Khu Tái Định Cư Vĩnh Lộc B, Khu Dân Cư Vĩnh Lộc B: Điển Hình Của Sự Lãng Phí
Theo Trung tâm Phát triển quỹ đất TP.HCM (Sở Tài nguyên – môi trường TP.HCM), hiện chưa thể đưa 953 căn hộ tái định cư dôi dư ở khu dân cư Vĩnh Lộc B (xã Vĩnh Lộc B, H.Bình Chánh) ra bán đấu giá.
Bạn đang xem: Khu tái định cư vĩnh lộc b
Việc bán đấu giá 953 căn hộ tái định cư dôi dư ở khu dân cư Vĩnh Lộc B được UBND TP.HCM đồng ý chủ trương lần đầu tiên vào năm 2015. Cuối năm 2016, UBND TP.HCM giao cho Trung tâm Phát triển quỹ đất tổ chức tiếp nhận và đưa ra bán đấu giá căn hộ tái định cư dôi dư.
Con đường tạm mà người dân sử dụng để ra vào khu dân cư Vĩnh Lộc B
Căn hộ khu dân cư Vĩnh Lộc B chưa sử dụng đã xuống cấp
Theo quy hoạch của khu dân cư Vĩnh Lộc B, đường chính vào khu tái định cư là đường rộng 20m, nối từ đường Trần Văn Giàu vào đường số 5 của khu dân cư này. Tuy nhiên, đến nay đường này chưa được UBND H.Bình Chánh đầu tư xây dựng xong.
Đã có phương án đề xuất sử dụng đường Trần Hải Phụng – là một hướng ra khác của khu dân cư – làm cơ sở để định giá khởi điểm cho 953 căn hộ nói trên khi đưa ra đấu giá.
Tuy nhiên, đường Trần Hải Phụng hiện chỉ là con đường nhỏ rải sỏi, giá đất chỉ bằng khoảng 1/3 giá đất đường Trần Văn Giàu nên sẽ làm giảm giá trị của khối tài sản đưa ra đấu giá.
Bên cạnh đó, năm 2017 Trung tâm Phát triển quỹ đất có đề xuất đánh giá chất lượng còn lại của các căn hộ sau một thời gian chưa đưa vào sử dụng.
Tuy nhiên, Sở Xây dựng cho rằng các căn hộ tại khu tái định cư Vĩnh Lộc do chưa qua sử dụng, còn mới nên giá trị vật kiến trúc trên đất làm cơ sở để xác định giá khởi điểm là giá kiểm toán.
Tuy nhiên, qua khảo sát thực tế của Trung tâm Phát triển quỹ đất và các cơ quan chức năng vào tháng 9-2018 thì có nhiều căn hộ tại khu dân cư nói trên bị thấm nước, nứt tường, cửa bị mối ăn, các thiết bị nội thất xuống cấp.
Vì vậy, các đơn vị khảo sát đều thống nhất cần đánh giá chất lượng của các căn hộ còn lại để làm cơ sở thẩm định giá.
Khu dân cư Vĩnh Lộc B muốn bán phải chờ đường, đường chờ…bồi thường
Từ khi đưa khu dân cư Vĩnh Lộc B vào khai thác đến nay, phần lớn cư dân và các cơ quan chức năng đi, đến khu dân cư Vĩnh Lộc B phải qua một con đường tạm dẫn từ đường Trần Văn Giàu, băng ngang qua một dự án khác. Do là đường tạm nên không được xây dựng hoàn chỉnh, nắng bụi mưa lầy, đầy “ổ gà”.
UBND H.Bình Chánh cho biết dự án đường kết nối từ khu dân cư Vĩnh Lộc B ra đường Trần Văn Giàu đang bị vướng bồi thường. Con đường rộng 20m, dài 127m này ảnh hưởng đến nhà, đất của 8 hộ dân (5 hộ giải tỏa trắng).
Phương án bồi thường giải phóng mặt bằng của dự án đã được UBND H.Bình Chánh ban hành vào tháng 2-2018, nhưng đến nay chưa có hộ dân nào đồng ý di dời.
Ban bồi thường giải phóng mặt bằng H.Bình Chánh cho biết sắp tới sẽ tiếp tục vận động người dân di dời và dự kiến sẽ bàn giao đất trống cho đơn vị thi công vào tháng 6 tới.
Lãnh đạo UBND H.Bình Chánh cho biết: “Đến năm 2016, cơ quan chức năng của TP mới có chủ trương giao cho UBND H.Bình Chánh làm đường kết nối từ dự án khu tái định cư Vĩnh Lộc ra đường Trần Văn Giàu. Từ đó đến nay, UBND huyện đã làm các thủ tục nhanh nhất có thể để thực hiện dự án này”.
Điều lạ là dự án khu tái định cư Vĩnh Lộc đã được khởi công từ năm 2008, nhưng đến năm 2016 đường kết nối khu tái định cư này với đường Trần Văn Giàu mới có chủ trương thực hiện.
Theo Ban quản lý đầu tư xây dựng công trình nâng cấp đô thị TP (chủ đầu tư của dự án khu tái định cư Vĩnh Lộc), quy hoạch ban đầu có 3 đường chính kết nối dự án này với bên ngoài. Một là kết nối ra đường Kênh liên vùng (nay là đường Trần Hải Phụng) rồi ra đường Võ Văn Vân.
Hướng thứ 2 là kết nối ra đường Võ Văn Vân theo đường dọc kênh thủy lợi (một đường nhỏ song song với đường Trần Văn Giàu hiện tại). Hướng giao thông thứ 3 là làm đường 20m từ dự án ra đường Trần Văn Giàu – chính là con đường mà H.Bình Chánh đang đầu tư xây dựng hiện nay.
Nhưng hiện nay đường Trần Hải Phụng vẫn chỉ là con đường nhỏ rải đá gập ghềnh. Còn đường chạy dọc theo kênh thủy lợi thì chưa hoàn thành được do vướng một dự án khác. Và hướng kết nối thứ 3 còn vướng bồi thường như UBND H.Bình Chánh đã nói ở trên.
Trong khi đó, nếu kéo dài càng lâu thì những căn hộ dự định bán đấu giá sẽ càng xuống cấp, giá trị sẽ giảm.
Xem thêm: Can’T Take My Eyes Off You, Can’T Take My Eyes Off You
Đề nghị thẩm định chất lượng căn hộ
Trung tâm Phát triển quỹ đất TP.HCM cho biết sắp tới sẽ tiếp tục tham mưu để Sở Tài nguyên – môi trường xin ý kiến UBND TP và các cơ quan chức năng thẩm định chất lượng còn lại của các căn hộ đưa ra đấu giá.
Song song đó sẽ đôn đốc UBND H.Bình Chánh nhanh chóng hoàn thành đường chính vào khu tái định cư để việc xác định giá khởi điểm của các căn hộ bán đấu giá được sát với thực tế và phù hợp với quy hoạch.
Khu tái định cư 2.000 căn đìu hiu nhất Sài Gòn
Được đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng với gần 2.000 căn hộ, khu tái định cư Vĩnh Lộc B (TP HCM) đang bị bỏ trống, xuống cấp do quá xa trung tâm, không có nhiều người chuyển đến ở.
Khu tái định cư Vĩnh Lộc B (huyện Bình Chánh, TP HCM) do Ban quản lý Đầu tư xây dựng Công trình nâng cấp Đô thị TP làm chủ đầu tư. Đây là nơi bố trí cho các hộ dân bị giải tỏa thuộc chương trình nâng cấp đô thị và các dự án của TP với tổng vốn đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng.
Dự án có quy mô 30,9 ha, đã xây dựng 45 lốc chung cư, cao 5 tầng, tổng cộng 1.939 căn hộ, 529 nền đất, chính thức đưa vào sử dụng từ năm 2010. Đây được xem là khu chung cư có quy mô lớn ở TP HCM, nơi bố trí tái định cư cho các hộ dân bị giải tỏa ở các quận 1, 6, 8, 11, Bình Tân, Tân Phú, Tân Bình, Phú Nhuận, Bình Thạnh và huyện Bình Chánh.
Phần lớn các lô ở khu tái định cư này đều không có người ở, bị bỏ không nhiều năm nay. Khung cảnh hoang vắng, đìu hiu bao trùm lên cả 45 lô chung cư.
Những dãy nhà dài cao 5 tầng nhìn bề ngoài khá khang trang nhưng không có dấu hiệu của cư dân sinh sống.
Cửa lên xuống luôn trong tình trạng khóa chặt.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng khu tái định cư lâm vào cảnh vắng vẻ bởi vị trí nằm quá xa trung tâm thành phố, ảnh hưởng rất lớn đến việc làm của nhiều lao động, việc học hành của trẻ em.
Bên cạnh đó, hạ tầng không đáp ứng đủ yêu cầu sống của người dân. Các tuyến chính vào khu dân cư là đường tạm sỏi đá. Mùa mưa gây sình lầy, lúc nắng bụi bay mù mịt.
Toàn khuôn viên nhếch nhác, rác vương vãi, cỏ mọc um tùm. Các bãi cỏ, bồn hoa, khu vui chơi… không được chăm sóc, bị hư hại nhiều.
Tại nhiều lô chung cư xảy ra tình trạng sụt lún vỉa hè, tường ngoài bị nứt nẻ, tróc sơn, tường trong một số căn hộ bị thấm nước…
Nhiều lô nền móng bị nứt toác xung quanh. “Cơ quan quản lý cho hay việc này không ảnh hưởng đến kết cấu lô chung cư nhưng hàng ngày ra vào chứng kiến cảnh nứt toác như vậy ai mà chẳng nơm nớp lo sợ cho sự an toàn của mình”, một người dân sống tại lô B1.3 bức xúc.
Vừa đưa vào sử dụng vài năm nhưng tường ngoài nứt nẻ, tróc sơn. Đơn vị quản lý phải thuê thợ xử lý.
Tường bên trong các căn hộ cũng bị bong tróc sơn. Số khác bị rơi trần nhựa, dột…
Những lô không có người ở bị phủ bụi, bám đầy tay vịn cầu thang, mạng nhên giăng khắp. Các căn hộ trống cũng dày đặc bụi, cửa đang bắt đầu gỉ sét.
Hành lang các tầng, trước các căn phòng trống, gà đi lại tự do vì không có người.
Nhiều hộ dân vẫn có thói quen từ nơi ở cũ khi nuôi gà trong căn hộ, bồn trồng hoa. Những chiếc “cần câu cơm” trước đây của họ như xe hàng rong, xe bán đồ ăn cũng được mang tới để buôn bán tiếp.
Cư dân tại chung cư Vĩnh Lộc B hiện nay toàn bộ cư ngụ tại các dự án cải tạo bờ kênh Tân Hóa – Lò Gốm, dự án tiêu thoát nước và cải thiện ô nhiễm kênh Tham Lương – Bến Cát – Rạch Nước Lên. Họ chủ yếu là lao động nghèo. Khi chuyển tới khu tái định cư ở xa nơi sinh sống cũ, họ không xin được việc làm, không buôn bán được nên cuộc sống càng thêm khó khăn.
Vợ chồng bà Đặng Thị Lan và ông Lâm Ngọc Thành (ngụ lô B1.3) cho biết, trước đây ở phường 14, quận 8, người làm bốc vác trong chợ Bình Điền, người buôn bán ngày cũng kiếm được 300.00 – 400.000 đồng. “Tới đây ở, ông nhà phải đi làm xa, tôi cũng buôn bán nhưng ế quá phải bỏ đi làm mướn ngày chỉ được khoảng 100.000 đồng. Chi tiêu, đóng điện, nước coi như hết. Nhà thì rộng, thoải mái nhưng kinh tế bị eo hẹp rất nhiều, khổ nhiều lắm, chết đói khi nào không biết”, bà Lan than thở.
Ngồi ăn cơm trước hành lang chung cư, ông Lê Văn Chánh (63 tuổi, ngụ tầng 3, lô B1.3) cho hay, ở nơi cũ hai vợ chồng ông làm bông thuê. Có chút thu nhập nhưng khi về đây ông bà không có việc gì làm, đành phải “ăn bám” con cái.