Khu dân cư là gì? Đặc điểm & khái niệm liên quan 2023
Khu dân cư là một cụm từ được dùng thường xuyên trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu tường tận khái niệm này. Hãy cùng 101Home tìm hiểu ý nghĩa và đặc điểm của khu dân cư qua bài viết sau đây.
1
Khu Dân Cư Là Gì?
Khoản 1 Điều 3 Thông tư 23/2012/TT-BCA định nghĩa:
Khu dân cư là nơi tập hợp người dân, hộ gia đình cư trú tập trung trong phạm vi một khu vực nhất định, bao gồm thôn, xóm, làng, bản, ấp, buôn, phum, sóc, khóm, tổ dân phố và đơn vị dân cư tương đương.
2
Cách Phân Chia Ranh Giới Khu Dân Cư
Khu dân cư được phân chia ranh giới dựa theo nhiều yếu tố khác nhau như: điều kiện địa lý, đặc điểm văn hóa hoặc phân theo dự án. Thông thường mỗi khu dân cư sẽ không giới hạn cụ thể số hộ dân cũng như quy định về số người sinh sống mà thể hiện ở phạm vi địa lý từng nơi.
Cách phân chia ranh giới khu dân cư thường dựa trên các đặc điểm tự nhiên như núi, sông, suối, ngõ, hẻm… Tùy cách phân chia đơn vị hành chính của xã, phường, thị trấn từng khu vực để phân chia ranh giới khu dân cư.
Trong một khu vực, những người chung ngành nghề, có tôn giáo giống nhau, có cùng nét văn hóa thì cũng có thể được gọi là một khu dân cư.
Một số khu dân cư đặc biệt khác là các căn hộ chung cư trong cùng một dự án bất động sản của nhà đầu tư thì được gọi là khu dân cư riêng.
Xem thêm: Khu compound là gì?
3
Đặc Trưng Chủ Yếu Của Khu Dân Cư
Khu dân cư không phải là một cấp hành chính nếu xét theo phương diện tổ chức. Dù tồn tại ở hình thức, tên gọi hay quy mô địa lý nào thì khu dân cư cũng có 3 đặc trưng chủ yếu sau:
Mục Lục
Khu dân cư là một cấu trúc cộng đồng
Khu dân cư bao gồm một số hộ gia đình sống đan xen trong một khu vực địa giới hành chính nhất định. Các khu dân cư này có thể có từ lâu đời, cũng có thể là khu dân cư mới, đang trong quá trình hình thành và biến đổi.
Khu dân cư có thể có tên gọi là bản, làng, thôn, xóm, khu phố. Việc đặt tên cũng như chia cơ cấu địa giới và số lượng dân cư tùy thuộc vào cách bố trí và sắp xếp của từng địa phương.
Các hộ gia đình ở khu dân cư ít có quan hệ huyết thống
Các hộ dân sinh sống ở khu dân cư thường có quan hệ gắn bó về mặt lao động sản xuất và sinh hoạt văn hóa. Việc cư trú đòi hỏi họ có những liên hệ trong giao tiếp xã hội, ứng xử cộng đồng, trong tâm lý, tinh thần, thậm chí là về tư tưởng. Các hộ dân ở đây thường có ít có quan hệ huyết thống
Sống theo pháp luật, chịu sự quản lý của chính quyền
Các hộ dân sống ở khu dân cư phải chịu sự tác động, chi phối của chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước và của cả bộ máy chính quyền địa phương. Bên cạnh đó họ cũng chịu ảnh hưởng từ các phong tục tập quán nơi mình cư trú.
Xem thêm: Phong Thủy Villa – Biệt Thự.
4
Khái Niệm Liên Quan Đến Khu Dân Cư
Khi đã hiểu rõ khu dân cư là gì thì chúng ta cùng đi sâu tìm hiểu một số vấn đề liên quan mật thiết đến thuật ngữ này.
Đất quy hoạch khu dân cư
Đất quy hoạch khu dân cư là đất nằm trong diện quy hoạch của cơ quan chức năng để xây dựng điểm dân cư mới. Việc quy hoạch khu dân cư gắn liền với mục đích đẩy mạnh sự phát triển về kinh tế, chính trị, quốc phòng an ninh và cải thiện đời sống nhân dân. Bên cạnh đó việc quy hoạch rõ ràng cũng là một giải pháp để bảo vệ tài nguyên môi trường, tránh thiên tai, dịch bệnh.
Trưởng khu dân cư
Trưởng khu dân cư là các trưởng ấp, khu vực (thông tư tháng 9/2017- bộ Nội vụ). Họ có chức năng chủ trị hội nghị, cuộc họp tại khu dân cư.
Nhiệm kỳ của trưởng khu dân cư kéo dài 2.5 – 5 năm với các quyền hạn:
-
Đại diện pháp luật ký hợp đồng về các vấn đề xây dựng của người dân tại khu dân cư đã góp kinh phí và được thông qua.
-
Giải quyết công việc cho bộ phận cấp dưới.
Khu dân cư tự phát
Thực tế không có khái niệm chính xác về khu dân cư tự phát. Có thể tạm hiểu khu dân cư tự phát là nơi có 4 căn nhà trở lên, được xây dựng không phù hợp với kế hoạch sử dụng đất hay quy hoạch đô thị của địa phương.
Khu dân cư có từ 1 đến 4 căn nhà sẽ được xem là khu dân cư có nguy cơ tự phát.
Những nơi này vừa phá vỡ quy hoạch cũng như gây sức ép lên hạ tầng đô thị. Bất chấp điều đó thì ở nhiều tỉnh thành vẫn có hàng trăm khu dân cư tự phát mọc lên. Các khu dân cư này thường chia thành 4 dạng chính:
-
Đất đã tách thửa nhưng chưa xây dựng cơ sở hạ tầng.
-
Phù hợp kế hoạch sử dụng đất, tuy nhiên chưa có quy hoạch chi tiết.
-
Không phù hợp với quy hoạch xây dựng và mục đích sử dụng đất.
-
Là đất trồng cây lâu năm, chưa có quy hoạch xây dựng.
Chính quyền các nơi thường gặp rất nhiều khó khăn khi giải quyết các khu dân cư dạng tự phát. Vì vậy vấn đề này thường bị kéo dài, không dứt điểm được.
Xem thêm: Khu dân cư hiện hữu là gì?
Mong rằng bài viết đã đem lại đầy đủ kiến thức để giải đáp các thắc mắc của bạn về thuật ngữ khu dân cư và các đặc điểm liên quan. Để biết thêm nhiều thông tin về các chủ đề tương tự, theo dõi ngay 10home.vn!
5/5 – (1 bình chọn)