Khóc dạ đề là gì? Những điều ba mẹ cần biết

Khóc dạ đề là tình trạng quấy khóc thường gặp ở trẻ nhỏ. Vậy khóc dạ đề là gì? Cùng chuyên mục Góc chuyên gia của AVAKids đi tìm hiểu về hiện tượng này và những điều quan trọng mẹ cần phải biết nhé!

1Khóc dạ đề là gì?

Khóc dạ đề hay khóc dã tràng được định nghĩa là hiện tượng quấy khóc liên tục ở trẻ sơ sinh trong giai đoạn từ 2 đến 15 – 16 tuần tuổi vào chiều tối, tối và ban đêm. Đây được coi là biểu hiện bình thường ở trẻ mới sinh khỏe mạnh.

Dấu hiệu nhận biết trẻ khóc dạ đề đó là khóc kéo dài nhiều hơn ba giờ/ngày, khóc ba ngày hoặc nhiều hơn/tuần, khóc hơn ba tuần/tháng, khóc một cách tự nhiên, dữ dội ở một thời điểm nhất định trong ngày mà không có cách nào dỗ nín được.

Khóc dạ đề không chỉ gây ra nhiều ảnh hưởng tới sức khoẻ, sự phát triển của trẻ mà còn ảnh hưởng tới tâm lý, giấc ngủ, sức khoẻ của người trong gia đình do phải liên tục thức đêm và ngủ không đủ giấc trong một thời gian dài.

Khóc dạ đề là gì?

Khóc dạ đề ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý của bố mẹ

Có thể bạn quan tâm: Bé không ngừng khóc – những điều mẹ có thể làm cho con

2Nguyên nhân trẻ khóc dạ đề 

Trạng thái tâm lý của mẹ khi mang thai 

Trung bình cứ khoảng 3 trẻ được sinh ra sẽ có 1 trẻ bị chứng khóc dạ đề trong suốt 3 tháng đầu. Cho đến nay vẫn chưa có một nghiên cứu khoa học nào tìm ra nguyên nhân cũng như cách khắc phục triệt để hiện tượng này.

Rất nhiều giả thuyết cho rằng hiện tượng trẻ khóc dạ đề có thể do trạng thái tâm lý của mẹ khi mang thai gây nên. Điều này có nghĩa là nếu khi mang bầu, thai phụ luôn trong trạng thái bất an, lo lắng hoặc stress sẽ dễ ảnh hưởng tới tâm trạng, sức khỏe và thể chất của trẻ khi sinh ra.

Các kích thích quá mức 

Các kích kích quá mức từ môi trường ngoài như âm thanh, ánh sáng,… cũng được cho là nguyên nhân khiến trẻ bị chứng khóc dạ đề sau sinh. Do vậy, mẹ cần tạo cho con một môi trường mang đến cho bé cảm giác an toàn như khi trong bụng mẹ.

Thực tế, mỗi đứa trẻ đều có có một cơ chế bảo vệ đặc biệt mà khi mới chào đời các giác quan vẫn đang trong quá trình hoàn thiện, các kích thích quá mạnh sẽ vô tình tạo ra áp lực quá tải lên cơ thể bé. Khóc là một cách để bé giải tỏa căng thẳng cho đến lúc các giác quan có thể thích nghi được.

Hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện

Khi mới sinh trẻ có một cơ thể non nớt với các cơ quan vừa mới phát triển và đang trong quá trình hoàn thiện ví dụ như hệ tiêu hoá. Điều này dẫn đến việc tiêu hóa sữa cũng gây khó khăn với trẻ.

Do vậy, khi sữa mẹ chứa nhiều các chất dinh dưỡng, protein và nhiều loại chất kích thích, khiến đường ruột của bé không thể đáp ứng được, gây ra dư thừa từ đó dẫn tới tình trạng đầy bụng, chướng bụng, đau và quấy khóc. 

Trong trường hợp trẻ hay ợ, trẻ biếng ăn, không chịu bú sữa mẹ, quấy khóc và khó chịu khi bú hoặc sau bú thì có thể trẻ đang bị trào ngược dạ dày do sự co thắt của thực quản kém hiệu quả, mẹ cần chú ý để có những biện pháp xử lý kịp thời. 

Trẻ bị đau

Trẻ khóc dạ đề có thể do bị đau. Các nguyên nhân gây đau ở trẻ có thể là đau tai, đau bụng, loét miệng, dị ứng do tã lót,… Mẹ cần kiểm tra nhiệt độ da của bé, nếu da nóng hãy xem bé khóc có phải do đang bị bệnh như sốt, bệnh tiêu chảy, nôn ói hay không nhé.

Trong một số trường hợp, trẻ khóc dạ đề do bị đau và mệt do người xung quanh vô tình có những tác động mạnh khi vui đùa. Hay cũng có thể do tã bị ướt, chật, trẻ bị dị ứng thức ăn qua sữa mẹ, mẹ hút thuốc lá hoặc bé bị đói, ngủ chưa đủ giấc.

Lý do trẻ khóc dạ đề là gì?

Trẻ khóc dạ đề có thể do bị đau

Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn ba mẹ cách chăm sóc trẻ bị đau bụng từng cơn

3Phương pháp điều trị trẻ khóc dạ đề

Động viên cha mẹ

Khóc dạ đề không chỉ ảnh hưởng tới sức khoẻ của bé mà còn làm ảnh hưởng rất lớn tới sức khoẻ của bố mẹ. Thông thường, các bố mẹ có con mắc chứng khóc dạ đề quá mức và liên tục thường dễ rơi vào tình trạng kiệt sức, chán nản, tức giận, cảm giác có lỗi, trầm cảm sau sinh.

Do vậy, những người xung quanh nên động viên bố mẹ, hãy để bố mẹ hiểu rằng đây là hiện tượng rất bình thường ở một đứa trẻ khỏe mạnh, không có nghĩa bố mẹ làm không tốt bổn phận của mình.

Hãy nghỉ ngơi

Trong khoảng thời gian trẻ dừng quấy khóc, bố mẹ có thể tranh thủ nghỉ ngơi, lấy lại sức. Bố mẹ có thể đặt bé nằm ngửa trong một chiếc nôi em bé có che chắn xung quanh để tránh làm rơi trẻ hoặc có thể nhờ tới sự trợ giúp của người thân trong gia đình nếu họ có thể đến trông bé.

Bài viết liên quan: Bí quyết giúp trẻ mới biết đi ngủ ngon và sâu giấc hơn

Không rung lắc trẻ

Khi trẻ quấy khóc nhiều bố mẹ thường có thói quen rung lắc trẻ mà không hề biết rằng điều này chỉ khiến tình trạng khóc dạ đề thêm nghiêm trọng hơn. Hơn thế nữa, việc rung lắc sẽ làm cho đầu trẻ di chuyển ra trước, ra sau đột ngột dẫn đến tổn thương não, thậm chí là tử vong.

Hãy thử thay đổi chế độ ăn

Dụng cụ ăn và cách ăn cũng liên quan mật thiết đến việc khóc dạ đề ở trẻ, ví dụ như việc sử dụng các loại bình sữa được thiết kế để làm giảm lượng khí nuốt vào hay việc cho bé bú trong tư thế thẳng và cho trẻ ợ hơi thường xuyên có thể làm giảm nguy cơ đau bụng và trào ngược ở trẻ.

Với những trẻ đang trong giai đoạn bú bình có phản ứng quá nhạy cảm với thành phần đạm trong sữa bò nên thường xuyên quấy khóc bố mẹ cần xin ý kiến của các bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng uy tín để cho bé chuyển sang sử dụng các loại sữa hạt hoặc sữa thuỷ phân đạm.

Sau khi đổi sữa bố mẹ nên quan sát biểu hiện của trẻ, quay lại sữa cũ nếu tình trạng khóc vẫn không được cải thiện.

Với những bé bú sữa mẹ, mẹ bầu cần thay đổi chế độ ăn với thực phẩm ít gây dị ứng như sữa, trứng, các loại hạt và lúa mì để xem hiện tượng quấy khóc có được cải thiện hay không. Tốt nhất nên thử ngừng ăn nhóm thức ăn này trong khoảng một tuần để chắc chắn kết quả. 

Nếu tình trạng vẫn không được cải thiện thì mẹ có thể xem xét chuyển qua ngừng ăn nhóm thức ăn khác, tuyệt đối không bỏ sữa mẹ để cho bé chuyển qua sữa công thức. Phương pháp này thường rất hiệu quả với những trẻ được di truyền từ mẹ bị hen phế quản, chàm, viêm mũi dị ứng,…

Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn cách cho trẻ bú bình đúng chuẩn và hiệu quả

Địu con

Trẻ sơ sinh thường có xu hướng thích được mẹ ôm ấp, vỗ về. Dù không hiệu quả ở hết tất cả mọi trường hợp, nhưng khi trẻ khóc dạ đề mẹ nên thử giữ con trên tay hay trước ngực bằng địu em bé kèm theo những động tác xoa bóp toàn thân bé, hát ru hoặc cho bé nghe những giai điệu nhẹ nhàng để kiểm chứng hiệu quả xem sao nhé.

Phương pháp điều trị trẻ khóc dạ đề

Mẹ hãy ôm ấp và vỗ về con

Thay đổi môi trường

Bên cạnh đó, mẹ cũng có thể áp dụng phương pháp thay đổi môi trường cho trẻ như cho ngậm ti giả lên xe và lái đi vòng vòng, cho trẻ bơi, tắm nước ấm, đặt trẻ nằm gần một chiếc máy phát ra tiếng động nhẹ nhàng,… Tuyệt đối không để bé tiếp xúc với khói thuốc lá và những nơi có tiếng ồn quá lớn.

Dùng men vi sinh

Rất nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng một số chủng vi khuẩn đặc biệt như lactobacillus reuteri đã cho thấy hiệu quả với trẻ trong giai đoạn khóc dạ đề. Tuy nhiên, để sử dụng men vi sinh cho trẻ sơ sinh, mẹ cần tham khảo thêm ý kiến của các chuyên gia, bởi nó tiềm ẩn nhiều nguy cơ không tốt cho bé.

Các phương thuốc thảo dược

Mẹ có thể cân nhắc sử dụng một số thảo dược hữu ích như hoa cúc, hạt thì là và tinh dầu giúp giảm hiện tượng co thắt và được sử dụng rộng rãi với trẻ khóc dạ đề. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng không khuyến khích áp dụng những phương pháp chưa được kiểm chứng khoa học.

Massage

Mặc dù vẫn chưa có nghiên cứu cụ thể nào chỉ ra được việc massage giúp giảm tình trạng khóc dạ đề ở trẻ trong 3 tháng đầu. Tuy nhiên, một điều chắc chắn đó là việc massage truyền hơi ấm từ mẹ sang bé giúp con cảm thấy an toàn, thoải mái, lưu thông tuần hoàn máu, tiêu hoá và tăng cân tốt hơn.

Khóc dạ đề là hiện tượng rất bình thường ở một đứa trẻ khoẻ mạnh, do vậy mẹ không cần quá lo lắng. Trên đây là những thông tin về khóc dạ đề là gì mà AVAKids muốn chia sẻ đến các mẹ. Mọi thông tin chỉ mang tính tham khảo. Để có được những hướng dẫn cụ thể, mẹ cần tìm đến các cơ sở y tế uy tín.

Ngọc Hà tổng hợp từ sách “Chào con! Ba mẹ đã sẵn sàng” viết bởi bác sĩ Trần Thị Huyên Thảo

[source click=”1″] [nguon]Infantile Colic: Recognition and Treatment;Johnson J.D, Cocker K, Chang American Family Physician;92(7):577-582;2015[/nguon] [nguon]Unsettled or Crying baby (Colic); Clinical Practice Guidelines;The Royal Children’s Hospital;Melbourne;Australia[/nguon] [/source]