Không còn nỗi lo con bị trớ khi mẹ bỉm sữa nắm rõ các mẹo chữa này

Hiện tượng thức ăn, sữa trào ngược dạ dày trở về miệng, mũi trẻ sơ sinh được gọi là tình trạng nôn trớ. Tình trạng này sẽ suy giảm khi con lớn dần khoảng 12 – 24 tháng. Nôn trớ ảnh hưởng đến sức khỏe, nguy hiểm hơn nếu không phát hiện sớm có thể ảnh hưởng đến tính mạng. Ngoài ra sẽ khiến trẻ giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ.

Hệ tiêu hóa của con còn chưa hoàn thiện, cơ thắt tâm vị yếu. Hơn nữa do một số mẹ bỉm sữa thường cho con bú nằm, dạ dày nằm ngang khiến sữa bị trào ngược lại miệng. Bé cũng có thể bị nôn trớ do tình trạng rối loạn tiêu hóa kéo dài, bé ho khóc. Hoặc cũng có thể do bé không quen với thức ăn mới, cảm giác khó chịu và muốn nôn, đó là phản ứng bình thường của cơ thể. Tuy nhiên cũng có thể do nguyên nhân bệnh lý như tắc ruột, viêm nhiễm đường tiêu hóa, hô hấp,… Triệu chứng của việc nôn trớ do bệnh lý đó là bụng bé căng tức, cảm giác bị chướng hơi, nôn và co giật, tệ hơn là tình trạng nôn trớ kèm máu. Khi phát hiện ra dấu hiệu trên cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế uy tín đề điều trị.

meo chua non tro hieu qua cho tre so sinh hinh anh 1

(Ảnh minh họa internet)

Khi bé bị nôn trớ cần đỡ bé ngồi dậy để tránh sữa, thức ăn chèn tắc khí quản khiến bé không thở được. Sau đó hãy làm sạch cho con từ miệng, họng và dùng xịt nước muối sinh lý rửa sạch mũi cho con. Dùng tay vỗ nhẹ lưng, âu yếm con để giảm bớt sự sợ hãi cho con. Pha nước ấm để lau người và thay quần áo mới cho con. Tình trạng nôn trớ đã ngừng thì nên cho bé ngủ, để con nhanh hồi phục. Không nên tự ý cho con uống bất kỳ một loại thuốc nào nếu không có sự chỉ định, kê đơn của bác sĩ.

meo chua non tro hieu qua cho tre so sinh hinh anh 2

Vuốt ve con khi con bị nôn trớ (Ảnh minh họa internet)

Ngoài ra cần phải nắm rõ các mẹo phòng tránh bé nôn trớ sau đây.

Cho trẻ ăn chậm rãi

Mẹ bỉm sữa cần bình tĩnh khi cho con ăn, phải thật điềm tĩnh để tránh tình trạng ăn nhanh sốc. Hạn chế tối đa sự ồn ào, các sự việc làm bé xao nhãng không tập trung ăn. Đặc biệt không nên để con quá đói mới cho ăn, vì vậy sẽ khiến con ăn nhanh, nuốt nhiều không khí gây chướng bụng.

Chọn núm vú vừa miệng cho bé bú bình

meo chua non tro hieu qua cho tre so sinh hinh anh 3

(Ảnh minh họa internet)

Chọn núm vú và bình vừa với bé, không quá to khiến sữa đổ vào miệng nhiều, không quá bé khiến bé nút khó, lại uống vào nhiều không khí khiến bé nhanh bỏ ăn.

Không mặc quần áo, tã lót quá chật cho con

Việc mặc quần áo hay tã lót quá chật sẽ gây áp lực vào dạ dày khiến con bị nôn. Hãy mặc quần áo rộng rãi, thoải mái nhất vừa tránh việc bị nôn trớ, vừa giúp con thoải mái lại bảo vệ được làn da của bé.

Không rung lắc hoặc cho con đi xe sau khi ăn

meo chua non tro hieu qua cho tre so sinh hinh anh 4

(Ảnh minh họa internet)

Không nên bế bé đong đưa hoặc làm các động tác rung lắc, cho bé đi xe ngay sau khi ăn. Sữa và thức ăn chưa ổn định tại dạ dày sẽ bị trào ngược trở lại miệng, mũi.

Kê gối cao khi ngủ

meo chua non tro hieu qua cho tre so sinh hinh anh 5

(Ảnh minh họa internet)

Khi bé ngủ hãy kê gối cao chút so với mặt nôi hoặc giường. Như vậy sẽ khiến thức ăn có độ dốc và xuôi xuống giúp bé tiêu hóa được dễ hơn./.