Không phải Kỷ Hiểu Lam hay Lưu Dung, đây mới là đối thủ thật sự, đủ lực để chèn ép Hòa Thân suốt nhiều năm

Một khi nhắc đến Hòa Thân, mọi người sẽ nghĩ ngay đến Kỷ Hiểu Lam và Lưu Dung, vì giữa ba người họ đã có màn đấu trí vô cùng đặc sắc trên màn ảnh. Tuy nhiên trong lịch sử, đối thủ khiến Hòa Thân thật sự đau đầu lại là một nhân vật khác!

Hòa Thân là một đại tham quan nổi tiếng trong lịch sử nhà Thanh nói riêng và là một trong những tên quan “cực tham” trong lịch sử phong kiến Trung Quốc nói chung.

Sau 15 ngày kể từ khi hoàng đế Càn Long qua đời, Gia Khánh đã đích thân xử lý Hòa Thân, ép ông ta tự sát trong chốn tù ngục, đồng thời Gia Khánh cũng đã mở một cuộc điều tra, tịch thu toàn bộ gia sản của đại tham quan này.

Theo thống kê, ít nhất đã tịch thu được 800 triệu lượng bạc tại nhà của Hoà Thân, số vàng bạc châu báu còn lại không thể đếm xuể, nếu như làm một phép đối chiếu so sánh thì số tài sản của ông ta thậm chí còn tương đương với tổng thu nhập trong 15 năm của triều đình nhà Thanh thời bấy giờ!

Sau cuộc điều tra và tịch thu tài sản của Hòa Thân, trong dân gian đã xuất hiện một câu nói: “Hòa Thân sụp đổ, Gia Khánh ấm no” (ý muốn nói sự sụp đổ của Hòa Thân, số tài sản bị tịch thu của ông ta đã khiến cho Hoàng đế Gia Khánh được hưởng lợi rất nhiều).

HÒA THÂN – THAM QUAN CÓ ĐỦ MÁNH KHÓE KHIẾN CÀN LONG KHÔNG THỂ KHÔNG YÊU QUÝ

Hòa Thân có thể có được nhiều tiền tài chỉ trong thời gian mười mấy năm như vậy, ngoài tài năng và trí thông minh ra, thì sự sủng ái của Càn Long cũng là một nguyên nhân vô cùng quan trọng.

Hòa Thân đích thực là một tham quan, nhưng tài năng thật sự của ông ta thực sự không có gì để nghi ngờ. Nếu không, với vẻ ngoài tầm thường như vậy, dù Hòa Thân có tài ăn nói, nịnh nọt đến mức độ nào cũng không thể lọt được vào tầm mắt của Càn Long.

Không phải Kỷ Hiểu Lam hay Lưu Dung, đây mới là đối thủ thật sự, đủ lực để chèn ép Hòa Thân suốt nhiều năm - Ảnh 2.

Hình ảnh nhân vật Càn Long và Hòa Thân trên phim.

Thói nịnh hót tuy là một mánh khóe khá tầm thường và sáo rỗng, nhưng không thể phủ nhận, đại đa số những bậc đế vương, những kẻ có chức có quyền đều rất thích được người khác nịnh bợ. 

Đặc biệt là đối với một hoàng đế thích khoe khoang, khoa trương như Càn Long, lại trùng hợp gặp một “bậc thầy” trong việc nịnh hót như Hoà Thân, thật khéo là “thần thích nịnh, vua thích nghe”, hai người họ thật sự như “trời sinh một cặp”!

Và quan trọng nhất là, Càn Long cũng cần Hòa Thân giúp đỡ trong việc vơ vét của cải, bởi Càn Long vốn rất nổi tiếng là một hoàng đế thích du sơn ngoạn thủy, mà bất kể là đi du ngoạn hoặc làm bất cứ một việc gì khác thì đều cần đến kinh phí. 

Hòa Thân lại vốn có những thủ đoạn, mánh khóe cao tay trong việc vơ vét của cải, đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến Càn Long “cưng chiều” Hoà Thân.

KỶ HIỂU LAM HAY LƯU DUNG TRÊN THỰC TẾ CŨNG ĐÃ PHẢI “CHỊU THUA” HÒA THÂN

Hòa Thân ỷ vào sự yêu quý của Càn Long nên ra sức làm mưa làm gió ở trong triều, lộng hành và nắm giữ quền lực. 

Đại đa số những quan viên khác trong triều, bất kể họ ghét ông ta vì xuất phát từ lòng đố kị hay là từ phong cách làm việc, điểm chung giữa họ vẫn là một lòng muốn lật đổ Hòa Thân.

Thế nhưng, phần lớn các đại thần vì bị quyền lực trong tay của Hòa Thân chèn ép và hạn chế, nên dù trong lòng bất mãn cũng chỉ đành “mắt nhắm mắt mở” cho qua. 

Tuy nhiên, trong những tác phẩm điện ảnh truyền hình như “Bản lĩnh Kỷ Hiểu Lam” và “Tể tướng Lưu gù”, có thể thấy Hòa Thân bị Kỷ Hiểu Lam và Lưu Dung đàn áp trên mọi phương diện.

Không phải Kỷ Hiểu Lam hay Lưu Dung, đây mới là đối thủ thật sự, đủ lực để chèn ép Hòa Thân suốt nhiều năm - Ảnh 4.

Từ trái qua phải: Hòa Thân, Kỷ Hiểu Lam, Lưu Dung.

Mặc dù là tâm phúc thân cận của Càn Long, nhưng đối mặt với những hành động đàn áp quyết liệt của Kỷ Hiểu Lam và Lưu Dung, Hòa Thân cũng không còn có cách nào khác mà chỉ đành cam chịu.

Thế nhưng những pha đấu trí trên màn ảnh của Kỷ Hiểu Lam, Lưu Dung với Hòa Thân đều đã được các nhà làm phim cường điệu, thay đổi so với lịch sử. 

Vậy, màn đấu trí thật sự của họ trong lịch như sẽ như thế nào?

Xét về chức vị, cả Hòa Thân và Lưu Dung đều là Đại học sĩ, đều là quan nhất phẩm, có thể nói là ngang hàng. Nhưng Hòa Thân đã giữ đến chức vụ cao nhất trong Nội Các Đại học sĩ.

Ngoài ra ông còn giữ rất nhiều những chức vụ quan trọng khác như: Đại thần phụ trách quân cơ, Lại bộ thượng thư ( quản lý việc tuyển chọn, khảo hạch, và nhậm chức, miễn chức quan viên), Hộ bộ thượng thư (phụ trách các vấn đề tài chính của quốc gia), Hình bộ thượng thư (phụ trách tư pháp), Lý phiên viện thượng thư (Ủy ban dân tộc quốc gia ngày nay).

Và một số chức vụ khác: Tổng quản phủ Nội vụ, Hàn Lâm viện chưởng Viện học sĩ (đảm nhiệm trọng trách nghiên cứu, giảng dạy kinh truyện, phụ trách việc khoa cử, thị tùng văn học,và 1 số việc khác), Tổng biên soạn của tập “Tứ khố toàn thư”, Lĩnh thị vệ nội Đại thần (thống lĩnh cấm quân, bảo hộ Hoàng đế), Chỉ huy Bộ binh, và hàng chục những chức vụ quan trọng khác. Thực sự là đã vượt xa Lưu Dung.

Không phải Kỷ Hiểu Lam hay Lưu Dung, đây mới là đối thủ thật sự, đủ lực để chèn ép Hòa Thân suốt nhiều năm - Ảnh 6.

Kỷ Hiểu Lam và Hòa Thân trên phim.

Và về Lưu Dung, ông chẳng qua chỉ là một cố vấn văn học được Càn Long bồi dưỡng và giữ một vị trí “dự bị” trong mắt hoàng đế mà thôi. 

Tuy rằng Kỷ Hiểu Lam và Lưu Dung đều đối đầu rất gay gắt với Hòa Thân, nhưng Hòa Thân vẫn luôn có một “kim bài miễn tử” là sự sủng ái, che chở của Càn Long, vậy nên cuối cùng họ cũng không thể làm gì Hòa Thân, đành để ông ta tự tung tực tác, “tự sinh tự diệt” trong chốn quan trường đầy hiểm ác, không phải là họ cũng sẽ là người khác ra tay!

AI MỚI LÀ NGƯỜI ‘TRỊ” ĐƯỢC HÒA THÂN?

Vậy, ai mới là nhân vật thực sự “trị” được đại tham quan Hòa Thân?

Đến Kỷ Hiểu Lam và Lưu Dung cũng đành bỏ cuộc, vậy trong triều, ngoài Càn Long, thật sự sẽ không còn ai có thể làm khó được Hòa Thân hay sao? 

Hòa Thân thật sự có thể “vô pháp vô thiên” mãi như vậy? Chắc chắn là không phải như vậy!

Trong triều đình còn có một nhân vật lợi hại hơn Hòa Thân rất nhiều, lại một lòng muốn đẩy ông ta vào chỗ chết. 

Nếu như Hòa Thân không có sự che chở của Càn Long, nhân vật này rất có khả năng sẽ thành công lật đổ được tên đại tham quan mà bao người thù ghét.

Nhân vật này chính là một danh tướng có chiến công hiển hách tại thời Càn Long – A Quế. 

A Quế nắm trong tay binh quyền, công trạng lại lớn lao nên Càn Long rất coi trọng. Rất nhiều lần, vị tướng quân đã quát mắng Hòa Thân thẳng mặt trên triều, làm ông ta mất hết thể diện nhưng cũng không thể làm gì.

Không phải Kỷ Hiểu Lam hay Lưu Dung, đây mới là đối thủ thật sự, đủ lực để chèn ép Hòa Thân suốt nhiều năm - Ảnh 8.

Danh tướng A Quế đã nhiều lần đi đánh trận ở vô số những chiến trường, ông đã góp phần to lớn vào công cuộc thống nhất một quốc gia đa dân tộc của Đại Thanh. 

Vì những công lao to lớn đó, nên bốn lần liên tiếp, ông được vẽ chân dung và đặt trong Tử Quang Các (nơi Hoàng đế gặp gỡ các nước chư hầu và sứ thần nước ngoài và trưng bày các chân dung anh hùng).

Và trong bốn lần ấy, có hai lần chân dung của ông đã giành hạng nhất trong những cuộc thi. 

Có thể nói rằng, A Quế là một trong những số ít những trọng thần vừa có tài văn vừa có tài võ ở thời Càn Long.

A Quế cũng là một nhân vật đi đầu trong công cuộc đàn áp Hòa Thân, vua Càn Long cũng biết điều này. Và nếu thật sự để Càn Long chọn một trong hai trọng thần: A Quế và Hòa Thân, Hòa Thân nhất định sẽ bị cho “ra rìa”.

Thế nhưng, cũng thật may mắn cho đại tham quan Hòa Thân, tướng A Quế tuy một lòng muốn đàn áp ông ta, nhưng phần lớn thời gian ông lại phải chinh chiến trên chiến trường, do đó thường xuyên vắng mặt tại triều đình trong thời gian dài.

Không phải Kỷ Hiểu Lam hay Lưu Dung, đây mới là đối thủ thật sự, đủ lực để chèn ép Hòa Thân suốt nhiều năm - Ảnh 10.

Hình ảnh nhân vật A Quế trên phim.

Và đến khi A Quế trở lại triều đình, Hòa Thân đã thực sự trở thành một viên quan “quyền lực đầy mình”, quyền lực của ông ta thậm chí đã lấn át tất cả những người trong triều.

Tại thời điểm này, nếu A Quế vẫn một lòng muốn lật đổ Hòa Thân, ông sẽ vẫn có khả năng giành được phần thắng. Nhưng ông lại không làm vậy.

Vậy, tại sao A Quế lại quyết định buông bỏ ý định lật đổ Hòa Thân?

Có 2 nguyên nhân để giải thích cho quyết định này của A Quế. Một là, Càn Long đã rất lớn tuổi, sẽ chẳng thể bao bọc cho Hòa Thân mãi. 

Hai là, chính bản thân A Quế cũng phải đối mặt với tuổi già sức yếu, do đó cũng chỉ đành “mắt nhắm mắt mở” cho qua.

Khi thượng triều, A Quế luôn giữ một khoảng cách chừng mười mấy bước chân với Hòa Thân, cho dù là Hòa Thân chủ động tìm ông bàn chuyện chính sự, ông cũng chỉ đáp lại một cách miễn cưỡng lấy lệ.

Dù không đích thân lật đổ Hòa Thân, nhưng vị tướng này vẫn tin và thường nói rằng: Quả báo, ngày diệt thân của Hòa Thân đang đến rất gần rồi!