên giới đất liền và địa bàn lân cận khu vực biên giới đất liền có cửa khẩu quốc tế hoặc cửa khẩu chính và được thành lập theo các điều kiện, trình tự và thủ tục quy định tại Nghị định này.

2. Đặc khu kinh tế

Đặc khu, hay khu kinh tế đặc biệt (tiếng Anh: Special Economic Zones – SEZ) là một khu vực được luật kinh doanh và thương mại khác với phần còn lại của đất nước. Các SEZ nằm trong biên giới quốc gia và mục tiêu bao gồm tăng cán cân thương mại, việc làm, tăng đầu tư, tạo việc làm và quản trị hiệu quả.

Để khuyến khích các doanh nghiệp thành lập trong khu vực, các chính sách tài chính được đưa ra. Những chính sách này thường bao gồm đầu tư, thuế, giao dịch, hạn ngạch, hải quan và quy định lao động. Ngoài ra, các công ty có thể được cung cấp các ngày lễ thuế, khi thành lập chính họ trong một khu vực, họ được cấp một khoảng thời gian đánh thuế thấp hơn.

Định nghĩa của Đặc khu được xác định bởi từng quốc gia. Theo Ngân hàng Thế giới năm 2008, đặc khu kinh tế hiện đại thường bao gồm

“Khu vực giới hạn về mặt địa lý, thường được bảo đảm về mặt vật lý (có rào chắn); quản lý hoặc điều hành duy nhất; quản lý hoặc quản trị đơn lẻ; đủ điều kiện nhận trợ cấp dựa trên vị trí thực tế trong khu vực; khu vực hải quan riêng biệt (lợi ích miễn thuế) và các thủ tục hợp lý.”

Nói một cách đơn giản, mô hình đặc khu kinh tế được sử dụng để nói về các khu vực kinh tế mà tại đó, các công ty, doanh nghiệp được hưởng các chính sách miễn thuế hoặc bị đánh thuế nhẹ nhằm khuyến khích hoạt động kinh tế.

Lợi thế chính của các đặc khu kinh tế (SEZ) có thể được tóm tắt là thúc đẩy công nghiệp hóa và tăng trưởng kinh tế thông qua tăng trưởng bền vững. Bên cạnh đó, đặc khu kinh tế xuất hiện còn giúp giảm được chi phí xuất nhập khẩu, gia tăng tính cạnh tranh trên thị trường mục tiêu.

Mục tiêu của các đặc khu kinh tế bao gồm:

+ Tạo ra việc làm

+ Xúc tiến xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ

+ Phát triển cơ sở hạ tầng…

Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật đầu tư.

Luật Hoàng Anh