Khánh Hòa: Giáo viên giỏi “xuống núi” | CareerBuilder.vn

Khánh Hòa: Giáo viên giỏi “xuống núi”

Trường THCS Nguyễn Thái Bình được xây dựng khang trang, học sinh đến lớp đều đặn nhưng đang gian nan vì giáo viên bỏ dạy

Trong khi tình trạng thiếu giáo viên ở hai huyện miền núi Khánh Vĩnh và Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa vẫn chưa được khắc phục, thì từ đầu năm học đến nay, tình trạng tự ý bỏ lớp của một số giáo viên ở đây đang đến hồi chuông báo động.

Giáo viên tự ý bỏ việc

Chúng tôi tìm đến Trường Trung học cơ sở (THCS) Nguyễn Thái Bình, xã Khánh Bình, huyện Khánh Vĩnh – một trong ba trường cấp II – thuộc diện miền núi của huyện Khánh Vĩnh để tìm hiểu sự việc. Trường ở đây được xây dựng rất khang trang, có chỗ nội trú cho giáo viên, dịch vụ ăn uống, vui chơi giải trí nơi đây chẳng khác gì đồng bằng và hơn hết là tỷ lệ học sinh đến lớp rất đầy đủ so với các trường khác. Vậy mà, chuyện giáo viên ở đây bỏ lớp… khiến chúng tôi thực sự bất ngờ.

Thầy Trần Thái Linh – hiệu trưởng trường – cho chúng tôi xem những lá đơn xin nghỉ dạy, hầu như đều có lý do: “Gia đình khó khăn, bố mẹ già không ai chăm sóc”.

Theo thống kê từ đầu năm học 2008 – 2009 đến nay, Trường THCS Nguyễn Thái Bình đã có 5 giáo viên tự ý bỏ lớp, trong đó gồm 2 giáo viên dạy Thể dục, 2 giáo viên Anh văn và một giáo viên Vật lý. Người vào nghề lâu nhất thì chỉ mới bốn năm, còn có người chỉ vừa xong thời gian tập sự thì đã… bỏ dạy luôn!

Tất cả 5 giáo viên này đều cư trú tại TP Nha Trang hoặc huyện Diên Khánh (huyện giáp với Nha Trang). Trong số những giáo viên nghỉ việc thì chỉ duy nhất một trường hợp xin nghỉ có lý do xác đáng. Điều đáng buồn hơn, những giáo viên này ngày trước nộp đơn xin nghỉ thì ngày hôm sau đã rời khỏi trường khi chưa được sự chấp thuận của Ban giám hiệu.

Thầy Linh cho biết: “Theo thông tin mà nhà trường có được thì ngay sau khi nghỉ việc, các giáo viên này đã nhanh chóng tìm được nơi dạy mới. Để níu kéo các giáo viên này ở lại trường, không biết bao nhiêu lần Ban giám hiệu, Công đoàn Trường THCS Nguyễn Thái Bình đã tìm cách vận động nhưng các giáo viên này không chịu quay lại, không còn cách nào khác, nhà trường đành họp hội đồng kỷ luật và cho thôi việc với các giáo viên này”.

Gánh nặng lên lớp

Trường THCS Nguyễn Thái Bình hiện có 25 lớp, với 47 giáo viên và hơn 700 học sinh, nếu tính theo quy định của ngành giáo dục (1 lớp/1,9 giáo viên) thì tương đối đủ nhưng nay đã có 5 giáo viên bỏ lớp khiến trường khó khăn hơn. Đặc biệt là giáo viên Tiếng Anh. Đầu năm học, Trường THCS Nguyễn Thái Bình có 5 nữ giáo viên bộ môn Tiếng Anh, đến nay chỉ còn lại ba cô. Nhưng, trong số ba cô giáo này thì đã có hai cô gặp vấn đề về sức khỏe.

Để đảm bảo việc dạy và học, các giáo viên này đành phải gồng mình lên để dạy từ 25-29 tiết/tuần, trong lúc quy định của ngành giáo dục chỉ có 18-19 tiết. Cô Lê Thị Minh Nhật cho biết: “Có ngày em phải dạy đến 8 tiết, buổi sáng dạy 5 tiết xong nghỉ ngơi được một lát thì phải lên lớp; mặc dù nhà không xa nhưng em ít khi được về nhà, tối đến lại chong đèn soạn giáo án cho các khối học có bộ môn Tiếng Anh. Cứ đà này chắc tụi em chịu không nổi!”.

Thống kê của Trường Cao đẳng Sư phạm Nha Trang cho thấy, sau khi tốt nghiệp năm học vừa qua thì có đến hơn 200 giáo viên cấp II bị thất nghiệp, trong lúc giáo viên cấp II tại các huyện miền núi tỉnh Khánh Hòa lại luôn kêu thiếu!

Ông Lê Văn Cường (Trưởng phòng GD-ĐT huyện Khánh Vĩnh) cho biết: “Hiện nay tình trạng thiếu giáo viên ở huyện Khánh Vĩnh đang là một bài toán nan giải. Năm học 2008-2009, giáo viên cấp tiểu học huyện thiếu hơn 40 người, để khắc phục khó khăn đó, phòng đã có chủ trương tăng ca dạy hai buổi/ngày cho mỗi giáo viên. Phòng còn có chủ trương hợp đồng có thời hạn với các giáo viên có chuyên ngành đào tạo dạy cấp II nhưng chưa có việc làm về bồi dưỡng thêm để dạy bổ sung cho cấp I; vì vậy, khi nguồn giáo viên ở cấp II bị thiếu thì việc bổ sung là rất khó khăn”. Còn chuyện giáo viên tự ý bỏ dạy, ông Cường cho rằng: Hiện nay, việc tuyển dụng giáo viên theo hợp đồng thật khó quản lý và ràng buộc công tác. Có giáo viên chỉ vừa xong thời gian tập sự cũng có thể xin nghỉ để chuyển trường, như một số trường hợp ở Trường THCS Nguyễn Thái Bình.

Những giáo viên sau khi được ký hợp đồng 1 năm, 3 năm nhưng có thể tự liên hệ xin chuyển trường nếu có nơi nào nhận họ; như thế, ở các trường miền núi, khi những giáo viên giỏi, có năng lực muốn chuyển trường thì khá đơn giản. Cứ theo đà này, việc giáo viên giỏi bỏ trường, đua nhau chạy về đồng bằng sẽ làm cho công tác giáo dục ở miền núi vốn đã khó khăn nay càng khó khăn hơn.

  Theo SGGP

Chúng tôi tìm đến Trường Trung học cơ sở (THCS) Nguyễn Thái Bình, xã Khánh Bình, huyện Khánh Vĩnh – một trong ba trường cấp II – thuộc diện miền núi của huyện Khánh Vĩnh để tìm hiểu sự việc. Trường ở đây được xây dựng rất khang trang, có chỗ nội trú cho giáo viên, dịch vụ ăn uống, vui chơi giải trí nơi đây chẳng khác gì đồng bằng và hơn hết là tỷ lệ học sinh đến lớp rất đầy đủ so với các trường khác. Vậy mà, chuyện giáo viên ở đây bỏ lớp… khiến chúng tôi thực sự bất ngờ.Thầy Trần Thái Linh – hiệu trưởng trường – cho chúng tôi xem những lá đơn xin nghỉ dạy, hầu như đều có lý do: “Gia đình khó khăn, bố mẹ già không ai chăm sóc”.Theo thống kê từ đầu năm học 2008 – 2009 đến nay, Trường THCS Nguyễn Thái Bình đã có 5 giáo viên tự ý bỏ lớp, trong đó gồm 2 giáo viên dạy Thể dục, 2 giáo viên Anh văn và một giáo viên Vật lý. Người vào nghề lâu nhất thì chỉ mới bốn năm, còn có người chỉ vừa xong thời gian tập sự thì đã… bỏ dạy luôn!Tất cả 5 giáo viên này đều cư trú tại TP Nha Trang hoặc huyện Diên Khánh (huyện giáp với Nha Trang). Trong số những giáo viên nghỉ việc thì chỉ duy nhất một trường hợp xin nghỉ có lý do xác đáng. Điều đáng buồn hơn, những giáo viên này ngày trước nộp đơn xin nghỉ thì ngày hôm sau đã rời khỏi trường khi chưa được sự chấp thuận của Ban giám hiệu.Thầy Linh cho biết: “Theo thông tin mà nhà trường có được thì ngay sau khi nghỉ việc, các giáo viên này đã nhanh chóng tìm được nơi dạy mới. Để níu kéo các giáo viên này ở lại trường, không biết bao nhiêu lần Ban giám hiệu, Công đoàn Trường THCS Nguyễn Thái Bình đã tìm cách vận động nhưng các giáo viên này không chịu quay lại, không còn cách nào khác, nhà trường đành họp hội đồng kỷ luật và cho thôi việc với các giáo viên này”.Trường THCS Nguyễn Thái Bình hiện có 25 lớp, với 47 giáo viên và hơn 700 học sinh, nếu tính theo quy định của ngành giáo dục (1 lớp/1,9 giáo viên) thì tương đối đủ nhưng nay đã có 5 giáo viên bỏ lớp khiến trường khó khăn hơn. Đặc biệt là giáo viên Tiếng Anh. Đầu năm học, Trường THCS Nguyễn Thái Bình có 5 nữ giáo viên bộ môn Tiếng Anh, đến nay chỉ còn lại ba cô. Nhưng, trong số ba cô giáo này thì đã có hai cô gặp vấn đề về sức khỏe.Để đảm bảo việc dạy và học, các giáo viên này đành phải gồng mình lên để dạy từ 25-29 tiết/tuần, trong lúc quy định của ngành giáo dục chỉ có 18-19 tiết. Cô Lê Thị Minh Nhật cho biết: “Có ngày em phải dạy đến 8 tiết, buổi sáng dạy 5 tiết xong nghỉ ngơi được một lát thì phải lên lớp; mặc dù nhà không xa nhưng em ít khi được về nhà, tối đến lại chong đèn soạn giáo án cho các khối học có bộ môn Tiếng Anh. Cứ đà này chắc tụi em chịu không nổi!”.Thống kê của Trường Cao đẳng Sư phạm Nha Trang cho thấy, sau khi tốt nghiệp năm học vừa qua thì có đến hơn 200 giáo viên cấp II bị thất nghiệp, trong lúc giáo viên cấp II tại các huyện miền núi tỉnh Khánh Hòa lại luôn kêu thiếu!Ông Lê Văn Cường (Trưởng phòng GD-ĐT huyện Khánh Vĩnh) cho biết: “Hiện nay tình trạng thiếu giáo viên ở huyện Khánh Vĩnh đang là một bài toán nan giải. Năm học 2008-2009, giáo viên cấp tiểu học huyện thiếu hơn 40 người, để khắc phục khó khăn đó, phòng đã có chủ trương tăng ca dạy hai buổi/ngày cho mỗi giáo viên. Phòng còn có chủ trương hợp đồng có thời hạn với các giáo viên có chuyên ngành đào tạo dạy cấp II nhưng chưa có việc làm về bồi dưỡng thêm để dạy bổ sung cho cấp I; vì vậy, khi nguồn giáo viên ở cấp II bị thiếu thì việc bổ sung là rất khó khăn”. Còn chuyện giáo viên tự ý bỏ dạy, ông Cường cho rằng: Hiện nay, việc tuyển dụng giáo viên theo hợp đồng thật khó quản lý và ràng buộc công tác. Có giáo viên chỉ vừa xong thời gian tập sự cũng có thể xin nghỉ để chuyển trường, như một số trường hợp ở Trường THCS Nguyễn Thái Bình.Những giáo viên sau khi được ký hợp đồng 1 năm, 3 năm nhưng có thể tự liên hệ xin chuyển trường nếu có nơi nào nhận họ; như thế, ở các trường miền núi, khi những giáo viên giỏi, có năng lực muốn chuyển trường thì khá đơn giản. Cứ theo đà này, việc giáo viên giỏi bỏ trường, đua nhau chạy về đồng bằng sẽ làm cho công tác giáo dục ở miền núi vốn đã khó khăn nay càng khó khăn hơn.