Khu dân cư là gì? Quy hoạch khu dân cư là gì?
Khu dân cư là gì? Theo khoản 1, Điều 3 Thông tư 23/2012/TT-BCA, khu dân cư là “nơi tập hợp người dân, hộ gia đình cư trú tập trung trong phạm vi một khu vực nhất định, bao gồm: thôn, xóm, làng, bản, ấp, buôn, phum, sóc, khóm, tổ dân phố và đơn vị dân cư tương đương”. Sau khi tìm hiểu khu dân cư là gì, bạn cần biết một số đặc điểm nhằm nhận biết khu vực này: một tập thể lâu đời hoặc đang trong quá trình quy hoạch, hình thành; có tên gọi, số người sinh sống, đặc điểm địa hình khác nhau;… Để phân chia ranh giới khu dân cư, người ta thường dựa vào những yếu tố sau: địa lý, đặc điểm chung về văn hóa, tín ngưỡng,…
Khái niệm khu dân cư
“Khu dân cư là gì?”, “Khu dân cư nghĩa là gì?” là những câu hỏi mà nhiều người thắc mắc. Khu dân cư là cụm từ dùng để chỉ một cộng đồng dân cư đang sinh sống trong một khu vực, diện tích đất nhất định. Khu vực này gồm các hộ gia đình đang sinh sống trong thôn, xóm, bản,… Khu dân cư đã xuất hiện từ lâu hoặc mới hình thành trong xã hội để phục vụ nhu cầu sống của con người. Mỗi khu dân cư sẽ có tên gọi, địa hình và số người sinh sống khác nhau. Việc sắp xếp, bố trí khu dân cư sẽ được thực hiện theo địa phương và mô hình thiết kế.
Theo khoản 1, Điều 3 Thông tư 23/2012/TT-BCA, khái niệm khu dân cư là “nơi tập hợp người dân, hộ gia đình cư trú tập trung trong phạm vi một khu vực nhất định, bao gồm: thôn, xóm, làng, bản, ấp, buôn, phum, sóc, khóm, tổ dân phố và đơn vị dân cư tương đương”.
Đặc điểm chung của khu dân cư là gì?
- Khu dân cư có thể là một tập thể tồn tại lâu đời hoặc đang trong quá trình quy hoạch, hình thành từ chính sách phát triển của chính quyền địa phương.
- Số người sinh sống trong khu dân cư thường không có quy định cụ thể. Có khu dân cư chỉ gồm vài chục hộ gia đình nhưng một số nơi có tổng số hộ gia đình lên tới vài trăm.
- Các hộ gia đình ở khu dân cư không có vị trí địa lý tách biệt mà thường đan xen trong thôn, xóm, bản hoặc khu phố.
- Mỗi khu dân cư có tên gọi, số người sinh sống, cơ cấu địa giới khác nhau. Các hộ gia đình có thể sở hữu Sổ đỏ riêng hoặc không. Đây là điều bạn cần lưu ý sau khi biết khái niệm “Khu dân cư là gì?”.
- Các căn nhà trong khu dân cư có thể tiến hành mua, bán, cho thuê, chuyển nhượng, tặng,…
- Các hộ dân ít có quan hệ huyết thống như một gia đình. Họ gắn bó với nhau thông qua quan hệ sản xuất, giao tiếp xã hội, sinh hoạt văn hóa,…
- Khu dân cư phải chịu sự chỉ đạo từ luật pháp và chủ trương của Đảng, Nhà nước và các cấp chính quyền địa phương.
Cách phân chia ranh giới của khu dân cư hiện nay
Như đã đề cập ở trên, khu dân cư không có quy định rõ ràng về ranh giới. Tuy nhiên, để phân biệt các khu dân cư với nhau, người ta thường dựa trên các yếu tố sau:
- Mỗi khu dân cư thường sẽ được phân tách dựa vào ranh giới tự nhiên như: núi đồi, sông, suối,… hoặc theo quy hoạch: hẻm, ngõ, trường học,…
- Cụm dân cư thường được phân chia theo các đơn vị hành chính sau: xã, phường, thị trấn,…
- Cụm dân cư có thể gồm những người trong cùng một ngành nghề, nét văn hóa, tín ngưỡng hoặc tôn giáo. Đây là điều bạn nên biết sau khi tìm hiểu “Khu dân cư là gì?”.
- Những công ty xây dựng tạo nên các khu chung cư và thu hút người dân đến ở cũng được xem là một hình thức phân chia cụm dân cư hiện nay.
Đất quy hoạch khu dân cư là gì?
Đất quy hoạch khu dân cư là đất nằm trong diện quy hoạch của cơ quan chức năng để xây dựng điểm dân cư mới. Việc quy hoạch và xây dựng điểm dân cư nhằm đáp ứng nhu cầu nhà ở cho các hộ gia đình.
Lợi ích của việc quy hoạch khu dân cư là gì?
Như đã đề cập ở trên, một trong những cách phân chia cụm dân cư là theo những chính sách quy hoạch từ chính quyền sở tại. Tuy nhiên, hệ thống quản lý hành chính của Nhà nước vẫn đóng vai trò quan trọng trong quy hoạch, xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị. Khi phân chia khu dân cư theo các cấp: xã, thị trấn, huyện,… việc quản lý sẽ trở nên dễ dàng hơn. Mặc dù vậy, quần thể cư dân luôn biến động nên công tác quản lý gặp một số khó khăn. Do đó, cụm dân cư cần được quy hoạch để nâng cao công tác quản lý, giúp chính quyền địa phương có thể giữ trật tự và trị an trong khu vực. Đây là điều bạn nên biết sau khi tìm hiểu khái niệm “Khu dân cư là gì?”.
Ai là người đại diện cho khu dân cư?
Mỗi khu dân cư thường cử người đại diện để kịp thời nắm bắt những chính sách, chủ trương cũng như cập nhật các vấn đề quan trọng từ chính quyền. Đồng thời, người đại diện cũng thay mặt dân cư, dựa trên ý kiến số đông để biểu quyết hoặc đưa ra các đề xuất phù hợp với chính sách, chủ trương hiện tại. Do đó, người đại diện thường được gọi là trưởng ấp hoặc trưởng khu dân cư.
Trưởng khu dân cư có quyền triệu tập và chủ trì những cuộc họp trong khu vực. Bên cạnh đó, trưởng khu dân cư có thể thực hiện một số trách nhiệm khác, chẳng hạn như ký hợp đồng xây dựng công trình do người dân trong khu vực đóng góp kinh phí đầu tư và đã được thông qua. Thêm vào đó, trưởng khu dân cư có thể phân công nhiệm vụ, trách nhiệm cho những người cấp dưới. Thông thường, nhiệm kỳ của trưởng khu dân cư kéo dài từ 2,5 đến 5 năm.
Lời kết
Qua bài viết trên, bạn đã biết khái niệm, đặc điểm, cách phân chia ranh giới và lợi ích của việc quy hoạch khu dân cư. Nếu có nhu cầu xây dựng khu dân cư, thi công hạ tầng kỹ thuật nhằm đáp ứng nhu cầu về chỗ ở cho người dân, bạn hãy liên hệ MỸ TOÀN CORP để được tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng.