Khóa luận: Pháp luật về thanh tra chuyên ngành văn hóa

Đánh giá post

Chia sẻ chuyên mục Đề Tài Khóa luận: Pháp luật về thanh tra chuyên ngành văn hóa hay nhất năm 2022 cho các bạn học viên ngành đang làm khóa luận tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm khóa luận thì với đề tài Khóa luận: Pháp luật về thanh tra chuyên ngành văn hóa và thể thao từ thực tiễn tại thành phố Hải Phòng dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Thanh tra chuyên ngành văn hóa và thể thao thuộc hệ thống thanh tra nhà nước; là cơ quan tham mưu của cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp về văn hóa và thể thao; giúp thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp thực hiện chức năng thanh tra, kiểm tra ở các lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của ngành Văn hóa và Thể thao.

Hoạt động của các cơ quan thanh tra chuyên ngành văn hóa và thể thao nhằm phát hiện những sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền biện pháp khắc phục, hoàn thiện; hướng dẫn, tuyên truyền các chủ thể tham gia hoạt động trong các lĩnh vực thuộc ngành Văn hóa và Thể thao quản lý, thực hiện đúng quy định của pháp luật; phát hiện và xử lý những hành vi vi phạm pháp luật góp phần phòng ngừa sai phạm, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước ngành Văn hóa và Thể thao, bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, công dân.

Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, thế giới và trong nước có nhiều thay đổi như hiện nay, hoạt động thanh tra chuyên ngành văn hóa và thể thao nói chung, thanh tra chuyên ngành văn hóa và thể thao thành phố Hải Phòng nói riêng đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận nhưng vẫn còn nhiều hạn chế. Hoạt động thanh tra chưa phủ kín các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của ngành. Cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra còn thiếu và lạc hậu chưa đáp ứng được nhu cầu nhiệm vụ. Chế tài xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao đã có nhưng chưa đủ mạnh, mức xử phạt còn nhẹ, chưa đủ sức răn đe, giáo dục phòng ngừa chung cho xã hội. Trong khi đó phương thức, hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực văn hóa và thể thao ngày càng tinh vi. Khóa luận: Pháp luật về thanh tra chuyên ngành văn hóa.

Thực trạng trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân khách quan, chủ quan khác nhau, trong đó nguyên nhân quan trọng là do hoạt động quản lý nhà nước về văn hóa và thể thao còn nhiều bất cập, đặc biệt là công tác thực hiện pháp luật về thanh tra chuyên ngành văn hóa và thể thao còn những hạn chế nhất định cùng với những tồn tại của hệ thống pháp luật nói chung, trong đó có pháp luật về thanh tra chuyên ngành văn hóa và thể thao.

Vì vậy, để góp phần khắc phục những bất cập nêu trên, tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về văn hóa và thể thao đòi hỏi phải làm rõ cơ sở lý luận, đánh giá tình hình thực tiễn, từ đó đề xuất những giải pháp hoàn thiện và bảo đảm thực hiện pháp luật về thanh tra chuyên ngành văn hóa và thể thao tại các địa phương trên cả nước ngày càng đáp ứng tốt hơn yêu cầu nhiệm vụ trong điều kiện tình hình mới. Đó cũng là lý do em chọn đề tài: “Pháp luật về thanh tra chuyên ngành văn hóa và thể thao từ thực tiễn tại thành phố Hải Phòng” làm đề tài nghiên cứu của mình.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ

===>>> Dịch Vụ Viết Khóa Luận Ngành Luật

2. Tình hình nghiên cứu

Xuất phát từ vị trí, vai trò của công tác thanh tra đối với hoạt động quản lý nhà nước, ở nước ta trong nhiều năm qua, vấn đề pháp luật về thanh tra nói chung, thanh tra chuyên ngành nói riêng đã được đề cập tại nhiều đặc san, sách chuyên ngành, công trình, bài viết nghiên cứu. Tuy nhiên, vấn đề nghiên cứu pháp luật về thanh tra chuyên ngành văn hóa và thể thao nhìn chung còn mới mẻ.

Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu khoa học, luận văn, bài viết nghiên cứu pháp luật về thanh tra, thanh tra chuyên ngành như:

  • Đề tài cấp bộ: Các nguyên tắc trong hoạt động thanh tra – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nguyễn Thái Hồng, Thanh tra Chính phủ – Hà Nội, 2011.
  • Đề tài cấp bộ: Tổ chức và hoạt động thanh tra chuyên ngành – Những vấn đề lý luận và thực tiễn, TS Nguyễn Tuấn Khanh, Viện Khoa học Thanh tra, Thanh tra Chính phủ, Hà Nội – 2014.
  • Luận văn thạc sĩ luật: Tổ chức và hoạt động của cơ quan thanh tra chuyên ngành ở nước ta trong giai đoạn hiện nay, Nguyễn Thị Thục, Hà Nội – 2012.
  • Luận văn thạc sĩ luật: Hoạt động thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực quản lý nhà nước về môi trường của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, Lê Thị Thu Hiền, Hà Nội – 2015.
  • Luận văn thạc sĩ luật: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn trong tổ chức và hoạt động của thanh tra ở Việt Nam, Lê Thị Thu Oanh, Hà Nội – 2004.
  • Luận văn Thạc sỹ Quản lý công: Tổ chức và hoạt động của Thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Nguyễn Đức Giang, Hà Nội – 2017. Khóa luận: Pháp luật về thanh tra chuyên ngành văn hóa.
  • Bài viết: Một số khó khăn, vướng mắc trong thực hiện pháp luật về thanh tra chuyên ngành, Ths. Hồ Thị Thu An, Vụ Pháp chế Thanh tra Chính phủ, đăng tại www.giri.ac ngày 08/9/2015.
  • Bài viết: Hoàn thiện pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả trưng tập, quản lý và sử dụng cộng tác viên thanh tra trong hoạt động thanh tra, Ths. Tạ Thu Thủy, Viện khoa học Thanh tra, đăng tại www.giri.ac ngày 23/6/2015.
  • Bài viết: Vai trò của các cơ quan Thanh tra nhà nước trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

    , Ths. Nguyễn Huy Hoàng, Trường Cán bộ Thanh tra, đăng tại www.giri.ac ngày 30/9/2014.

  • Bài viết: Định hướng xây dựng chiến lược phát triển ngành Thanh tra đến năm 2020, tầm nhìn 2030, TS. Nguyễn Quốc Hiệp, Viện Khoa học thanh tra, đăng tại www.giri.ac ngày 30/9/2014.

Các công trình, luận văn, bài viết trên đã tập trung nghiên cứu, làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn, đồng thời đưa ra những giải pháp nhằm tăng cường tính hiệu lực, hiệu quả trong công tác thanh tra, thanh tra chuyên ngành. Tuy nhiên, đối với những vấn đề xung quanh việc hoàn thiện và bảo đảm thực hiện pháp luật về thanh tra chuyên ngành văn hóa và thể thao lại chưa được tập trung nghiên cứu cụ thể và toàn diện. Vì vậy, em lựa chọn đề tài “Pháp luật về thanh tra chuyên ngành văn hóa và thể thao từ thực tiễn tại thành phố Hải Phòng” để trên cơ sở kế thừa những kết quả của các công trình nghiên cứu pháp luật thanh tra, thanh tra chuyên ngành, tập trung nghiên cứu pháp luật về thanh tra chuyên ngành văn hóa và thể thao từ thực tiễn thành phố Hải Phòng.

3. Mục đích nghiên cứu Khóa luận: Pháp luật về thanh tra chuyên ngành văn hóa.

Nghiên cứu cơ sở lý luận pháp luật về thanh tra chuyên ngành văn hóa và thể thao; tình hình thực tiễn thực hiện pháp luật về thanh tra chuyên ngành văn hóa và thể thao nói chung và tại thành phố Hải Phòng nói riêng. Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện và bảo đảm thực hiện pháp luật về thanh tra chuyên ngành văn hóa và thể thao trên địa bàn thành phố Hải Phòng.

4. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu

 4.1 Đối tượng nghiên cứu

  • Pháp luật về thanh tra chuyên ngành văn hóa và thể thao từ thực tiễn tại thành phố Hải Phòng.

 4,2 Phạm vi nghiên cứu

  • Không gian nghiên cứu: thành phố Hải Phòng.
  • Thời gian nghiên cứu: Từ năm 2018 đến năm 2020.

 5. Phương pháp nghiên cứu

  • Phương pháp thống kê.
  • Phương pháp so sánh.
  • Phương pháp phân tích.
  • Phương pháp tổng hợp.

6. Kết cấu của khóa luận

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, khóa luận gồm 03 chương:

  • Chương 1. Những vấn đề lý luận của pháp luật về thanh tra chuyên ngành văn hóa và thể thao.
  • Chương 2. Thực trạng pháp luật về thanh tra chuyên ngành văn hóa và thể thao tại thành phố Hải Phòng.
  • Chương 3. Giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật về thanh tra chuyên ngành văn hóa và thể thao.

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA PHÁP LUẬT VỀ THANH TRA CHUYÊN NGÀNH VĂN HÓA VÀ THỂ THAO

1.1. Khái quát về thanh tra

1.1.1. Khái niệm Thanh tra

Thuật ngữ Thanh tra xuất phát từ gốc tiếng La tinh là “inspectorate”, có nghĩa là “nhìn vào bên trong”, chỉ sự kiểm tra, xem xét từ bên ngoài của chủ thể có thẩm quyền đối với hoạt động của đối tượng nhất định. Theo thuật ngữ này, hoạt động thanh tra chỉ giới hạn trong hoạt động kiểm tra, xem xét, chưa bao gồm vai trò xử lý của chủ thể thanh tra đối với đối tượng thanh tra, các cá nhân, tổ chức sau khi kiểm tra, xem xét. Khóa luận: Pháp luật về thanh tra chuyên ngành văn hóa.

Tiếp đó, thuật ngữ Thanh tra tiếp tục được giải thích tại các Từ điển Pháp luật của nhiều quốc gia trên thế giới. Theo Từ điển Luật học Đức, thanh tra được hiểu là sự tác động của chủ thể đến đối tượng đã và đang thực hiện thẩm quyền được giao nhằm đạt được mục đích nhất định – sự tác động có tính trực thuộc. Theo giải thích của Từ điển Luật học Đức, hoạt động thanh tra được hiểu với nghĩa rộng về mặt nội dung hoạt động. Bất kể sự tác động nào của chủ thể thanh tra đến đối tượng thanh tra trực thuộc đã và đang thực hiện thẩm quyền được giao để hướng đến một mục đích nhất định đều được hiểu là hoạt động thanh tra. Tuy nhiên, theo nghĩa này, hoạt động thanh tra chỉ được giới hạn giữa chủ thể thanh tra và đối tượng thanh tra trực thuộc, chưa bao gồm đối tượng thanh tra là cơ quan, tổ chức, cá nhân không trực thuộc. Chẳng hạn như hoạt động thanh tra chuyên ngành hiện nay của các cơ quan quản lý ngành đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân không trực thuộc về tổ chức trong việc chấp hành quy định của pháp luật chuyên ngành,…

Theo Từ điển Tiếng Việt, thanh tra được hiểu là kiểm soát, xem xét tại chỗ việc làm của địa phương, cơ quan, xí nghiệp. Theo quan niệm này, thanh tra bao hàm kiểm soát – hoạt động xem xét và phát hiện, ngăn chặn những gì trái với quy định.Tùy thuộc vào chế độ chính trị, cấu trúc Nhà nước và các đặc điểm riêng của quốc gia, dân tộc mà các quốc gia trên thế giới thiết lập cơ quan thực hiện chức năng thanh tra theo những cách khác nhau. Có quốc gia sử dụng Thanh tra của Quốc hội (Thanh tra Quốc Hội Thụy điển, Đan Mạch, Canada, Austraylia..); Thanh tra của Chính phủ – Thanh tra hành pháp (Cơ quan Giám sát Hành chính Ai cập, Bộ Giám sát Trung Quốc,..); kiểm toán (Ủy ban Thanh tra và Kiểm toán Hàn Quốc BAI thực hiện 02 chức năng thanh tra và kiểm toán),… Khóa luận: Pháp luật về thanh tra chuyên ngành văn hóa.

Ở nước ta, quan niệm về thanh tra hiện nay cũng như trong lịch sử được thể hiện qua những mô hình cơ quan nhà nước, các quy định của pháp luật và được đề cập ở những giác độ khác nhau:

Thời kỳ phong kiến, khái niệm thanh tra chưa được sử dụng nhưng có các chức quan làm công việc giống như thanh tra, đó là: Dưới thời Lý có chức quan Gián nghị đại phu (tả, hữu gián nghị đại phu); thời Trần có cơ quan gọi là “Ngự sử đài” với chức năng gần giống như cơ quan thanh tra Nhà nước hiện nay và có chức “Quan ngự sử” đứng đầu Ngự sử đài. Ngự sử đài có nhiệm vụ giúp Vua trong việc theo dõi, xem xét các công việc hệ trọng của triều đình. Quan Ngự sử đời nhà Trần có quyền tiền trảm hậu tấu và là chức quan duy nhất có quyền can gián Vua. Thời nhà Lê có hàm “Gián nghị đại phu” phong tặng cho bất cứ bề tôi nào dám nói thẳng, nói đúng sự thật, Gián nghị đại phu có quyền can gián nhà Vua những việc nên làm và những việc không nên làm.

Sau này, xuất phát từ nhu cầu cấp thiết đòi hỏi phải có cơ quan thực hiện chức năng thanh tra trong hoạt động quản lý nhà nước, ngày 23 tháng 11 năm 1945, chỉ sau 3 tháng từ khi Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa được thành lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 64/SL ngày 23/11/1945 thành lập Ban thanh tra đặc biệt, Điều 1 Sắc lệnh quy định: “Chính phủ sẽ lập ngay một Ban thanh tra đặc biệt có ủy nhiệm là đi giám sát tất cả các công việc và các nhân viên của các Ủy ban nhân dân và các cơ quan của Chính phủ”. Từ đây, thuật ngữ “Thanh tra” xuất hiện ở nước ta, quyền thanh tra được xác định và chính thức giao cho Chính phủ, trở thành khâu trọng yếu trong chu trình quản lý nhà nước của Chính phủ. Như V.I.Lê nin đã chỉ rõ: “Quản lý đồng thời phải có thanh tra, quản lý và thanh tra là một chứ không phải là hai” [11]. Trong mối quan hệ giữa quản lý nhà nước và thanh tra, quản lý nhà nước giữ vai trò chủ đạo, chi phối hoạt động thanh tra. Tiếp đó, thanh tra lại có tác động tích cực đối với quản lý và góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của quản lý nhà nước. Trong vai trò của mình, thanh tra không chỉ là hoạt động kiểm tra, giám sát việc tuân theo chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân; kịp thời phát hiện, kiến nghị xử lý nghiêm khắc đối với những hành vi vi phạm và đề ra các biện pháp giúp các đối tượng thanh tra khắc phục, sửa chữa sai lầm, khuyết điểm, phát huy ưu điểm… mà hơn hết còn là phương tiện để chủ thể quản lý phát hiện những biểu hiện trì trệ, không phù hợp với thực tiễn khách quan của cơ chế, phương pháp quản lý đã và đang cản trở các hoạt động quản lý, từ đó đề xuất các biện pháp cải cách, hoàn thiện các hoạt động quản lý nhà nước.

Qua những phân tích trên, có thể hiểu: Thanh tra là việc xem xét, đánh giá, xử lý theo trình tự thủ tục do pháp luật quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

1.1.2. Đặc điểm của thanh tra Khóa luận: Pháp luật về thanh tra chuyên ngành văn hóa.

Thứ nhất, thanh tra luôn gắn với hoạt động quản lý nhà nước.

Trong mối quan hệ giữa quản lý và thanh tra, quản lý giữ vai trò chủ đạo, chi phối hoạt động thanh tra. Mặc khác, hoạt động chấp hành của quản lý nhà nước thường bao gồm cả sự điều hành cho nên trong quá trình chấp hành trên thực tế các văn bản pháp luật đòi hỏi phải có sự kiểm tra nghiêm ngặt của các cơ quan có thẩm quyền. Là một khâu trong quá trình quản lý, thanh tra bị ràng buộc bởi quản lý nhưng đồng thời tác động trở lại góp phần điều chỉnh các cách thức, phương pháp quản lý của chủ thể quản lý. Chính hoạt động có tính hiệu quả của thanh tra sẽ ngăn chặn được nguy cơ biến dạng, tùy tiện, thiếu kỷ cương trong hoạt động quản lý nhà nước.

Thứ hai, thanh tra là hoạt động mang tính quyền lực nhà nước.

Là một chức năng của quản lý nhà nước, thanh tra phải thể hiện như một tác động tích cực nhằm thể hiện quyền lực của chủ thể quản lý đối với đối tượng quản lý. Đây chính là cơ sở để xác định về mặt pháp lý, tính chất nhà nước của tổ chức thanh tra. Vì vậy tính quyền lực nhà nước của hoạt động thanh tra phải được cụ thể hóa trong chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của hệ thống các cơ quan thanh tra. Nếu việc cụ thể hóa một mặt nào đó mà không được thực hiện đồng bộ thì sẽ dẫn đến hạ thấp vai trò, hiệu lực, hiệu quả của hoạt động thanh tra.

Thứ ba, hoạt động thanh tra mang tính khách quan và độc lập tương đối.

Đây là đặc điểm vốn có, xuất phát từ bản chất của hoạt động thanh tra nhằm phân biệt hoạt động của cơ quan thanh tra với các loại hình cơ quan chức năng khác của bộ máy quản lý nhà nước. Ngoài những nhiệm vụ như những cơ quan quản lý nhà nước khác, tổ chức và hoạt động thanh tra chủ yếu là xem xét, đánh giá một cách khách quan, trung thực và kiến nghị xử lý đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Tính khách quan và độc lập trong quá trình thanh tra thể hiện ở chỗ: Chỉ tuân theo pháp luật, bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ; cơ quan thanh tra tự mình tiến hành thanh tra đối với đối tượng thanh tra theo thẩm quyền đã được pháp luật quy định. Tuy nhiên tính độc lập ở đây chỉ là tương đối bởi vì trong hoạt động thanh tra, các cơ quan thanh tra phải căn cứ vào pháp luật và chính sách hiện hành, đồng thời cũng phải xuất phát từ thực tế cuộc sống, phải đặt sự vật, hiện tượng trong sự phát triển biện chứng với quan điểm khoa học, lịch sử cụ thể. Hơn nữa, theo quy định pháp luật thanh tra hiện hành, đối với những vụ việc phức tạp, xét thấy cần thiết thì thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước là người ra quyết định thanh tra và thành lập đoàn thanh tra theo thẩm quyền để thực hiện quyết định thanh tra. Trong trường hợp này, cơ quan thanh tra chỉ đóng vai trò giúp cho thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước của mình tiến hành thực hiện công tác thanh tra, đồng thời phải báo cáo kết quả thanh tra cho người ra quyết định và nội dung kết luận thanh tra cuối cùng do thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước quyết định. Khóa luận: Pháp luật về thanh tra chuyên ngành văn hóa.

1.1.3. Vai trò của thanh tra

Vai trò của công tác thanh tra đối với hoạt động quản lý nhà nước được thể hiện trên những nội dung cơ bản sau:

Thứ nhất, Thanh tra là chức năng thiết yếu của quản lý nhà nước, có vai trò quan trọng đối với việc đánh giá hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước.

Hoạt động thanh tra xem xét, đánh giá trên thực tế việc thực hiện chủ chương, chính sách, pháp luật của nhà nước, qua đó kịp thời phát hiện những sơ hở, những sự bất hợp lý trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị điều chỉnh. Từ đó góp phần giúp cho chủ thể quản lý có được những thông tin cần thiết phục vụ cho việc hoạch định cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật và đưa ra các biện pháp chỉ đạo, điều hành hợp lý.

Thứ hai, Thanh tra là phương thức đảm bảo trật tự, kỷ cương trong quản lý, phòng ngừa vi phạm pháp luật, góp phần tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.

Thông qua hoạt động thanh tra, những sai lệch trong việc thực hiện chủ chương, chính sách, pháp luật của các cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra được phát hiện và xử lý kịp thời, bảo đảm tính tôn nghiêm của pháp luật. Đồng thời hoạt động thanh tra cũng là phương thức để tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, hướng dẫn đối tượng thanh tra thực hiện đúng các quy định của pháp luật để từ đó góp phần phòng ngừa các hành vi vi phạm pháp luật xảy ra và tái diễn ở đối tượng quản lý nhà nước. Khóa luận: Pháp luật về thanh tra chuyên ngành văn hóa.

Bên cạnh việc tìm ra những sơ hở, yếu kém trong công tác quản lý, những nội dung trong chủ trương, chính sách chưa phù hợp với thực tiễn khách quan để kịp thời kiến nghị; phát hiện và xử lý những hành vi vi phạm pháp luật, tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn đối tượng quản lý thực hiện đúng các quy định của pháp luật, hoạt động thanh tra còn phải phát hiện và khẳng định, tạo điều kiện phát huy, nhân rộng những nhân tố tích cực. Có như vậy thì hiệu quả công tác thanh tra mới đáp ứng được yêu cầu phát triển của thực tiễn, hiệu quả công tác quản lý mới được nâng cao.

Thứ ba, thanh tra còn nhằm mở rộng và bảo đảm cho quyền dân chủ của nhân dân được thực thi một cách nghiêm minh.

Theo lý thuyết, quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, cho nên Nhà nước có nghĩa vụ bảo đảm, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mọi người dân, tạo mọi điều kiện cho họ thực hiện các quyền về dân chủ – chính trị của mình như: quyền tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội, quyền tự do lập hội, tự do ngôn luận, quyền khiếu nại, tố cáo… Do đó, pháp luật Việt nam không chỉ ghi nhận các quyền của công dân mà còn ghi nhận các cơ chế đảm bảo thực hiện các quyền, nghĩa vụ của công dân thông qua hình thức dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện như quyền kiểm tra, giám sát thông qua hoạt động của các cơ quan nhà nước do mình bầu ra, các tổ chức chính trị – xã hội, xã hội – nghề nghiệp mà mình là thành viên và các Ban Thanh tra nhân dân…. Tại Hiến pháp năm 2013 đã ghi nhận quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, nhân dân là cội nguồn của quyền lực nhà nước. Nhà nước có nghĩa vụ chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân, tạo mọi điều kiện để nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình, tham gia quản lý nhà nước và quản lý xã hội. Hoạt động thanh tra góp phần bảo đảm quyền dân chủ của nhân dân thông qua hoạt động tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh và thanh tra việc thực hiện pháp luật về thanh tra, tiếp công dân; giải quyết khiếu nại, tố cáo. Từ đó bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của người dân, góp phần bảo đảm các quyền dân chủ, phát huy vai trò làm chủ của nhân dân.

1.2. Thanh tra chuyên ngành văn hóa và thể thao Khóa luận: Pháp luật về thanh tra chuyên ngành văn hóa.

1.2.1. Khái niệm thanh tra chuyên ngành văn hóa và thể thao

Theo quy định của Luật Thanh tra năm 2020 (Khoản 3 Điều 3): “Thanh tra chuyên ngành là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo ngành, lĩnh vực đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn – kỹ thuật, quy tắc quản lý của ngành, lĩnh vực đó”.

Như vậy, có thể hiểu: Thanh tra chuyên ngành văn hóa và thể thao là hoạt động thanh tra chuyên ngành thuộc các lĩnh vực quản lý nhà nước của ngành Văn hóa và Thể thao. Hoạt động thanh tra chuyên ngành văn hóa và thể thao do các cơ quan thanh tra văn hóa và thể thao tiến hành thực hiện nhằm phục vụ hoạt động quản lý nhà nước về văn hóa và thể thao, đảm bảo quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

1.2.2. Chủ thể, hình thức và đối tượng của thanh tra chuyên ngành văn hóa và thể thao Khóa luận: Pháp luật về thanh tra chuyên ngành văn hóa.

Về chủ thể:

Theo Nghị định số 07/2012/NĐ-CP ngày 09/02/2012 của Chính phủ quy định về cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động thanh tra chuyên ngành và Nghị định số 173/2016/NĐ-CP ngày 27/12/2016 của Chính phủ quy định về tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch thì hoạt động thanh tra chuyên ngành văn hóa và thể thao được thực hiện bởi cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa và thể thao gồm: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao trong đó cơ quan chịu trách nhiệm tham mưu, tổ chức thực hiện là cơ quan thanh tra nhà nước về văn hóa và thể thao (Thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Thanh tra Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Thanh tra Sở Văn hóa và Thể thao), không có cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành. Trong những trường hợp cần thiết, thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa và thể thao ra quyết định thanh tra, tổ chức thực hiện hoạt động thanh tra chuyên ngành.

Do đó, về mặt chủ thể, khi nói đến thanh tra chuyên ngành văn hóa và thể thao thì được hiểu đó là cơ quan thanh tra nhà nước về văn hóa và thể thao (Thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Thanh tra Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Thanh tra Sở Văn hóa và Thể thao).

Về hình thức thanh tra:

Hoạt động thanh tra chuyên ngành văn hóa và thể thao diễn ra với 03 hình thức: Thanh tra theo kế hoạch, thanh tra đột xuất và thanh tra thường xuyên.

Tương ứng với các hình thức thanh tra nêu trên mà hoạt động thanh tra chuyên ngành văn hóa và thể thao được tiến hành theo đoàn thanh tra hoặc thanh tra viên – những người được bổ nhiệm vào ngạch Thanh tra viên, hiện đang công tác tại các cơ quan thanh tra nhà nước như Thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Thanh tra Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Thanh tra Sở Văn hóa và Thể thao tiến hành thanh tra độc lập, căn cứ vào quy trình được quy định tại Luật Thanh tra và các văn bản hướng dẫn có liên quan hướng đến đối tượng là các cơ quan, tổ chức, cá nhân hoạt động thuộc phạm vi quản lý của ngành văn hóa và thể thao trong việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định chuyên môn, kỹ thuật, quy tắc quản lý của ngành. Ngoài ra, trong hoạt động thanh tra chuyên ngành văn hóa và thể thao có thể có sự tham gia của các cộng tác viên thanh tra văn hóa và thể thao – là công chức, viên chức nhưng không thuộc biên chế của các cơ quan thanh tra nhà nước, được cơ quan thanh tra nhà nước về văn hóa và thể thao trưng tập tham gia đoàn thanh tra.

Về đối tượng thanh tra: Khóa luận: Pháp luật về thanh tra chuyên ngành văn hóa.

Đối tượng của hoạt động thanh tra chuyên ngành bao gồm các cơ quan, tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực quản lý của các ngành. Đối tượng của hoạt động thanh tra chuyên ngành có thể không phụ thuộc về mặt tổ chức đối với chủ thể thực hiện thanh tra chuyên ngành, tuy nhiên vì họ thực hiện những hoạt động liên quan đến ngành, lĩnh vực mà các cơ quan này quản lý nên theo quy định pháp luật họ vẫn là đối tượng thanh tra của các cơ quan thanh tra chuyên ngành.

Theo Luật Thanh tra năm 2010, Nghị định số 173/2016/NĐ-CP ngày 27/12/2016 của Chính phủ quy định về tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch, đối tượng của thanh tra chuyên ngành văn hóa và thể thao là: các cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ nước Công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tham gia hoạt động trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao theo quy định của pháp luật.

1.2.3. Nội dung hoạt động của thanh tra chuyên ngành văn hóa và thể thao

Nội dung thanh tra chuyên ngành văn hóa và thể thao được quy định tại Điều 12, Điều 13 Nghị định số 173/2016/NĐ-CP ngày 27/12/2016 của Chính phủ và trải rộng theo các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cụ thể là:

Về thanh tra chuyên ngành Văn hóa – Gia đình:

  • Thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể; bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể (di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, bảo tàng); điều kiện kinh doanh giám định cổ vật; điều kiện hành nghề tu bổ di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh.
  • Thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về sản xuất phim; phát hành phim; phổ biến phim.
  • Thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật:
  • Về quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác; bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác; tác phẩm báo chí; tác phẩm âm nhạc; tác phẩm sân khấu; tác phẩm điện ảnh; tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng; tác phẩm nhiếp ảnh; tác phẩm kiến trúc; bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, kiến trúc, công trình khoa học; tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian; chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu; tác phẩm phái sinh;
  • Về quyền liên quan đối với cuộc biểu diễn; bản ghi âm, ghi hình; chương trình phát sóng; tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa;
  • Về quyền tác giả, quyền liên quan đối với các tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan.

Thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về hoạt động quảng cáo, biển hiệu, quảng cáo có yếu tố nước ngoài theo thẩm quyền. Khóa luận: Pháp luật về thanh tra chuyên ngành văn hóa.

Thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về hoạt động thư viện.

Thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang; thi người đẹp, người mẫu; lưu hành, kinh doanh bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu.

Thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về hoạt động mỹ thuật; nhiếp ảnh; triển lãm.

Thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về xuất khẩu, nhập khẩu văn hóa phẩm không nhằm mục đích kinh doanh; xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa thuộc diện quản lý chuyên ngành văn hóa của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về tổ chức lễ hội; hoạt động vũ trường; hoạt động karaoke; hoạt động trò chơi điện tử (trừ trò chơi điện tử trên mạng).

Thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình.

Thanh tra việc chấp hành các quy định khác của pháp luật liên quan đến hoạt động văn hóa, gia đình.

Về thanh tra chuyên ngành Thể dục, thể thao:

  • Thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về thể dục, thể thao quần chúng.
  • Thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về thể thao thành tích cao; thể thao chuyên nghiệp.
  • Thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về cơ sở thể thao; điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao.
  • Thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về thể dục, thể thao của các hội và tổ chức phi chính phủ hoạt động trong lĩnh vực thể dục, thể thao.
  • Thanh tra việc chấp hành các quy định khác của pháp luật liên quan đến hoạt động thể dục, thể thao.

1.2.4. Nguyên tắc hoạt động của thanh tra chuyên ngành văn hóa và thể thao Khóa luận: Pháp luật về thanh tra chuyên ngành văn hóa.

Nguyên tắc thanh tra là tập hợp các quy tắc chỉ đạo, những tiêu chuẩn hành động mà các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức thanh tra, cán bộ, Thanh tra viên phải tuân theo hoạt động thanh tra.

Các nguyên tắc hoạt động thanh tra chỉ đạo và chi phối các mối quan hệ trong thanh tra nhằm đảm bảo cho hoạt động thanh tra đạt được mục đích đề ra.

Hoạt động thanh tra của thanh tra chuyên ngành văn hóa và thể thao phải tuân theo các nguyên tắc chung của hoạt động thanh tra sau đây:

Một là, hoạt động thanh tra tuân theo pháp luật. Trong quá trình thanh tra, những người được giao thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra (Người ra quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra, thành viên đoàn thanh tra) phải tuân thủ đúng những qui định của pháp luật, bảo đảm tính độc lập, nghiêm minh khi thực hiện những thủ tục cần thiết và trong phạm vi thẩm quyền cho phép. Việc ra quyết định thanh tra trong phạm vi thẩm quyền; việc tiến hành thanh tra trong phạm vi nội dung, thời hạn ghi trong quyết định thanh tra; việc áp dụng các quyền hạn được thực hiện theo quy định của pháp luật; việc kết luận thanh tra phải dựa trên cơ sở quy định của pháp luật. Người ra kết luận thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra, thành viên đoàn thanh tra phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết luận và việc làm của mình trong quá trình thanh tra. Các hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn thanh tra để thực hiện hành vi trái pháp luật, sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà cho đối tượng thanh tra; thanh tra vượt quá thẩm quyền, phạm vi, nội dung thanh tra; cố ý kết luận sai sự thật, quyết định, xử lý trái pháp luật, bao che cho người có hành vi vi phạm… đều bị nghiêm cấm và bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Hai là, bảo đảm chính xác khách quan, công khai, trung thực, dân chủ, kịp thời. Đây là nguyên tắc quan trọng, vì bất kỳ một kết quả nào trong thanh tra không đảm bảo tính chính xác đều dẫn đến việc nhìn nhận, đánh giá sai đối tượng thanh tra, từ đó có những xử lý thiếu đúng đắn, trái pháp luật. Khóa luận: Pháp luật về thanh tra chuyên ngành văn hóa.

Ba là, tuân thủ trình tự thanh tra. Trong Luật Thanh tra và Nghị định số 86/2011/NĐ-CP có một chương riêng về hoạt động thanh tra. Những nội dung cần xác định trong chương này là những qui tắc mà hoạt động thanh tra, đối tượng thanh tra và cả những người có liên quan phải chấp hành.

Bốn là, xác định đúng đối tượng, phạm vi, nội dung hoạt động thanh tra. Đối tượng, phạm vi, nội dung thanh tra luôn được xác định bởi yêu cầu quản lý nhà nước. Theo từng thời kỳ giai đoạn cụ thể, như một đòi hỏi mang tính tất yếu quản lý cần phải hướng dẫn kiểm soát hệ thống của mình để hướng đích. Do vậy, việc xác định đối tượng, phạm vi, nội dung hoạt động thanh tra có căn cứ từ hai phương diện:

  • Mức khái quát, hệ thống quản lý cần thông tin về vấn đề gì và thanh tra đáp ứng theo phương pháp nào lấy ngăn chặn, phòng ngừa là chính hay xử lý là chính.
  • Mức cụ thể, hoạt động thanh tra thuộc quản lý nhà nước ở lĩnh vực nào thì có đối tượng phạm vi, nội dung cụ thể theo lĩnh vực đó và điều đó được thể hiện trực tiếp thông qua quyết định của cấp có thẩm quyền.

Năm là, sử dụng đúng quyền hạn trong hoạt động thanh tra. Quyền hạn trong hoạt động thanh tra là yếu tố mang tính nguyên tắc đảm bảo cho thanh tra đạt được mục đích đề ra. Hoạt động thanh tra là hoạt động nhân danh quyền lực hành chính nhà nước của cơ quan quản lý hành chính cấp trên đối với cấp dưới. Do vậy giới hạn, phạm vi sử dụng quyền trong thanh tra nằm trong khuôn khổ của quyền lực hành chính nhà nước. Việc sử dụng đúng quyền hạn trong thanh tra đòi hỏi trên các khía cạnh: phạm vi, tính chất vấn đề, hành động và không hành động trong sử dụng quyền.

Sáu là, hoạt động thanh tra không được làm cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra. Đây là nguyên tắc thể hiện mối quan hệ giữa các cơ quan thanh tra với cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra; giữa cơ quan, tổ chức, cá nhân thực thi quyền lực nhà nước với đối tượng chịu sự quản lý.

Nhìn một cách tổng quát, mục đích cuối cùng của hoạt động thanh tra là góp phần bảo đảm sự phát triển ổn định và lành mạnh. Chính vì vậy mà thanh tra không được làm cản trở hoạt động của đối tượng. Các cơ quan thanh tra chỉ tiến hành thanh tra những nội dung ghi trong quyết định thanh tra, không được tự ý mở rộng phạm vi thanh tra hoặc kéo dài thời gian thanh tra… Việc kết luận phải chính xác, khách quan, không vì động cơ cá nhân, không được gây khó khăn, phiền hà, sách nhiễu làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của đối tượng thanh tra. Đồng thời, cần khắc phục tình trạng chồng chéo, trùng lặp trong hoạt động thanh tra, Luật Thanh tra năm 2010 đã quy định hoạt động thanh tra “không trùng lặp về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra giữa các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra”.

1.3. Pháp luật về thanh tra chuyên ngành văn hóa và thể thao Khóa luận: Pháp luật về thanh tra chuyên ngành văn hóa.

1.3.1. Khái niệm Pháp luật về thanh tra chuyên ngành văn hóa và thể thao

Lịch sử nhân loại cho thấy pháp luật ra đời cùng với sự xuất hiện của Nhà nước, là công cụ giúp Nhà nước quản lý xã hội thông qua việc tác động để điều chỉnh các quan hệ xã hội theo một định hướng nhất định. Có thể hiểu, “Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự do Nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị trong xã hội, là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội”. [5]

Ở nước ta, pháp luật nói chung và pháp luật về thanh tra chuyên ngành văn hóa và thể thao nói riêng được Nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện, xuất phát từ nhu cầu, đòi hỏi của đời sống xã hội và giải quyết những nhu cầu, đòi hỏi ấy theo định hướng của Nhà nước. Như vậy, pháp luật về thanh tra chuyên ngành văn hóa và thể thao trong vai trò của mình là nhân tố điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong tổ chức và hoạt động thanh tra chuyên ngành văn hóa và thể thao sẽ tạo căn cứ pháp lý để các chủ thể thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành văn hóa và thể thao thực hiện chức năng, nhiệm vụ, phát huy vị trí, vai trò, góp phần giúp chủ thể quản lý nhà nước về văn hóa và thể thao đạt được những mục tiêu trong công tác quản lý nhà nước về văn hóa và thể thao.

Từ đó có thể hiểu: Pháp luật về thanh tra chuyên ngành văn hóa và thể thao là tổng thể các quy định do Nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong tổ chức và hoạt động thanh tra chuyên ngành văn hóa và thể thao. Khóa luận: Pháp luật về thanh tra chuyên ngành văn hóa.

1.3.2. Đặc điểm của Pháp luật về thanh tra chuyên ngành văn hóa và thể thao

Pháp luật về thanh tra chuyên ngành văn hóa và thể thao có những đặc điểm cơ bản sau:

Một là, pháp luật về thanh tra chuyên ngành văn hóa và thể thao mang những đặc trưng của ngành văn hóa và thể thao.

Pháp luật về thanh tra chuyên ngành văn hóa và thể thao bên cạnh việc quy định những vấn đề xung quanh tổ chức và hoạt động của thanh tra chuyên ngành văn hóa và thể thao theo tinh thần của Luật Thanh tra, còn chứa đựng những quy định phù hợp với đặc trưng riêng của ngành văn hóa và thể thao để đảm bảo cho các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra văn hóa và thể thao thực hiện được nhiệm vụ của mình. Chẳng hạn, theo quy định của Thông tư số 01/2017/TT-BVHTTDL ngày 24/02/2017 của Bộ VHTT&DL quy định chi tiết Khoản 2 Điều 21 Nghị định số 173/2016/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định về tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Điều 4 về danh mục phương tiện, thiết bị kỹ thuật phục vụ cho hoạt động thanh tra, khoản 1 gồm: Phương tiện vận chuyển chuyên dùng (xe ô tô, mô tô, xuồng, canô chuyên dùng); Thiết bị đo cường độ ánh sáng; Thiết bị đo cường độ âm thanh, thiết bị đo độ ồn; Thiết bị đo độ PH, tiêu chuẩn nước bể bơi…

Hai là, pháp luật về thanh tra chuyên ngành văn hóa và thể thao có nguồn rất đa dạng.

Là tổng thể các quy định do nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong tổ chức và hoạt động của cơ quan thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành văn hóa và thể thao, nguồn của pháp luật về thanh tra chuyên ngành văn hóa và thể thao được thể hiện tại các văn bản Luật và văn bản dưới luật. Tiếp đó, pháp luật về thanh tra chuyên ngành văn hóa và thể thao bên cạnh việc chứa đựng những quy định của pháp luật về thanh tra, còn chứa đựng những quy định của pháp luật chuyên ngành văn hóa và thể thao. Như vậy, nguồn của pháp luật về thanh tra chuyên ngành văn hóa và thể thao được thể hiện tại các văn bản luật về thanh tra, về chuyên ngành văn hóa và thể thao (Luật Thanh tra, Luật Xử lý vi phạm hành chính, Luật Di sản văn hóa, Luật Điện ảnh, Luật Thư viện, Luật Thẻ dục thể thao,..) và các văn bản dưới luật (Nghị định số 86/2011/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2011 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh tra, Thông tư số 05/2014/TT-TTCP ngày 16 tháng 10 năm 2014 của Thanh tra Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động, quan hệ công tác của Đoàn thanh tra và trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra…) Khóa luận: Pháp luật về thanh tra chuyên ngành văn hóa.

Ba là, pháp luật về thanh tra chuyên ngành văn hóa và thể thao chịu sự tác động của tiến trình hội nhập quốc tế.

Nghị định số 07/2012/NĐ-CP ngày 09 tháng 02 năm 2012 của Chính phủ Quy định về cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động thanh tra chuyên ngành, điều 43 về áp dụng điều ước quốc tế đã quy định: “Trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia có quy định khác về tổ chức và hoạt động thanh tra chuyên ngành thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế”.[3] Ngày nay, hội nhập là xu thế chung của quốc tế. Trong tình hình đó, Việt Nam trên tinh thần kế thừa, gìn giữ và phát huy những giá trị tốt đẹp của bản sắc dân tộc, luôn tích cực hội nhập, hợp tác quốc tế trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, cùng có lợi; tuân thủ Hiến chương Liên Hợp quốc và các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; là bạn, là đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế vì lợi ích quốc gia dân tộc, góp phần vào sự nghiệp hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới. Tham gia vào tiến trình hội nhập, Việt Nam phải thực hiện và có lộ trình thích nghi với các quy định của pháp luật quốc tế, trong đó bao gồm cả pháp luật về thanh tra và pháp luật về quản lý nhà nước đối với ngành Văn hóa và Thể thao. Điều này tác động đến tổ chức và hoạt động của ngành thanh tra nói chung, thanh tra chuyên ngành văn hóa và thể thao nói riêng. Chẳng hạn, khi nền thể thao Việt Nam tham gia sân chơi chung của thế giới, hội nhập quốc tế (năm 1964, Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) được Liên đoàn Bóng đá thế giới (FIFA), Liên đoàn Bóng đá châu Á (AFC) công nhận là thành viên chính thức; tham gia Liên đoàn Bóng đá Đông Nam Á (AFF) năm 1984) thì văn bản quản lý nhà nước về bóng đá phải phù hợp với hệ thống văn bản quy định của FIFA, AFC và AFF như Luật Thi đấu bóng đá do Hội đồng Liên đoàn Bóng đá quốc tế (IFAB) ban hành, Luật Thi đấu futsal do Hội đồng FIFA ban hành…

1.3.3. Vai trò của Pháp luật về thanh tra chuyên ngành văn hóa và thể thao

Với những đặc điểm của mình, pháp luật về thanh tra chuyên ngành văn hóa và thể thao có vai trò quan trọng trong đời sống nhà nước và đời sống xã hội.

Thứ nhất, pháp luật về thanh tra chuyên ngành văn hóa và thể thao góp phần giữ gìn trật tự, kỷ cương, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của ngành văn hóa và thể thao. Khóa luận: Pháp luật về thanh tra chuyên ngành văn hóa.

Những quy định của pháp luật về thanh tra chuyên ngành văn hóa và thể thao được Nhà nước ban hành, bảo đảm thực hiện. Trên cơ sở bảo đảm sự bình đẳng trước pháp luật giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân hoạt động thuộc phạm quản lý của ngành, pháp luật về thanh tra chuyên ngành văn hóa và thể thao là căn cứ pháp lý quan trọng để cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong lĩnh vực văn hóa và thể thao tiến hành thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật chuyên ngành, quy định chuyên môn – kỹ thuật, quy tắc quản lý ngành để kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý hành vi vi phạm pháp luật qua đó góp phần tuyên truyền, giáo dục pháp luật, hướng dẫn đối tượng vi phạm thực hiện đúng pháp luật, từ đó góp phần phòng ngừa vi phạm phạm luật chuyên ngành, quy định chuyên môn – kỹ thuật, quy tắc quản lý ngành. Mặt khác, qua thanh tra, kịp thời phát hiện sơ hở của cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để từ đó có giải pháp tháo gỡ, kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền hoàn thiện chính sách pháp luật, đồng thời phát hiện những nhân tố tích cực, điển hình tiên tiến để phát huy, nhân rộng.

Thứ hai, pháp luật về thanh tra chuyên ngành văn hóa và thể thao bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân tạo điều kiện để công dân phát huy quyền làm chủ, tham gia quản lý nhà nước và quản lý xã hội.

Trong điều kiện đất nước ngày đang phát triển hội nhập, Đảng và Nhà nước ta đang đẩy mạnh công tác xã hội hóa, thu hút nguồn lực của xã hội đối với hoạt động văn hóa và thể thao, tạo điều kiện để mọi tầng lớp nhân được thụ hưởng dịch vụ văn hóa và thể thao. Trong khi đó, nhu cầu của nhân dân về đời sống tinh thần và chăm sóc sức khỏe ngày một nâng cao dẫn đến sự xuất hiện của hàng loạt cơ sở hoạt động kinh doanh văn hóa và thể thao ngoài công lập bên cạnh các cơ sở công lập. Cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa và thể thao các cấp bên cạnh việc tạo lập và thực hiện cơ chế quản lý đối với các cơ sở hoạt động kinh doanh văn hóa và thể thao trong và ngoài công lập, mặt khác cần phải có cơ chế để người dân tham gia vào quản lý nhà nước trong lĩnh vực văn hóa và thể thao, giám sát hoạt động của các cơ sở hoạt động kinh doanh văn hóa và thể thao trong và ngoài công lập. Vì trong điều kiện có hạn về nhân lực, trang thiết bị, cơ sở vật chất, cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa và thể thao các cấp không đủ khả năng để giám sát hàng ngày, hàng giờ đối với hoạt động của các cơ sở hoạt động kinh doanh văn hóa và thể thao trong và ngoài công lập. Vai trò giám sát ấy nên được giao cho người dân, những người hàng ngày thụ hưởng dịch vụ văn hóa và thể thao từ các cơ sở ấy. Họ sẽ trực tiếp đánh giá về chất lượng dịch vụ, giám sát việc chấp hành các quy định của pháp luật chuyên ngành, quy định chuyên môn – kỹ thuật, quy tắc quản lý lĩnh vực thuộc ngành. Khi đó, pháp luật về thanh tra chuyên ngành văn hóa và thể thao với những quy định về tổ chức và hoạt động của thanh tra chuyên ngành văn hóa và thể thao sẽ vừa là công cụ của cơ quan quản lý nhà nước, vừa là công cụ để người dân thực hiện vai trò làm chủ thông qua hoạt động khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh. Khóa luận: Pháp luật về thanh tra chuyên ngành văn hóa.

Bên cạnh đó, pháp luật về thanh tra chuyên ngành văn hóa và thể thao cũng là căn cứ để người dân, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giám sát, đánh giá tính hợp pháp, hiệu quả trong hoạt động thanh tra chuyên ngành văn hóa và thể thao, bảo đảm hoạt động thanh tra chuyên ngành văn hóa và thể thao thực hiện đúng quy định của pháp luật. Trên thực tế hiện nay, trong hoạt động thanh tra nói chung, thanh tra chuyên ngành văn hóa và thể thao nói riêng vẫn tồn tại trường hợp thành viên đoàn thanh tra chưa thực hiện đúng nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của mình, thiếu kiên quyết trong xử lý hành vi vi phạm pháp luật phát hiện qua thanh tra,… làm ảnh hưởng đến tính tôn nghiêm của pháp luật và môi trường hoạt động, cạnh tranh của các cơ quan, tổ chức, cá nhân hoạt động thuộc phạm vi quản lý của ngành. Chính vì vậy, những quy định của pháp luật về thanh tra chuyên ngành văn hóa và thể thao là căn cứ để các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giám sát hoạt động thanh tra chuyên ngành văn hóa và thể thao để đảm bảo cho hoạt động thanh tra chuyên ngành văn hóa và thể thao luôn được tổ chức thực hiện đúng theo quy định của pháp luật.

Thứ ba, pháp luật về thanh tra chuyên ngành văn hóa và thể thao còn góp phần tạo lập và duy trì môi trường hoạt động, cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng trước pháp luật của các cơ quan, tổ chức, cá nhân hoạt động thuộc phạm vi quản lý nhà nước của ngành. Khóa luận: Pháp luật về thanh tra chuyên ngành văn hóa.

Đối với hoạt động của các cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý nhà nước của ngành, pháp luật thanh tra chuyên ngành là cơ chế giám sát, thúc đẩy mọi chủ thể đều phải tuân thủ pháp luật, mọi hành vi vi phạm pháp luật sẽ được kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm minh, bảo đảm mọi chủ thể đều bình đẳng trước pháp luật. Từ đó tạo ra môi trường lành mạnh, tạo động lực cạnh tranh thúc đẩy nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ văn hóa và thể thao.

1.3.4. Nội dung của pháp luật về thanh tra chuyên ngành văn hóa và thể thao

Nội dung của pháp luật về thanh tra chuyên ngành văn hóa và thể thao là hệ thống quy định của pháp luật về tổ chức và hoạt động của thanh tra chuyên ngành văn hóa và thể thao, bao gồm 2 nhóm quy định: Nhóm quy định về tổ chức của thanh tra chuyên ngành văn hóa và thể thao và nhóm quy định về hoạt động của thanh tra chuyên ngành văn hóa và thể thao.

Nhóm quy định về tổ chức thanh tra chuyên ngành văn hóa và thể thao. Vấn đề đặc biệt quan trọng đối với hoạt động của mỗi cơ quan, tổ chức, đơn vị là việc thiết kế tổ chức với chức năng, nhiệm vụ phù hợp để phục vụ cho công tác quản lý. Có thể thấy rằng bất cứ hoạt động của cơ quan nhà nước nào thì điều quan trọng đầu tiên là xây dựng được cấu trúc bộ máy. Nếu tổ chức bộ máy hoàn chỉnh và khoa học thì hoạt động sẽ có hiệu quả và ngược lại. Xác định được cấu trúc tổ chức bộ máy, tiếp đó cần tuyển lựa con người phù hợp với từng vị trí trong cấu trúc bộ máy đó theo một hệ thống tiêu chuẩn, điều kiện được quy định bởi pháp luật và thiết lập một hệ thống các quy định của pháp luật về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn phù hợp để tổ chức đó hoạt động đúng với giá trị của mình. Đối với thanh tra chuyên ngành văn hóa và thể thao, pháp luật về tổ chức của thanh tra chuyên ngành văn hóa và thể thao bao gồm hệ thống các quy định của pháp luật về:

Cơ cấu tổ chức, bộ máy; vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn về thanh tra chuyên ngành văn hóa và thể thao của các cơ quan thanh tra nhà nước về văn hóa và thể thao là: Thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Thanh tra Sở Văn hóa và Thể thao, Thanh tra Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và nhiệm vụ, quyền hạn trong hoạt động thanh tra chuyên ngành văn hóa và thể thao của Chánh Thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Chánh Thanh tra Sở Văn hóa và Thể thao, Chánh Thanh tra Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Khóa luận: Pháp luật về thanh tra chuyên ngành văn hóa.

  • Thanh tra viên và cộng tác viên thanh tra.
  • Thẩm quyền, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân đối với công tác thanh tra chuyên ngành văn hóa và thể thao.

Nhóm quy định về hoạt động thanh tra chuyên ngành văn hóa và thể thao: Hoạt động thanh tra chuyên ngành văn hóa và thể thao do các cơ quan có chức năng quản lý nhà nước về ngành tiến hành như: Bộ, Sở, Thanh tra bộ, Thanh tra sở thông qua các đoàn thanh tra hoặc giao thanh tra viên tiến hành thanh tra độc lập. Như vậy, pháp luật về hoạt động của thanh tra chuyên ngành văn hóa và thể thao bao gồm hệ thống các quy định của pháp luật về nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng Đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra, những vấn đề có tính nguyên tắc về trình tự, thủ tục tiến hành thanh tra chuyên ngành, thời hạn thanh tra, thời hạn gửi quyết định thanh tra, thời hạn công bố quyết định thanh tra, báo cáo kết quả thanh tra, kết luận thanh tra chuyên ngành.

Tiểu kết chương 1

Tại Chương 1, Khóa luận đã tập trung làm rõ những vấn đề lý luận của pháp luật về thanh tra chuyên ngành văn hóa và thể thao để làm cơ sở lý luận cho Chương 2 và Chương 3, lần lượt phân tích một cách hệ thống, đi từ khái niệm về thanh tra, thanh tra chuyên ngành văn hóa và thể thao và tiếp tục làm rõ khái niệm, nội dung của pháp luật về thanh tra chuyên ngành văn hóa và thể thao, chỉ ra 03 đặc điểm, 03 vai trò của pháp luật về thanh tra chuyên ngành văn hóa và thể thao.

Qua việc phân tích, làm rõ các vấn đề về cơ sở lý luận của pháp luật về thanh tra chuyên ngành văn hóa và thể thao đã đặc biệt cho thấy vị trí, vai trò của công tác thanh tra chuyên ngành văn hóa và thể thao, pháp luật về thanh tra chuyên ngành văn hóa và thể thao không chỉ đối với việc đảm bảo hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về văn hóa và thể thao mà còn góp phần đảm bảo hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước nói chung, đóng góp cho sự phát triển kinh tế – xã hội thông qua việc tạo lập, duy trì môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các tổ chức, cá nhân hoạt động thuộc phạm vi quản lý và phát huy vai trò làm chủ, trí tuệ, tài năng, sự sáng tạo của quần chúng nhân dân. Khóa luận: Pháp luật về thanh tra chuyên ngành văn hóa.

XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY:

===>>> Khóa luận: Thực trạng pháp luật về thanh tra chuyên ngành

Danh Sách Đề Tài Luận văn Thạc sĩ Ngành Châu Á Học

Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn thạc sĩ, báo cáo tốt nghiệp, khóa luận tốt nghiệp, chuyên đề tốt nghiệp và Làm Tiểu Luận Môn luôn luôn uy tín hàng đầu. Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 luôn đặt lợi ích của các bạn học viên là ưu tiên hàng đầu. Rất mong được hỗ trợ các bạn học viên khi làm bài tốt nghiệp. Hãy liên hệ ngay Dịch Vụ Viết Luận Văn qua Website:  https://dichvuvietluanvan.com/ – Hoặc Gmail: [email protected]