Kho hàng hoá (Warehouse) là gì? Vai trò của kho hàng hoá – Dịch vụ kho vận

Nếu để gọi tên một mắt xích then chốt trong chuỗi cung ứng hàng hoá thì Kho là thành phần đó, một đơn vị kinh doanh muốn đưa hàng hoá đến tay khách hàng thành công có thể được quyết định bởi các yếu tố như: công suất lưu trữ hàng tồn, vị trí của kho có thuận tiện cho việc phân phối hay không, các dịch vụ hỗ trợ đi kèm có đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp.

Trong bài viết sau, ALS sẽ giới thiệu đến bạn về khái niệm cơ bản của kho hàng hoá cũng như vai trò của nó trong chuỗi cung ứng hiện đại. 

1. Kho hàng hoá (Warehouse) là gì?

Về cơ bản, kho hàng hoá là một khu vực được thiết kế chuyên biệt cho việc lưu trữ một hay nhiều mặt hàng công suất lớn, trong nhà kho sẽ xử lý nhiều dạng công việc khác nhau xuất/nhập khác nhau như: lưu trữ, đóng gói, chuẩn bị vận tải.

Hiện nay với nhu cầu lưu trữ đa dạng các loại mặt hàng cùng điều kiện bảo quản khác nhau, kho hàng hoá được chia ra thành nhiều dạng, bao gồm:

  • Kho chung

  • Kho riêng

  • Kho ngoại quan

  • Kho lạnh

  • Kho xử lý đơn hàng, kho logistics

  • Trung tâm phân phối

Chính vì thế khi lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ kho hàng hoá (warehouse), bạn cần xác định rõ loại hàng, nhu cầu và điều kiện bảo quản cần thiết.

Tham khảo: Bảng giá thuê kho mới nhất cho doanh nghiệp

2. Vai trò của kho hàng hoá

Lưu trữ hàng hoá

Nhu cầu của khách hàng không phải lúc nào cũng đều đặn và hàng hoá sản xuất ra có thể bị dư thừa tạm thời trước khi được đem đi tiêu thụ, vì thế cần có một nơi lưu trữ riêng biệt, tách khỏi khâu sản xuất.

Môi trường thuận lợi để đảm bảo được chất lượng sản phẩm, yếu tố khép kín về kinh doanh cùng đồng bộ các khâu xử lý đến phân phối hàng hoá ở trong cùng một khu vực.

Ổn định giá cả hàng hoá

Điều này được giải thích như sau: Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến giá cả hàng hoá leo thang là do mức độ khan hiếm của mặt hàng đó, hàng càng hiếm, giá sẽ càng cao do không có đủ nguồn hàng phân phối.

Chính vì thế kho hàng hoá là nơi lưu trữ cũng như là phương án dự phòng trong trường hợp giá cả tăng cao, điều này đúng với cả mặt hàng bán ra và nguyên liệu đầu vào.

Trong trường hợp có sự biến động về giá cả trên thị trường, mặt hàng/nguồn nguyên liệu dự phòng trong khó sẽ là phương án ổn định giá tạm thời để tránh cho doanh nghiệp bị “vênh” chi phí khi thị trường ổn định và trong thời kỳ khan hiếm.

Giảm thiểu các rủi ro không đáng có

Thật vậy, với một khu vực được xây dựng chuyên biệt để lưu trữ sẽ đảm bảo các quy định an toàn, giảm thiểu rủi ro từ kể cả yếu tố ngoại lai lẫn nội sinh, một số rủi ro có thể kể đến như:

  • Hoả hoạn, bão lụt

  • Mối mọt, ẩm mốc

  • Các loại côn trùng, động vật gây hư hại

  • Yếu tố con người

  • Điều kiện bảo quản không đảm bảo

Một kho hàng hoá tiêu chuẩn từ đơn vị cung cấp dịch vụ sẽ được thiết kế, trang bị đầy đủ cơ sở hạ tầng bảo quản hàng hoá ở mức tốt nhất về: điều kiện bảo quản (Nhiệt độ, không khí, độ ẩm), hun trùng định kỳ, nhân sự chuyên nghiệp, bảo hiểm hàng hoá,…

Hỗ trợ các khâu khác

Kho hàng hoá là nơi diễn ra phần lớn các hoạt động phân phối, bao gồm: đóng gói, xử lý đơn hàng, chất xếp hàng hoá lên xe, tiếp nhận hàng hoá trả về, xử lý các thủ tục xuất/nhập,…

Nhờ vào các dịch vụ hỗ trợ ngày càng đa dạng của các đơn vị logistics mà hiện nay khách hàng có thể lựa chọn các loại dịch vụ khác nhau để đáp ứng các nhu cầu từ thương mại điện tử hay bán lẻ truyền thống.