Khẩu nghiệp là gì? Nhân quả báo ứng của khẩu nghiệp

Người xưa có câu nói rất sâu sắc: “Bệnh từ miệng mà vào hoạ từ miệng mà ra”. Và câu nói này vẫn rất đúng cho đến thời điểm hiện tại. Khẩu nghiệp là hoàn toàn có thật và tốt nhất là đừng nên gieo khẩu nghiệp vô tội vạ. Vậy thì khẩu nghiệp là gì? Nhân quả báo ứng khẩu nghiệp nặng đến đâu? Cách tu khẩu khoa học để tránh khẩu nghiệp và tích đức về sau như thế nào? Hãy để muahangdambao.com giải đáp giúp bạn ngay bây giờ.

Khẩu nghiệp là gì?

Theo Phật giáo thì khẩu nghiệp chính là một trong những nghiệp nặng nhất bởi vì một lời khi đã nói ra thì có thể khiến cho đối phương cảm thấy tổn thương sâu sắc và để lại nhiều hậu quả không lường trước được trong các mối quan hệ tình cảm như tình yêu, công việc, gia đình và bạn bè.

Theo đạo Phật, khẩu nghiệp là một trọng tội

Trước vấn đề này, Đại đức Thích Trúc Thái Minh có chia sẻ như sau: “Khẩu nghiệp là nghiệp do chính miệng của mình sinh ra. Từ lời nói của mình mà tạo thành nghiệp. Khẩu nghiệp là tội rất nặng. Có khi chỉ một lời nói thôi nhưng người ta gọi đó là “lời nói là đọi máu”. Một câu nói có thể làm mất hết tất cả sự nghiệp của ai đó hoặc có khi hủy hoại cả cuộc đời của 1 người luôn. Và cũng có những lời nói thì làm cho người ta trở nên nở mày nở mặt, người ta đạt được thành tựu, công thành danh toại. Nên chúng ta có thể thấy, lời nói là vô cùng quan trọng! Đức Phật cũng là xuất phát từ lời nói mà làm Phật Pháp được lan tỏa đến mọi người còn chúng ta lại dùng cái miệng này để đi tạo ác nghiệp”.

Vậy còn khẩu nghiệp là gì trên Facebook?

Như đã giải thích ở trên thì khẩu nghiệp là một tội trạng rất nặng trong giáo lý nhà Phật. Tuy nhiên, nghĩa thực tế thì là như vậy nhưng khẩu nghiệp được dùng trên Facebook thì lại nhẹ nhàng hơn rất nhiều.

Đây đơn giản chỉ là một xu hướng, một hot trends đang rất nổi do các bạn trẻ khởi xướng và được dùng nhiều trên mạng xã hội mà thôi. Nó chỉ là cách nói vui và hài hước về việc không thuận mắt một vấn đề nào đó mà chẳng cần tìm hiểu rõ ràng đã buông lời khó nghe, chửi bới hay thậm chí là mạt sát người khác.

Khẩu nghiệp trên Facebook có ý nghĩa nhẹ nhàng hơn

Mặc dù ban đầu khẩu nghiệp trên Facebook không quá nặng nề nhưng theo thời gian thì nhiều khi các bạn trẻ đã quá lạm dụng việc khẩu nghiệp để mà chê bai, chỉ trích người khác và dẫn đến những hậu quả đáng tiếc. Khi được góp ý thì lại chống chế rằng chỉ vì “mình thích thì mình làm thôi mà”.

Nghiệp quật là gì?

Để có thể hiểu rõ nghiệp quật là gì thì trước tiên chúng ta cần phải tìm hiểu “nghiệp” là gì và “quật” là gì đã nhé.

  • Nghiệp là từ để ám chỉ 1 hành động hay công việc. Theo thuyết của nhà Phật thì nghiệp là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới quả báo, cả hai yếu tố này đã tạo thành luật nhân – quả tuần hoàn không dứt và liên tục suốt cõi luân hồi.

  • Quật là để chỉ sự phản hồi ngược lại, quật lại hay đánh ngược lại.

Từ đây thì chúng ta có thể hiểu đơn giản nghiệp quật là ý nói rằng: “Con người ta sẽ phải nhận những hậu quả (xấu) trong tương lai nếu làm ra những hành động xấu ở ngày hôm nay. Quả báo không bỏ sót một ai, vấn đề nằm ở thời gian mà thôi”. Nghiệp quật trong tiếng Anh còn được hiểu là karma.

Ngược lại với nghiệp quật thì chúng ta còn có nghiệp báo. Có thể hiểu nghiệp báo là để nói rằng: “Con người ta sẽ nhận được những kết quả (tốt) trong tương lai nhờ những việc làm thiện lành ở thời điểm hiện tại”.

 

Biểu hiện của khẩu nghiệp là gì?

Khẩu nghiệp xuất phát từ miệng sẽ được chia thành những mức độ khác nhau và nhân quả của từng loại khẩu nghiệp cũng sẽ có sự khác nhau. Khẩu nghiệp Phật dạy sẽ được chia thành 4 loại:

Vọng ngữ (nói dối)

Trong Phật giáo thì điều được coi trọng nhất chính là sự thật. Do đó, nói dối là một trong những nghiệp rất nặng. Theo lời Phật dạy thì nghiệp nói dối nghiêm trọng nhất chính là khi bản thân đang nối mà còn không biết.

Có đôi khi những lời nói dối đó không phải có mục đích để hại ai đó mà đơn giản chỉ là những lời nói đùa vui vẻ nhưng như thế cũng là một hình thức rước họa vào thân. Bởi vì những lời nói dối đó sẽ khiến bạn bị mọi người dè chừng và không còn niềm tin tưởng vào bạn nữa.

Vì lẽ đó trong cuộc sống này, dù lời nói dối có mang thiện ý hay ác ý thì đều được coi là nghiệp xấu, đây là hình thức làm tổn hại đến danh dự của chính bản thân bạn vì vậy chúng ta nên hạn chế nói dối nhé.

Nói những lời lừa dối người khác

Thiến ngữ (lời nói thô thiển)

Theo quan điểm của Phật giáo mà các sư thầy Thích Thiện Thuận, Thích Trí Huệ và Thích Chân Quang giải thích thì nghiệp này sẽ được gọi là ác nhân. Những người hay sử dụng những lời nói nặng để đả kích, chửi bới và làm tổn hại đến danh dự của người khác được tính là họa từ miệng ra.

Họa này không chỉ làm hại cho người khác mà còn là quả báo cho chính bản thân mình nữa. Vì vậy, Phật dạy mỗi người chúng ta cần biết tôn trọng người khác cũng là đang tự tôn trọng chính mình. Thốt ra những lời lẽ thô thiển chính là hành động hạ thấp mình và gây tổn phước của bản thân tuyệt đối không nên làm.

Ba phải (nói hai lời)

Những người có tính cách 3 phải đều là những người vô cùng nham hiểm, tâm cơ tuyệt đối không nên tiếp xúc nhiều. Nghiệp này không đơn giản chỉ là nói sai sự thật mà còn là một nghiệp ác cực kỳ nghiêm trọng.

Những người thường nói hai lời là lúc nói thế này 1 lúc sau lại nó thế khác và luôn gây ra xích mích không đáng có trong các quan hệ giữa người với người. Nếu như ai đang có tính cách như này thì nên chuyên tâm và bỏ ngay lập tức để tránh tạo ra những nghiệp nặng hơn.

Xảo ngữ (lời lẽ có tính khiêu khích)

Xảo ngữ được hiểu là dùng những lời nói với mục đích đã khích, khích bác và châm chọc người khác để gợi lên sự đố kỵ trong lòng người khác. Mặc dù, đây chỉ là lời nói khích bác nhưng nhưng vô tình cũng là đang tạo nghiệp từ miệng. Những người thường có lời lẽ gây chia rẽ rất dễ bị trả thù hoặc bị tách biệt dần dần với xã hội và mất hết những mối quan hệ.

Thốt ra những lời “khích đểu” người khác

 

Hậu quả của khẩu nghiệp là gì?

Theo 1 câu chuyện của nhà Phật thì ngày xưa có chú Sa-di đã buông lời chê bai vị Tỳ-kheo tụng kinh giọng giống như chó sủa. Vị Tỳ-kheo này đã chứng Thánh quả nên đã khuyên chú Sa-di nhanh chóng đi sám hối nếu không muốn bị đọa đày ở cõi địa ngục.

Mặc dù đã sám hối kịp thời và thoát tội địa ngục nhưng chú Sa-di vẫn phải chịu quả báo là 500 kiếp làm chó. Từ câu chuyện này chúng ta có thể thấy rằng một lời nói dường như vô ý, không ác hại ai nhưng đã phải chịu nghiệp báo vô cùng nặng nề. Đây chính là bài học dành cho những ai còn khẩu nghiệp, ác miệng. Muốn không nhận quả báo nhãn tiền thì đừng gieo khẩu nghiệp.

Có đôi khi chỉ một lời nói của mình sẽ được nhận phúc báu nhưng cũng có khi một lời nói của mình sẽ làm tổn hao phước báu. Các Phật tử đã có kiểm nghiệm ngay trên thân tâm của mình.

Khẩu nghiệp sẽ phải trả giá rất lớn

Khi mình nói về ai, về một Sư Thầy nào đó, mình nói một câu rất đỗi tự nhiên mà cảm thấy người mệt mỏi, u ám là phải biết mình đã nói lời ác làm tổn phước báu. Đấy chính là biểu hiện của ác nghiệp, mất đi phước báu. Cũng có lúc chúng ta nói một lời xong lại thấy hạnh phúc, hoan hỉ trong lòng thì lời ấy đã thêm phước báu cho bản thân.

Cách để tu khẩu nghiệp từ miệng tránh hậu hoạ sau này

Dưới đây là những cách tu khẩu nghiệp hiệu quả mà các bạn nên tham khảo:

  •  Không nên đánh giá sự tốt xấu của ai đó từ lần gặp đầu tiên vì chúng ta không thể nào biết được con người thật của họ. Chưa tìm hiểu kỹ đã vội kết luận thì chính là tạo nghiệp.

  •  Không đánh giá nhân cách của người khác bởi vì chưa chắc phẩm chất của bạn đã so sánh được với họ.

  •  Không đánh giá về hoàn cảnh gia đình của người khác vì điều đó không liên quan đến bạn cũng như không ai được lựa chọn gia đình, mỗi người đã có một số phận được sắp đặt sẵn.

  •  Đừng bao giờ đánh giá học thức của người khác vì mỗi người sinh ra sẽ có bộ não riêng và nhận thức không giống nhau.

  •  Không tiêu tiền một cách bừa bãi mà hãy tiêu dùng thông minh và nghĩ cho ngày mai của chính mình.

  •  Không kiêu ngạo về bản thân với người khác.

  •  Không nên phô trương lố lăng mà hãy biết khiêm tốn.

  •  Không nên sống dựa dẫm vào người khác mà hãy tự đi bằng đôi chân của mình.

  •  Tuyệt đối đừng bao giờ nói ra những lời độc địa làm tổn thương tinh thần của người khác. Bởi vì nếu hôm nay bạn dùng lời lẽ không hay để làm tổn thương người khác thì biết đâu nay mai lại có 1 người khác làm tổn thương bạn y như vậy.

  •  Ngoài ra các bạn cũng có thể hàng ngày niệm kinh khẩu nghiệp của Phật giáo để bớt khẩu nghiệp.

Không nên bình phẩm, bàn tán sau lưng người khác

Trên đây là những thông tin đầy đủ về khẩu nghiệp là gì, nhân quả khi khẩu nghiệp cũng như cách để không tạo khẩu nghiệp từ miệng. Hy vọng rằng, sau khi đã đọc xong bài viết này thì các bạn đã biết tiết chế lại những lời nói của mình để tránh nhận quả báo trong tương lai.