Khám phá sức hút của ngành Kỹ thuật phần mềm trong kỷ nguyên số
Ngành học
Mục Lục
Khám phá sức hút của ngành Kỹ thuật phần mềm trong kỷ nguyên số
Các sản phẩm công nghệ thông tin – phổ biến nhất là các phần mềm, ứng dụng trên điện thoại thông minh, máy tính ngày nay là những điều không thể thiếu đối với con người.
Từ cá nhân đến các doanh nghiệp sản xuất, phân phối, kinh doanh… phần mềm đóng vai trò không thể thay thế. Cũng vì vậy mà ngành học Kỹ thuật phần mềm ngày càng hot, nhiều người cạnh tranh để học và tìm việc làm trong lĩnh vực năng động, nhiều cơ hội này.
Nhu cầu nhân lực cao ngành Kỹ thuật phần mềm
Hiện này, kỹ sư phần mềm đang là nghề thời hường và thu hút nhiều bạn trẻ. Tuy nhiên, số lượng nhân sự ngành này chỉ tăng ở mức trung bình 8%. Nếu sự cách biệt về mức độ tăng trưởng giữa cung và cầu tiếp tục trong những năm tới, Việt Nam sẽ ngày càng thiếu hụt nguồn nhân lực để đáp ứng. Có thể thấy, nhu cầu của xã hội về ngành này chỉ có tăng chứ không giảm, thậm chí còn có xu hướng tăng mạnh.
Theo Báo cáo Thị trường nhân lực ngành công nghệ thông tin của VietnamWorks, nhu cầu tuyển dụng của nhóm ngành Công nghệ thông tin đã tăng gấp 4 lần trong 10 năm qua. Riêng nhóm ngành Kỹ thuật phần mềm luôn chiếm hơn 50% và có ảnh hưởng lớn nhất đến nhu cầu tuyển dụng của toàn ngành Công nghệ thông tin.
Thống kê từ TopDev – Trang tuyển dụng về Công nghệ phần mềm cho thấy nhu cầu nhân lực ngành này tăng nhưng thị trường lao động lĩnh vực này luôn trong tình trạng thiếu hụt về cả số lượng và chất lượng. Năm 2021, số lượng nhân lực Kỹ thuật phần mềm cần là 500.000 người và thiếu hụt 190.000 người. Cùng với sự xuất hiện của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã thực sự tạo nên cơn “khát” nhân lực cho ngành này.
Cơ hội việc làm ngành Kỹ thuật phần mềm
Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật phần mềm, sinh viên có thể đảm nhận một số vị trí công việc dưới đây:
-
Nhân viên/ chuyên viên tại các công ty phát triển phần mềm, thiết kế website, gia công phần mềm, game; bộ phận vận hành và phát triển công nghệ thông tin của cơ quan, nhà máy, ngân hàng, doanh nghiệp; trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin.
-
Chuyên viên phân tích, thiết kế, cài đặt, quản trị, bảo trì phần mềm máy tính đáp ứng các ứng dụng khác nhau trong cơ quan, công ty, trường học…
-
Làm việc ở bộ phận công nghệ thông tin hoặc cần ứng dụng công nghệ thông tin của tất cả các đơn vị có nhu cầu (hành chính sự nghiệp, ngân hàng, viễn thông, hàng không, xây dựng…).
-
Làm việc trong các công ty sản xuất, gia công phần mềm trong và ngoài nước. Làm việc tại các công ty tư vấn về đề xuất giải pháp, xây dựng và bảo trì các hệ thống thông tin.
-
Có thể tự phát hành các sản phẩm game, ứng dụng trên thiết bị di động.
Bạn cũng có thể đảm nhận một số vị trí khác như: Kỹ sư phát triển phần mềm, xây dựng giải pháp và dịch vụ công nghệ thông tin – truyền thông; Kỹ sư tư vấn, thiết kế, xây dựng, đánh giá và quản trị sơ sở dữ liệu, các hệ thống thông tin cho các doanh nghiệp, tổ chức…
Mức lương ngành Kỹ thuật phần mềm có thật sự “khủng”?
Thuộc nhóm ngành Công nghệ thông tin, Kỹ thuật phần mềm là ngành học được đánh giá cao với mức lương hấp dẫn. Mức lương phổ biến của sinh viên mới ra trường từ 8 – 11,2 triệu đồng/tháng, quản lý từ 22 – 45 triệu đồng/tháng và từ 67,5 triệu đồng/tháng trở lên đối với vị trí giám đốc. Mặt bằng chung, mức lương nhóm ngành Công nghệ thông tin luôn nằm trong top 10 ngành nghề có thu nhập cao nhất.
Là một trong những ngành xu hướng hiện nay nhưng để cạnh tranh và tồn tại lâu dài thì sự chủ động, ham học hỏi và phát triển không ngừng là yêu cầu bắt buộc. Với những phẩm chất, kỹ năng chuyên môn và kỹ năng mềm thành thạo, bạn sẽ có thêm khả năng tìm việc làm tốt, đồng thời nhận mức lương cao và dễ thăng tiến. Một số yêu cầu kỹ năng tối thiểu để thành công trong lĩnh vực này là:
-
Lập trình máy tính và mã hóa: Đây là một trong những kỹ năng kỹ thuật phần mềm cơ bản, mỗi ngôn ngữ lập trình máy tính và yêu cầu công việc có thể khác nhau tùy thuộc vào vị trí bạn đang ứng tuyển nhưng việc thành thạo các ngôn ngữ phổ biến có tính ứng dụng cao như Java, Python… sẽ có ích cho bạn.
-
Phát triển phần mềm hữu ích, hướng tới người dùng.
-
Kỹ năng kiểm thử phần mềm và gỡ lỗi.
-
Kỹ năng phân tích thông tin, tư duy logic và giải quyết vấn đề.
-
Sáng tạo, có khả năng biến ý tưởng thành các phần mềm hữu ích.
-
Tỉ mỉ, cẩn thận, chi tiết và khả năng tập trung tốt.
-
Yêu thích lĩnh vực công nghệ thông tin, lập trình phần mềm.
-
Khả năng làm việc độc lập và làm việc nhóm.
Hy vọng rằng những chia sẻ về chủ đề cơ hội việc làm của ngành Kỹ thuật phần mềm sẽ giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích và động lực theo đuổi đam mê. Thực sự, đây là ngành rất có nhiều triển vọng phát triển và cơ hội việc làm rộng mở không chỉ ở hiện tại mà còn trong tương lai vẫn chưa có dấu hiệu ngừng lại, cho nên nếu đã “lỡ yêu” ngành học này thì bạn hãy theo đuổi từ bây giờ nhé!
Tags:
Tin liên quan
Bất động sản – Ngành “hot” nhất của người muốn làm giàu nhanh nhất
Những tố chất phù hợp với ngành Bất động sản bạn cần biết
Cơ hội việc làm hấp dẫn với sinh viên ngành Bất động sản
Những điều cần biết về ngành Công nghệ Thông tin
Kỹ năng người làm IT cần có để phát triển nghề nghiệp là gì?
Địa chỉ: Đường 60 CL, Khu đô thị Cát Lái, P. Cát Lái, TP. Thủ Đức, TP.HCM
Copyright © 2021 Rightway, All Rights Reserved.