Khu chế xuất là gì? Doanh nghiệp chế xuất và các vấn đề liên quan
Mục lục
Ngành xuất nhập khẩu ngày càng mở rộng, kéo theo đó sự phát triển của của các Khu Chế Xuất, Doanh Nghiệp Chế Xuất tại Việt Nam. Hãy cùng Kizuna tìm hiểu khu chế xuất là gì và các vấn đề liên quan nhé!
Khu chế xuất là gì?
Theo Wikipedia: ”Khu chế xuất là khu công nghiệp đặc biệt chỉ dành cho việc sản xuất, chế biến những sản phẩm để xuất khẩu ra nước ngoài hoặc dành cho các loại doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ liên quan đến hoạt động xuất-nhập khẩu tại khu vực đó với các ưu đãi về các mức thuế xuất-nhập khẩu hay các ưu đãi về giá cả thuê mướn mặt bằng sản xuất, thuế thu nhập cũng như cắt giảm tối thiểu các thủ tục hành chính. Khu chế xuất có vị trí, ranh giới được xác định từ trước, có các cơ sở hạ tầng như điện, nước, đường giao thông nội khu sẵn có và không có dân cư sinh sống. Điều hành, quản lý hoạt động chung của khu chế xuất thường do một Ban quản lý khu chế xuất điều hành.”
Doanh nghiệp chế xuất là gì?
Doanh nghiệp chế xuất là doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng hóa tiêu dùng sử dụng trong mục đích xuất khẩu thị trường nước ngoài và phải nằm trong khu chế xuất. Các loại hàng hóa do doanh nghiệp đó sản xuất khẩu phải xuất khẩu 100% ra nước ngoài và phải khai báo với cơ quan Hải quan để trở thành doanh nghiệp chế xuất.
Doanh nghiệp chế xuất đóng vai trò then chốt trong việc phát triển của tất cả các quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới.
Vấn đề thuế suất đối với doanh nghiệp chế xuất
Doanh nghiệp chế xuất không thuộc đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng (GTGT) đối với hoạt động sản xuất để xuất khẩu nên không phải kê khai thuế GTGT với cơ quan thuế cho hoạt động này. Như vậy, có thể nói thuế GTGT đầu vào của doanh nghiệp chế xuất là 0%.
Đối với các trường hợp doanh nghiệp chế xuất thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa tại Việt Nam (gọi chung là hoạt động quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu) như:
– Doanh nghiệp chế xuất nhập khẩu hàng hóa nước ngoài về bán trong thị trường Việt Nam;
– Doanh nghiệp chế xuất mua hàng hóa từ Việt Nam để xuất khẩu ra nước ngoài;
– Doanh nghiệp chế xuất mua hàng hóa từ Việt Nam sau đó bán trong thị trường Việt Nam;
– Doanh nghiệp chế xuất mua hàng hóa từ các DN trong khu chế xuất, sau đó bán vào thị trường Việt Nam hoặc ngược lại, mua hàng hóa từ Việt Nam để bán cho các doanh nghiệp trong các khu chế xuất với nhau.
Đều phải đăng ký với Ban quản lý khu công nghiệp, Sở Kế Hoạch Đầu Tư để được thực hiện thêm các chức năng trên. Và khi đó, doanh nghiệp chế xuất phải đăng ký thuế với cơ quan thuế nội địa và thực hiện mở sổ kế toán hạch toán riêng doanh thu, chi phí liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa tại Việt Nam, không hạch toán chung vào hoạt động sản xuất, đồng thời phải bố trí khu vực riêng để lưu giữ hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu theo quyền nhập khẩu, quyền xuất khẩu. (Tham khảo thêm tại CV 4107/TCT-KK ngày 12/09/2017 về việc quản lý khai thuế đối với doanh nghiệp chế xuất).
Kizuna cho thuê nhà xưởng gần TPHCM, lập kế hoạch thuê xưởng ngay!