Kho Hàng Là Gì? Vai Trò Và Chức Năng của kho hàng
Nếu gọi tên mắt xích then chốt trong chuỗi cung ứng hàng hoá thì Kho Hàng là một trong những yếu tố quan trọng nhất. Mỗi một đơn vị kinh doanh muốn đưa hàng hóa của mình đến tay khách hàng thành công có thể được quyết định bởi các yếu tố như: công suất lưu trữ hàng tồn kho, vị trí của kho có thuận tiện cho việc phân phối không, những dịch vụ hỗ trợ đi kèm có đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp. Trong bài viết sau, Inpa sẽ giới thiệu đến bạn về khái niệm cơ bản của kho hàng hoá cũng như vai trò và chức năng của nó trong chuỗi cung ứng hiện đại.
Mục Lục
Kho hàng là gì?
Về cơ bản, kho hàng là một khu vực được thiết kế chuyên biệt cho việc lưu trữ một hoặc nhiều mặt hàng công suất lớn. Trong kho hàng sẽ xử lý nhiều dạng công việc khác nhau, xuất/nhập khác nhau như: lưu trữ, đóng gói và chuẩn bị vận tải.
Hiện nay, với nhu cầu lưu trữ đa dạng của các loại mặt hàng cùng điều kiện bảo quản khác nhau, kho hàng được chia ra thành nhiều dạng, bao gồm:
-
Kho chung
-
Kho riêng
-
Kho lạnh
-
Kho ngoại quan
-
Kho xử lý đơn hàng, kho logistics
-
Trung tâm phân phối
Chính vì thế, khi lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ kho hàng (warehouse), bạn cần xác định rõ loại hàng gì, nhu cầu và điều kiện bảo quản cần thiết.
Chức năng của kho hàng
Kho hàng hóa có chức năng như: lưu trữ, di chuyển hàng hóa và quản lý thông tin.
Lưu trữ
Nhu cầu của khách hàng không phải lúc nào cũng đều đặn, hàng hoá sản xuất ra có thể bị dư thừa tạm thời trước khi được đem ra tiêu thụ, vì thế chúng ta cần có một nơi lưu trữ riêng biệt, tách khỏi khâu sản xuất.
Kho hàng có môi trường thuận lợi để đảm bảo được chất lượng của sản phẩm, có yếu tố khép kín về kinh doanh có thể đồng bộ các khâu xử lý đến phân phối hàng hoá ở trong cùng một khu vực.
Xem thêm: Các loại kệ chứa hàng cho kho hàng doanh nghiệp
Di chuyển hàng hóa
Bao gồm các hoạt động nhập hàng (dỡ hàng hóa đưa về kho), chuyển đến kho (chuyển hàng từ khu vực đầu vào đến khu vực nơi lưu trữ), chọn đơn hàng (chọn hàng trong kho theo lệnh xuất hàng và chuyển hàng đến khu vực xuất hàng) và hoạt động xuất hàng (kiểm tra, bốc dỡ cho lô hàng).
Quản lý thông tin
Kho hàng có thể theo dõi các thông tin về những hàng hóa đã vào kho, lưu kho và những hàng hóa được chuyển ra khỏi kho. Ngoài ra, bất kỳ thông tin nào liên quan đến nhà kho cũng được lưu trữ. Dữ liệu sẽ được hệ thống thông tin trong kho thu thập và sau đó được chuyển cho cấp quản lý cao hơn nhằm đưa ra các quyết định tốt hơn.
Vai trò của kho hàng
Đảm được tính tính liên tục
Hiện nay, nhu cầu về tiêu dùng trên thị trường phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau bao gồm cả chủ động và khách quan. Thậm chí có thể là biến động theo tính mùa vụ, có những thời điểm có thể hoạch định dự đoán rõ ràng, nhưng vẫn tồn tại những hiện trạng đột ngột như COVID 19 khiến cho nhu cầu về thực phẩm hay hàng hóa tăng bất chợt và khó lường trước được.
Vì vậy, doanh nghiệp cần phải có nhà kho để tích trữ hàng hóa, để có thể điều tiết khi thị trường tăng trưởng bất thường hay giảm bất thường. Cho dù nhu cầu tăng trưởng thì lượng hàng hóa tồn kho cũng có thể giải tỏa được phần nào áp lực cho sản xuất. Kho hàng giúp giảm chi phí đi rất nhiều vì hàng hóa đã được tích trữ từ rất sớm, hạn chế được những rủi ro về mặt giá vật liệu.
Tối ưu được chi phí sản xuất
Kho hàng sẽ giúp cho việc xác định các lô hàng có quy mô kinh tế như thế nào trước khi quá trình sản xuất và phân phối hàng hóa bắt đầu. Định hướng đúng đắn hàng hóa sẽ giúp ích cho việc tiết kiệm chi phí do vận chuyển, lưu kho và quản lý kho hàng rất nhiều. Điều này sẽ tận dụng được nhiều cơ sở vật chất, vì vậy đem đến hiệu quả, lợi nhuận tối ưu hơn.
Dịch vụ trở nên chuyên nghiệp hơn
Điều này được thể hiện vô cùng rõ ràng ở kho hàng, qua việc hàng hóa luôn đảm bảo được nguồn cung khi xảy ra những biến động, từ đó cũng giữ được trạng thái giá bình ổn nhất, vận chuyển một cách nhanh chóng nhất theo địa điểm của khách hàng. Ngoài ra, tối ưu hóa được phần lưu kho đem đến rất nhiều hiệu quả trong việc tìm kiếm và đóng gói sản phẩm nhanh hơn. Kho hàng tiết kiệm được nhiều thời gian cho nhà cung cấp cũng như khách hàng.
Phối hợp hàng hóa
Để có thể tận dụng được tối ưu khả năng lưu trữ của nhà kho, nhiều doanh nghiệp lựa chọn cách lưu trữ đa dạng nhiều loại hàng hóa khác nhau. Những kho hàng có nhiệm vụ như tách lô hàng, phối hợp và ghép lại với nhiều loại hàng hóa tạo thành một đơn hàng hoàn chỉnh.
Nhiều đơn hàng khác nhau được kết hợp lại và chuyển đến tay từng khách hàng. Kho hàng luôn sẵn sàng để những đơn hàng có thể vận chuyển đến khách hàng một cách nhanh nhất.
Đảm bảo về chất lượng của sản phẩm
Khi để hàng trong nhà kho sẽ đảm bảo được mức nguyên vẹn, an toàn về chất lượng cũng như số lượng hàng hóa trong quá trình lưu trữ, có sự quản lý quy trình vận hành kho hàng một cách chặt chẽ. Kho hàng tận dụng việc sắp xếp hàng hóa để chúng có thể tránh được những tác động xấu từ môi trường bên ngoài như: côn trùng, mọt, độ ẩm…
Hy vọng qua những chia sẻ trên của Inpa đã giúp quý khách hiểu rõ hơn về khái niệm, chức năng và vai trò của kho hàng ngày nay. Nếu quý khách cần hỗ trợ, hãy liên lạc đến chúng tôi ngay bây giờ để được nhận tư vấn miễn phí nhé!