Khi nào nên cai sữa cho bé? Cách cai sữa an toàn hiệu quả cho trẻ

Cai sữa cũng được xem là một cột mốc quan trọng trong suốt quá trình phát triển của bé. Vậy khi nào nên cai sữa cho bé? Làm thế nào để giúp bé cai sữa an toàn và hiệu quả? Bài viết dưới đây của AVAKids sẽ cung cấp những thông tin giải đáp cho bạn.

1Mẹ nên cho con bú tối thiểu bao lâu?

Trẻ sơ sinh nên được bú sữa mẹ hoàn toàn trong ít nhất 6 tháng đầu đời và không cần bổ sung thêm các loại thực phẩm khác (kể cả nước).

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng vàng cho trẻ sơ sinh. Trong sữa mẹ có chứa nhiều kháng thể, men tiêu hóa, bạch cầu,… không tìm thấy trong các loại sữa công thức, giúp cung cấp đầy đủ dưỡng chất và các yếu tố sinh học cần thiết cho sự phát triển toàn diện của trẻ.

Đồng thời, các axit béo và chất đạm Casein có trong sữa mẹ cũng giúp trẻ phát triển não bộ, tăng cường nhận thức và ngăn ngừa một số loại bệnh thường gặp như: tiêu chảy, viêm tai, dị ứng, nhiễm trùng hô hấp,….

Trẻ sơ sinh nên được bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời. Nguồn: sleepingshouldbeeasy

Trẻ sơ sinh nên được bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời. Nguồn: sleepingshouldbeeasy

Sau 6 tháng đầu đời, nhu cầu về năng lượng và dinh dưỡng của trẻ lớn hơn để đáp ứng từng giai đoạn phát triển. Bên cạnh việc bú sữa mẹ, bố mẹ cần kết hợp cho bé bú thêm sữa công thức và bắt đầu ăn dặm.

Có thể bạn quan tâm: Mách mẹ 9 cách

: Mách mẹ 9 cách cai sữa đêm cho bé – Huấn luyện bé ngủ ngoan cả đêm

2Khi nào mẹ nên cai sữa cho bé?

Thời điểm thích hợp để cai sữa cho bé thường là khi chúng được 18 – 24 tháng tuổi. Tuy nhiên, thực tế chưa có những quy tắc cụ thể về việc khi nào nên cai sữa cho bé. Tùy vào sức khỏe, thể trạng của trẻ và hoàn cảnh cụ thể mà giai đoạn này có thể diễn ra sớm hoặc muộn hơn thông thường.

Cai sữa là quá trình trẻ nhỏ chuyển thức ăn là sữa sang thức ăn của người lớn. Giai đoạn này nên được diễn ra một cách chậm rãi để bé dần thích nghi.

Nếu bé đang có sức khỏe bình thường, không mắc bệnh, bố mẹ có thể cân nhắc đến việc cai sữa khi bé bước sang những giai đoạn dưới đây:

Bố mẹ có thể cân nhắc cai sữa cho bé dựa trên một số dấu hiệu. Nguồn: elite-symbol

Bố mẹ có thể cân nhắc cai sữa cho bé dựa trên một số dấu hiệu. Nguồn: elite-symbol

  • Bé có thể ngồi thẳng và lăn trái bóng ra trước mà không cần sự trợ giúp: Khi có thể làm được những động tác này, bé đã cứng cáp, hệ thần kinh và hệ vận động phát triển tương đối tốt, có khả năng tự đề kháng nếu thiếu sữa mẹ.
  • Bé có thể nói liên tiếp 2 – 3 từ hoặc những câu ngắn: Đây là thời điểm hệ thần kinh và thính giác của trẻ đã phát triển tốt, chúng có thể diễn đạt mong muốn bằng lời nói. Ở giai đoạn này, bố mẹ có thể cai sữa cho con, kết hợp với việc cho bé ăn dặm và bổ sung thêm sữa công thức với khoảng 500 – 600ml/ngày.
  • Bé ăn được cháo và cơm nhão: Khi trẻ có khả năng nhai, nuốt chứng tỏ hệ tiêu hóa của chúng đã phát triển. Đây là thời điểm lý tưởng để thực hiện cai sữa mẹ cho bé.
  • Bé có thể nhận biết và phân biệt được màu sắc: Bằng cách thay đổi màu sắc đầu vú (Ví dụ như: dùng nghệ tạo màu vàng, dùng củ dền tạo màu đỏ,…), mẹ có thể cai sữa cho bé. Khi không thấy màu sắc núm vú quen thuộc, bé sẽ dần ngưng bú.
  • Bé có thể tự leo lên – xuống cầu thang: Ở thời điểm này, thường thì trẻ đã hơn 24 tháng. Đây là độ tuổi các bác sĩ khuyên nên cai sữa mẹ.

Có thể bạn quan tâm: Gợi ý

: Gợi ý cách cai sữa cho trẻ nhẹ nhàng không nước mắt mà hiệu quả

Trong một số trường hợp đặc biệt, mẹ buộc phải cai sữa cho bé ngay. Nguồn: theasianparent

Trong một số trường hợp đặc biệt, mẹ buộc phải cai sữa cho bé ngay. Nguồn: theasianparent

Ngoài ra, bé cần được cai sữa mẹ ngay trong một số trường hợp đặc biệt như: Mẹ mắc bệnh truyền nhiễm hoặc các bệnh liên quan tới bầu vú,…

Có thể bạn quan tâm: Góc giải đáp: Mẹ cần làm gì khi

: Góc giải đáp: Mẹ cần làm gì khi trẻ sợ uống thuốc

35 dấu hiệu cho thấy trẻ sẵn sàng cai sữa

Quá trình cai sữa sẽ trở nên dễ dàng hơn cho cả mẹ và bé khi bé đã sẵn sàng cho việc này. Bố mẹ có thể cân nhắc việc cai sữa cho con khi thấy bé có những dấu hiệu dưới đây:

Bé quay lưng lại với vú

Nếu con của bạn bắt đầu quay lưng lại với vú hoặc thường xuyên từ chối bú mẹ, điều này không hoàn toàn đồng nghĩa với việc bé không đói. Dấu hiệu này có thể thể hiện rằng trẻ cảm thấy khó chịu do đang trong quá trình mọc răng, bị tưa miệng, nhiễm trùng tai, cảm lạnh hoặc bé muốn bắt đầu cai sữa mẹ.

Một số dấu hiệu cho thấy trẻ đã sẵn sàng để cai sữa. Nguồn: rgj

Một số dấu hiệu cho thấy trẻ đã sẵn sàng để cai sữa. Nguồn: rgj

Bé lắc đầu khi mẹ cho bú

Khi đủ lớn, trẻ bắt đầu có thể tự nhận thức được nhu cầu của bản thân và biết lắc đầu nói “không” với những điều chúng không muốn. Việc trẻ lắc đầu khi mẹ cho bú có thể cho thấy rằng bé đang bị bệnh, việc bú mẹ khiến bé bị đau hoặc con muốn tự cai sữa.

Đôi khi, trẻ sơ sinh muốn tự cai sữa khi được khoảng 12 tháng tuổi và chúng thể hiện điều đó theo nhiều cách khác nhau.

Bé thường kẹp và cắn đầu vú

Bé có thể vẫn rất thích bú mẹ nhưng lại thường xuyên kẹp và cắn đầu vú. Trong trường hợp này, con có thể đang ở tư thế bú không thoải mái, ngậm không đúng vị trí, bé đã bú no hoặc cũng có thể con đang dần muốn cai sữa.

Bé nôn sữa sau khi bú

Nôn trớ sau khi bú mẹ là hiện tượng thường thấy ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, bạn cần xem xét lại nguyên nhân nếu trẻ bị ọc quá nhiều sữa. Một số nguyên nhân có thể kể đến như: Trẻ bú quá no, tốc độ dòng chảy của sữa nhanh khiến trẻ bú không kịp hoặc cũng có thể bé đã đến giai đoạn muốn cai sữa.

Có thể bạn quan tâm: Mẹo hay giúp mẹ dỗ trẻ ngủ ngon mỗi ngàyBố mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân nếu trẻ bị ọc sữa quá nhiều sau khi bú mẹ. Nguồn: Istock

Bố mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân nếu trẻ bị ọc sữa quá nhiều sau khi bú mẹ. Nguồn: Istock

Bé chơi trong lúc bú

Trẻ có thể không còn tập trung bú như trước. Thay vào đó, chúng thường bị phân tâm và cảm thấy hào hứng với những món đồ chơi trẻ em và môi trường xung quanh mình. Dấu hiệu này có thể cho thấy trẻ bắt đầu muốn cai sữa.

Có thể bạn quan tâm: Cách cai mút tay cho bé hiệu quả, nhanh chóng giúp bé sớm từ bỏ thói xấu

4Cách cai sữa cho trẻ nhẹ nhàng và hiệu quả

Bố mẹ nên cai sữa từ từ để bé dần thích nghi. Trẻ sẽ cảm thấy hụt hẫng và khó chịu nếu bạn dừng việc cho bú mẹ một cách đột ngột.

Dưới đây là một số cách bạn có thể áp dụng để quá trình cai sữa diễn ra nhẹ nhàng và hiệu quả cho cả mẹ và bé:

Bỏ qua một lần cho bú

Mẹ có thể xen kẽ bỏ qua một vài lần bú trong ngày và thay vào đó bằng việc cho bé bú bình với sữa công thức. Việc giảm số lần cho bú nên được thực hiện kéo dài trong khoảng vài tuần để trẻ có đủ thời gian thích nghi với những thay đổi và dần cai sữa mẹ. Bên cạnh đó, việc ít cho bé bú hơn sẽ giúp nguồn sữa trong cơ thể mẹ giảm đi từ từ, không làm cho vú bị căng, viêm hoặc nhiễm trùng.

Bằng việc giảm bớt số lần bú mẹ, bé có thể dần thích nghi và cai sữa. Nguồn: Freepik

Bằng việc giảm bớt số lần bú mẹ, bé có thể dần thích nghi và cai sữa. Nguồn: Freepik

Rút ngắn thời gian mỗi lần cho bú

Rút ngắn khoảng thời gian trong mỗi lần cho bé bú mẹ cũng là một cách hiệu quả giúp bé dần cai sữa. Chẳng hạn như: Nếu bình thường trẻ bú mẹ trong 5 phút, thì bây giờ bạn sẽ rút ngắn khoảng thời gian này lại còn khoảng 4 phút, 3 phút rồi 2 phút cho đến khi chúng cai sữa.

Song song với việc rút ngắn thời gian bú, bạn cần cho trẻ uống thêm sữa công thức hoặc ăn dặm mỗi ngày để con không bị đói.

Trì hoãn việc cho bú và đánh lạc hướng trẻ

Bạn có thể kéo dài khoảng thời gian giữa các lần bú bằng cách đánh lạc hướng bé bằng những món đồ chơi, những bài hát hoặc câu chuyện. Điều này sẽ giảm số lần bú mẹ trong ngày và giúp bé dần cai sữa.

Chẳng hạn như: Trước đây bạn thường cho bé bú sau mỗi 3 giờ đồng hồ, thì hiện tại bạn có thể bắt đầu kéo giãn ra khoảng 4 giờ, 5 giờ đồng hồ để chúng tập làm quen.

Không tự nguyện cho trẻ bú

Ở cách này, mẹ chỉ nên cho bú khi bé đòi. Việc thường xuyên và tự nguyện cho bú sẽ khiến bé khó cai sữa hơn.

Có thể bạn quan tâm: Bố mẹ bỏ túi 11

: Bố mẹ bỏ túi 11 cách cải thiện thị lực cho trẻ hiệu quả nhất

Tự nguyện cho bé bú sẽ khiến chúng khó cai sữa hơn. Nguồn: Shutterstock

Tự nguyện cho bé bú sẽ khiến chúng khó cai sữa hơn. Nguồn: Shutterstock

Có thể bạn quan tâm: Cách xử lý tình trạng

: Cách xử lý tình trạng khủng hoảng xa cách ở trẻ

Mách bạn: Nếu trẻ quấy khóc, giận dữ hoặc có những hành vi khó chịu khác, có thể là quá trình cai sữa đang diễn ra quá nhanh so với khả năng thích nghi của bé. Bạn có thể tìm hiểu nguyên nhân và điều chỉnh lại để việc cai sữa diễn ra nhẹ nhàng và hiệu quả hơn.

MỘT SỐ MẸO CAI SỮA CHO TRẺ

Một số mẹo dưới đây có thể hỗ trợ các mẹ trong quá trình cai sữa cho bé:

  • Hoá trang bầu ngực của mẹ: Bạn có thể dùng nghệ, củ dền hoặc son môi tô lên bầu ngực. Khi thấy ngực mẹ có sự thay đổi về màu sắc, bé sẽ không còn cảm thấy quen thuộc và không đòi bú nữa.
  • Dùng thuốc đắng cloxit: Yên tâm, đây là loại thuốc an toàn cho trẻ. Bạn có thể nghiền nát loại thuốc này với nước rồi bôi lên ti mẹ. Vị đắng của thuốc sẽ khiến trẻ không còn muốn bú ti mẹ nữa.
  • Bôi dầu gió xung quanh ngực mẹ: Đây là cách tương đối đơn giản, thông dụng và cũng khá hiệu quả. Vị hắc và cay của dầu gió sẽ khiến trẻ không dám đòi ti nữa.

Có thể bạn quan tâm: Khi nào nên cai sữa cho bé – Top 9 loại thực phẩm phù hợp để bắt đầu ăn dặmBôi dầu gió xanh lên ngực mẹ, bé sẽ cảm thấy vị khó chịu và không còn đòi bú nữa. Nguồn: Bau

Bôi dầu gió xanh lên ngực mẹ, bé sẽ cảm thấy vị khó chịu và không còn đòi bú nữa. Nguồn: Bau

5Kết luận

Cai sữa là quá trình không mấy dễ dàng, đòi hỏi nhiều nổ lực của cả mẹ và bé. Bố mẹ nên cân nhắc lựa chọn khoảng thời gian và cách cai sữa phù hợp để con cảm thấy thoải mái nhất. Đồng thời, quá trình cai sữa cũng nên được thực hiện một cách từ từ để con của bạn dần thích nghi.

Ngọc Nguyễn tổng hợp.