Không nộp phạt theo quyết định xử phạt vi phạm hành chính sẽ bị xử lý ra sao ?

Thưa luật sư : Vào 26/10/2015 em gây tai nạn giao thông và cũng giải quyết với bên kia rồi Nhưng em bị tạm giữ xe và giấy phép lái xe. Vì em nằm viện hết 1 tháng do chấn thương. Ngày 28/11/2015 cảnh sát giao thông có mời em ra giải quyết với 2 lỗi nồng độ cồn và thiếu quan sát và em cũng đã kí vào biên bản mà chưa đóng phạt. Em muốn hỏi luật sư nếu em không muốn đóng phạt mà bỏ phương tiện được không và sau này có bị truy cứu không ? Em xin cảm ơn!

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn pháp luật hành chính chuyên trang www.luatminhkhue.vn 

>> Luật sư tư vấn pháp luật hành chính trực tuyến, gọi: 1900.6162  

Trả lời:

Chào bạn, Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Cơ sở pháp lý:

– Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012

– Nghị định số 81/2013/NĐ-CP của Chính phủ : Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính

1. Thủ tục nộp tiền phạt và mức phạt chậm nộp tiền vi phạm hành chính:

Theo điều 2, VBHN 09/VBHN-VPQH, vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm (không xâm phạm các mối quan hệ mà luật hình sự bảo về, không được quy định trong bộ luật hình sự) và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.

– Thủ tục nộp tiền phạt khi bị xử phạt vi phạm hành chính được quy định tại Điều 78 Luật xử lý vi phạm hành chính như sau:

“Điều 78. Thủ tục nộp tiền phạt

1. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt, cá nhân, tổ chức bị xử phạt phải nộp tiền phạt tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt, trừ trường hợp đã nộp tiền phạt quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này. Nếu quá thời hạn nêu trên, thì sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt và cứ mỗi ngày chậm nộp phạt thì cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp.

2. Tại vùng sâu, vùng xa, biên giới, miền núi mà việc đi lại gặp khó khăn thì cá nhân, tổ chức bị xử phạt có thể nộp tiền phạt cho người có thẩm quyền xử phạt. Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm thu tiền phạt tại chỗ và nộp tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước trong thời hạn không quá 07 ngày, kể từ ngày thu tiền phạt.

Trường hợp xử phạt trên biển hoặc ngoài giờ hành chính, người có thẩm quyền xử phạt được thu tiền phạt trực tiếp và phải nộp tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày vào đến bờ hoặc ngày thu tiền phạt.

3. Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính bị phạt tiền phải nộp tiền phạt một lần, trừ trường hợp quy định tại Điều 79 của Luật này.

Mọi trường hợp thu tiền phạt, người thu tiền phạt có trách nhiệm giao chứng từ thu tiền phạt cho cá nhân, tổ chức nộp tiền phạt.

4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.”

– Hình thức, thủ tục thu, nộp tiền phạt được quy định hướng dẫn chi tiết tại Điều 10 Nghị định 81/2013/NĐ-CP như sau:

“Điều 10. Hình thức, thủ tục thu, nộp tiền phạt 

1. Cá nhân, tổ chức vi phạm thực hiện việc nộp tiền phạt theo một trong các hình thức sau: 

a) Nộp trực tiếp tại Kho bạc nhà nước hoặc ngân hàng thương mại nơi Kho bạc nhà nước ủy nhiệm thu tiền phạt được ghi trong quyết định xử phạt; 

b) Nộp trực tiếp hoặc chuyển khoản vào tài khoản của Kho bạc nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt; 

c) Nộp phạt trực tiếp cho người có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại Khoản 1 Điều 56, Khoản 2 Điều 78 Luật xử lý vi phạm hành chính hoặc nộp trực tiếp cho cảng vụ hoặc đại diện cảng vụ hàng không đối với trường hợp người bị xử phạt là hành khách quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam để thực hiện chuyến bay quốc tế xuất phát từ lãnh thổ Việt Nam; thành viên tổ bay làm nhiệm vụ trên chuyến bay quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam; thành viên tổ bay của hãng hàng không nước ngoài thực hiện chuyến bay quốc tế xuất phát từ lãnh thổ Việt Nam. 

2. Trong trường hợp quyết định xử phạt chỉ áp dụng hình thức phạt tiền mà cá nhân bị xử phạt không cư trú, tổ chức bị xử phạt không đóng trụ sở tại nơi xảy ra hành vi vi phạm thì theo đề nghị của cá nhân, tổ chức bị xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt quyết định nộp tiền phạt theo hình thức nộp phạt quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này và gửi quyết định xử phạt cho cá nhân, tổ chức vi phạm qua bưu điện bằng hình thức bảo đảm trong thời hạn 2 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định xử phạt. 

Cá nhân, tổ chức bị xử phạt nộp phạt vào tài khoản Kho bạc nhà nước ghi trong quyết định xử phạt trong thời hạn quy định tại Khoản 1 Điều 73 Luật xử lý vi phạm hành chính. 

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày tiền phạt được nộp vào tài khoản của Kho bạc nhà nước, thì người tạm giữ các giấy tờ để bảo đảm cho việc xử phạt theo quy định tại Khoản 6 Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính phải gửi trả lại cá nhân, tổ chức bị xử phạt các giấy tờ đã tạm giữ qua bưu điện bằng hình thức bảo đảm. Chi phí gửi quyết định xử phạt và chi phí gửi trả lại giấy tờ do cá nhân, tổ chức bị xử phạt chi trả. 

3. Trường hợp cá nhân đề nghị hoãn thi hành quyết định phạt tiền hoặc cá nhân, tổ chức đề nghị nộp tiền phạt nhiều lần theo quy định tại Điều 76 và Điều 79 Luật xử lý vi phạm hành chính, thì phải có đơn đề nghị gửi người đã ra quyết định xử phạt trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt. 

4. Trường hợp cá nhân đề nghị giảm, miễn phần còn lại hoặc toàn bộ tiền phạt theo quy định tại Điều 77 Luật xử lý vi phạm hành chính, thì phải có đơn đề nghị gửi người đã ra quyết định xử phạt trong thời hạn 10 ngày làm việc, trước khi hết thời hạn hoãn ghi trong quyết định hoãn thi hành quyết định xử phạt. 

5. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị nộp tiền phạt nhiều lần, thì người đã ra quyết định xử phạt phải có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho người đề nghị; trường hợp không đồng ý phải nêu rõ lý do. 

6. Trường hợp nộp chậm tiền phạt theo quy định tại Khoản 1 Điều 78 Luật xử lý vi phạm hành chính, thì cơ quan thu tiền phạt căn cứ vào quyết định xử phạt để tính và thu tiền chậm nộp phạt. 

7. Quyết định hoãn thi hành quyết định xử phạt; giảm, miễn phần còn lại hoặc toàn bộ tiền phạt; nộp tiền phạt nhiều lần phải bằng văn bản. 

Thời gian xem xét, quyết định giảm, miễn phần còn lại hoặc cho phép nộp tiền phạt nhiều lần không tính là thời gian chậm nộp tiền phạt. 

8. Bộ trưởng Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan hướng dẫn việc thu, nộp tiền phạt vi phạm hành chính quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.”

Như vậy, nếu quá thời hạn nêu trên mà bạn không nộp tiền phạt thì sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt và cứ mỗi ngày chậm nộp phạt thì cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp.

2. Không nộp phạt hành chính có sao không?

2.1 Hậu quả khi không nộp phạt hành chính:

Như định nghĩa ở mục 2, vi phạm hành chính là hành vi vi phạm quản lý nhà nước, do đó bạn sẽ phải chịu hậu quả bất lợi (xử phạt vi phạm hành chính). Nhà nước cho người vi phạm thời gian để người đó tự nguyện thực hiện (10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt trừ trường hợp nộp phạt trực tiếp cho người xử phạt). Hết thời hạn này các bạn sẽ bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt. Do đó sẽ không tồn tại trường hợp “trốn” nộp phạt vi phạm hành chính.

Như vậy, câu trả lời cho câu hỏi “Không nộp phạt vi phạm hành chính có sao không?” là có. Các bạn sẽ bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế và phải chịu thêm tiền chậm nộp phạt

2.2 Các biện pháp cưỡng chế:

  • Khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập
  • Khấu trừ tiền từ tài khoản
  • Kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt để bán đấu giá
  • Thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính do cá nhân, tổ chức khác đang giữ trong trường hợp cá nhân, tổ chức sau khi vi phạm cố tình tẩu tán tài sản
  • Buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả

3. Không nộp phạt vi phạm hành chính có bị giam giữ không?

Không nộp phạt vi phạm hành chính có bị giam giữ không? hay Không nộp phạt vi phạm hành chính có bị bắt không? là câu hỏi mà nhiều người quan tâm. Hoatieu.vn xin giải đáp thắc mắc này như sau:

“Giam giữ”, “Bắt” là các từ ngữ được dùng trong vấn đề hình sự. Do đó các bạn chỉ bị “giam giữ”, “Bắt” khi thực hiện các hành vi có dấu hiệu hình sự, tội phạm (xâm phạm các mối quan hệ mà luật hình sự bảo vệ: tính mạng, sức khỏe, tài sản… và được quy định trong bộ luật hình sự). Bộ luật hình sự 2015 không quy định tội danh “không nộp phạt vi phạm hành chính” và bản thân vi phạm hành chính là hành vi không có dấu hiệu tội phạm.

Nên, không nộp phạt vi phạm hành chính không bị giam giữ, các bạn sẽ phải chịu các biện pháp cưỡng chế và tiền chậm nộp phạt được nêu ra tại mục 3 bài này.

 

4. Nộp phạt vi phạm hành chính ở đâu?

Các bạn có thể chọn 1 trong các cách nộp phạt vi phạm hành chính sau:

  • Nộp online (đối với quy định xử phạt vi phạm giao thông) thông qua website Cổng dịch vụ Công quốc gia https://dichvucong.gov.vn/.
  • Nộp trực tiếp tại Kho bạc nhà nước hoặc ngân hàng thương mại nơi Kho bạc nhà nước ủy nhiệm thu tiền phạt được ghi trong quyết định xử phạt;
  • Nộp trực tiếp hoặc chuyển khoản vào tài khoản của Kho bạc nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt;
  • Nộp phạt trực tiếp cho người có thẩm quyền xử phạt (Đối với trường hợp tại vùng sâu, vùng xa, biên giới, miền núi mà việc đi lại gặp khó khăn và Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản)

 

Tham khảo bài viết liên quan:

Mất giấy nộp phạt vi phạm giao thông: Xử lý thế nào ?

Không nộp phạt vi phạm hành chính thì có bị giam giữ không ?

Nộp phạt tại chỗ vi phạm giao thông không được đưa biên lai ?

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Luật sư Tư vấn Pháp luật hành chính – Công ty luật Minh Khuê