Khó thụ thai dù quan hệ đúng ngày rụng trứng: 14 sai lầm gây bất ngờ
Mục Lục
9. Thói quen không lành mạnh – Đáp án cho câu hỏi tại sao quan hệ mà không có thai
Việc duy trì các thói quen không lành mạnh như hút thuốc, dùng thức uống có cồn, sử dụng chất gây nghiện, lối sống không vận động… có thể làm giảm khả năng thụ thai của cả hai giới.
Theo bác sĩ sản phụ khoa Roger Lobo, Chủ tịch Hiệp hội Y học Sinh sản Hoa Kỳ, để gia tăng cơ hội thụ thai, các cặp vợ chồng nên từ bỏ những lối sống không lành mạnh kể trên. Đồng thời cần giảm lượng caffeine tiêu thụ, thực hiện chế độ ăn lành mạnh, tập thể dục thường xuyên, giữ cân nặng trong mức hợp lý.
10. Quá nôn nóng tìm sự giúp đỡ từ chuyên gia
Bạn tỏ ra cực kỳ thất vọng nếu sau hai hoặc ba tháng cố gắng mà vẫn không thể thụ thai. Tuy nhiên, bạn không nên quá sốt sắng tìm đến một chuyên gia về sinh sản để khám ngay. Ngay cả trong những điều kiện phù hợp nhất, các cặp đôi không gặp vấn đề gì với sức khỏe sinh sản vẫn có thể mất đến vài tháng mới có thể thụ thai.
Nếu bạn dưới 35 tuổi, có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn và vợ chồng bạn không có vấn đề gì về sức khỏe ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, hãy đợi ít nhất sau 6 tháng – 1 năm rồi mới tìm đến sự giúp đỡ từ bác sĩ.
11. Không tìm đến sự trợ giúp kịp sớm
Trong một số trường hợp, hãy tìm đến sự giúp đỡ cần thiết sớm hơn thay vì để quá muộn. Nếu từ 35 tuổi trở lên và sau 6 tháng cố gắng nhưng vẫn khó thụ thai, bạn nên đến gặp chuyên gia về sinh sản. Trường hợp bạn trẻ hơn và có kinh nguyệt không đều hoặc có tiền sử mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs), từng mang thai ngoài tử cung, viêm vùng chậu (PID) hoặc các vấn đề về sức khỏe sinh sản khác, hãy tìm sự tư vấn từ chuyên gia sớm nhất có thể.
12. Nguyên nhân khó thụ thai có thể do dùng chất bôi trơn
Chất bôi trơn có thể là nguyên nhân lý giải tại sao cho tinh trùng vào mà không có thai. Bởi chất bôi trơn có thể ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng vận động của tinh trùng, làm cho tinh trùng khó đi đến trứng.
Trường hợp buộc phải sử dụng chất bôi trơn, bạn hãy tham khảo tư vấn của bác sĩ để có thể thử một chất bôi trơn không ảnh hưởng đến tinh trùng. Ngoài ra, nếu bạn muốn dùng chất bôi trơn từ tự nhiên thì dầu ô liu, dầu thực vật hay dầu em bé sẽ là lựa chọn an toàn và hiệu quả hơn.
13. Stress – Nguyên nhân khó thụ thai rất thường gặp
Stress cũng có thể xem là một nguyên nhân khó thụ thai nhưng lại thường bị bỏ qua. Nguyên do là tình trạng căng thẳng có thể làm gián đoạn quá trình thụ tinh vì ảnh hưởng đến chức năng của vùng dưới đồi (một tuyến trong não kiểm soát sự thèm ăn và cảm xúc, đồng thời kiểm soát các hormone phụ trách việc phóng thích trứng).
Trong một vài trường hợp, việc rơi vào trạng thái căng thẳng có thể làm gián đoạn và thay đổi độ dài chu kỳ kinh nguyệt làm ảnh hưởng đến cơ hội thụ thai.
14. Bỏ qua tình trạng sức khỏe tổng quát
Thông thường, khi đang cố gắng có con, các cặp vợ chồng thường quan tâm rất nhiều đến sức khỏe sinh sản mà ít chú ý đến sức khỏe tổng quát.
Thật ra, bạn nên chú ý đến sức khỏe tổng quát của mình vì những vấn đề như hút thuốc lá, căng thẳng, việc sử dụng thuốc, thừa cân hay thiếu cân đều có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản làm cho bạn khó thụ thai hơn. Đặc biệt, nghiên cứu cho thấy, chỉ số khối cơ thể (BMI) lớn cũng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng mang thai.
Thêm vào đó, trước khi cố gắng thụ thai, bạn và chồng nên thực hiện kiểm tra sức khỏe và xét nghiệm sàng lọc trước khi mang thai để thảo luận và đề phòng bất kỳ vấn đề nào có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
Hy vọng rằng, những thông tin trên đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng sức khỏe của bản thân và người bạn đời, từ đó có thể tìm được giải pháp tốt nhất để cải thiện sức khỏe sinh sản và sớm nhận được tin vui mà bạn luôn mong chờ nhé!
Có thể bạn quan tâm:
Dấu hiệu không rụng trứng, cảnh báo nguy cơ vô sinh cần sớm nhận biết
Khó mang thai: Đừng bỏ qua 10 dấu hiệu vô sinh thường gặp!
Chậm có thai: Bạn đã chú ý đến 9 dấu hiệu vô sinh ở nữ giới phổ biến?