Khám người là gì? Điều kiện và thủ tục khám người theo thủ tục hành chính?

Khám người là gì? Căn cứ quyết định khám người theo thủ tục hành chính? Thẩm quyền khám người theo thủ tục hành chính? Thủ tục khám người theo thủ tục hành chính? Mẫu quyết định khám người theo thủ tục hành chính? Mẫu biên bản khám người theo thủ tục hành chính?

    Khám người là một trong các biện pháp biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử lí vi phạm hành chính được quy định tại luật xử lý vi phạm hành chính. Tại bài viết này Luật Dương Gia sẽ cung cấp cho người đọc những thông tin cơ bản về quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

    Căn cứ pháp lý: 

    – Luật xử lý vi phạm hành chính 2012.

    – Thông tư 155/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn xử phạt vi phạm hành chính hải quan.

    – Nghị định 97/2017/NĐ-CP của Chính phủ.

    Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568

    1. Khám người là gì?

    Khám người được hiểu là việc tìm tòi, lục soát trong người, quần áo đang mặc và các đồ vật đem theo nhằm phát hiện, thu giữ đồ vật, tài liệu, phương tiện có liên quan đến hành vi vi phạm hành chính của đối tượng bị khám.

    Khám người dịch sang tiếng anh là “examine” 

    Xem thêm: Hình thức kiểm tra cư trú được tiến hành như thế nào?

    2. Căn cứ quyết định khám người theo thủ tục hành chính:

    Căn cứ Khoản 1 Điều 127 luật xử lý vi phạm hành chính quy định như sau:

    ” Việc khám người theo thủ tục hành chính chỉ được tiến hành khi có căn cứ cho rằng người đó cất giấu trong người đồ vật, tài liệu, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.”

    Như vậy, khi thực hiện khám người đòi hỏi phải có căn cứ để cho rằng người đó cất giấu tang vật, công cụ, phương tiện vi phạm hành chính mới được ra quyết định và tiến hành khám người. Biện pháp khám người theo thủ tục hành chính sẽ ảnh hưởng đến quyền tự do thân thể của người bị khám, nó đòi hỏi tính thận trọng về căn cứ, thẩm quyền và thủ tục khám. Đơn vị, cá nhân có thẩm quyền khám người không có căn cứ có thể bị nhận khiếu nại và các hình thức kỷ luật từ cấp trên

    Xem thêm: Không treo biển kinh doanh có bị quản lý thị trường kiểm tra không?

    3. Thẩm quyền khám người theo thủ tục hành chính:

    Căn cứ Khoản 2 Điều 127 Luật xử lý vi phạm hành chính quy định như sau:

    ” Những người được quy định tại Khoản 1 Điều 123 của Luật này có quyền quyết định khám người theo thủ tục hành chính.

    Trong trường hợp có căn cứ để cho rằng nếu không tiến hành khám ngay thì đồ vật, tài liệu, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính bị tẩu tán, tiêu hủy, thì ngoài những người được quy định tại khoản 1 Điều 123 của Luật này, chiến sĩ cảnh sát nhân dân, cảnh sát viên cảnh sát biển, chiến sĩ bộ đội biên phòng, kiểm lâm viên, công chức hải quan, kiểm soát viên thị trường đang thi hành công vụ được khám người theo thủ tục hành chính và báo cáo ngay bằng văn bản cho thủ trưởng của mình là một trong những người được quy định tại khoản 1 Điều 123 của Luật này và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc khám người. “

    Theo quy định nêu trên, thẩm quyền khám người theo thủ tục hành chính thuộc về:

    – Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Trưởng Công an phường;

    – Trưởng Công an cấp huyện;

    – Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát trật tự, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt, Trưởng phòng Cảnh sát đường thủy, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Trưởng phòng Quản lý xuất nhập cảnh của Công an cấp tỉnh; Trưởng phòng Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp, Trưởng phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường;

    – Thủ trưởng đơn vị cảnh sát cơ động từ cấp đại đội trở lên, Trạm trưởng Trạm công an cửa khẩu;

    – Hạt trưởng Hạt kiểm lâm, Đội trưởng Đội kiểm lâm cơ động;

    – Chi cục trưởng Chi cục Hải quan, Đội trưởng Đội kiểm soát thuộc Cục Hải quan, Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu và Hải đội trưởng Hải đội kiểm soát trên biển thuộc Cục điều tra chống buôn lậu Tổng cục hải quan;

    – Đội trưởng Đội quản lý thị trường;

    – Chỉ huy trưởng Tiểu khu biên phòng, Chỉ huy trưởng biên phòng Cửa khẩu cảng, Chỉ huy trưởng Hải đoàn biên phòng, Chỉ huy trưởng Hải đội biên phòng, Trưởng đồn biên phòng và Thủ trưởng đơn vị bộ đội biên phòng đóng ở biên giới, hải đảo;

    – Hải đội trưởng Hải đội Cảnh sát biển, Hải đoàn trưởng Hải đoàn Cảnh sát biển, Chỉ huy trưởng Vùng Cảnh sát biển;

    – Người chỉ huy tàu bay, thuyền trưởng, trưởng tàu khi tàu bay, tàu biển, tàu hỏa đã rời sân bay, bến cảng, nhà ga;

    – Thẩm phán chủ tọa phiên tòa.

    Trong trường hợp nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là chỗ ở thì đề nghị Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định.

    Xem thêm: Khi nào thì cơ quan có thẩm quyền được khám người, chỗ ở, chỗ làm việc của một người?

    4. Thủ tục khám người theo thủ tục hành chính:

    Căn cứ Điều 127 luật xử lý vi phạm hành chính quy định như sau:

    – Quyết định khám người căn cứ theo Khoản 3, 5 Điều 127 theo đó:

    + Việc khám người phải có quyết định bằng văn bản, trừ trường hợp cần khám ngay khi có căn cứ để cho rằng nếu không tiến hành khám ngay thì đồ vật, tài liệu, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính bị tẩu tán, tiêu hủy.

    + Mọi trường hợp khám người đều phải lập biên bản. Quyết định khám người và biên bản khám người phải được giao cho người bị khám một bản.

    – Điều kiện khám người căn cứ theo Khoản 4 Điều 127 theo đó:

    + Trước khi tiến hành khám người, người khám phải thông báo quyết định cho người bị khám biết.

    + Khi khám người, nam khám nam, nữ khám nữ và phải có người cùng giới chứng kiến.

    Xem thêm: Hỏi về trường hợp khám người

    5. Mẫu quyết định khám người theo thủ tục hành chính:

    Mẫu quyết định khám người theo thủ tục hành chính là mẫu quyết định được cơ quan có thẩm quyền lập ra để quyết định về việc khám người theo thủ tục hành chính. Mẫu nêu rõ thông tin của người bị khám, người khám….

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập – Tự do – Hạnh phúc 

    …….(3), ngày………tháng……..năm…….

    QUYẾT ĐỊNH
    Khám người theo thủ tục hành chính

    ……(4)

    Căn cứ Điều 119, Điều 123 và Điều 127 Luật xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 ngày 20/6/2012;

    Căn cứ Quyết định giao quyền số: …… ngày ……. tháng ……… năm …….. (nếu có);

    Xét thấy(5): ….

    Tôi … Chức vụ: … Đơn vị: ..

    QUYẾT ĐỊNH:

    Điều 1. Khám người theo thủ tục hành chính đối với:

    Ông (Bà)(6): .. Năm sinh: …. Quốc tịch: ………….

    Địa chỉ: ….

    Nghề nghiệp: ….

    Giấy CMND/Hộ chiếu/Thẻ căn cước số: …… Ngày cấp ….. Nơi cấp ……..

    Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

    Điều 3. Quyết định này được giao cho:

    1. Ông (bà): ….. để chấp hành.

    Ông (bà) có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện hành chính đối với Quyết định này theo quy định của pháp luật.

    2. (7) … để tổ chức thực hiện Quyết định này./.

    Nơi nhận:

     – Như Điều 3 …. bản;

    – …… bản;

    – Lưu: …… bản

    NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH

    (Ký, ghi rõ chức vụ, họ tên và đóng dấu)

    Ghi chú:

    (1) Dòng trên ghi tên cơ quan chủ quản cấp trên trực tiếp, dòng dưới ghi tên cơ quan ra quyết định;

    (2) Ghi chữ viết tắt tên cơ quan ban hành Quyết định;

    (3) Ghi địa danh hành chính;

    (4) Ghi thẩm quyền ban hành quyết định;

    (5) Ghi rõ căn cứ khám người là: Ông (bà) …….. có cất giấu trong người những đồ vật, tài liệu, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;

    (6) Ghi rõ họ tên người bị khám;

    (7) Ghi họ tên, chức vụ, đơn vị người tổ chức thực hiện việc khám người.

    Xem thêm: Ai được phép khám người? Thủ tục khám người theo thủ tục hành chính?

    6. Mẫu biên bản khám người theo thủ tục hành chính:

    Mẫu biên bản khám người theo thủ tục hành chính là mẫu biên bản được lập ra để ghi chép lại việc khám người theo thủ tục hành chính. Mẫu biên bản nêu rõ thông tin cơ quan khám nghiệm, nội dung của buổi khám người. Lưu ý, hoạt động khám người luôn có biên bản kèm theo để ghi nhận, đơn vị, cá nhân khám người mà không lập biên bản thì có thể bị áp dụng các hình thức kỷ luật

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập – Tự do – Hạnh phúc 

    ……., ngày………tháng……..năm…….

    BIÊN BẢN

    Khám người theo thủ tục hành chính*

    Thi hành Quyết định khám người theo thủ tục hành chính số …./QĐ-KN ngày …/…/…của (2) ………….

    <hoặc> Căn cứ khoản 2 Điều 127 Luật xử lý vi phạm hành chính (3).

    Hôm nay, hồi …. giờ …. phút, ngày…../……/……… tại (4) ….

    Chúng tôi gồm: …..

    1. Họ và tên: ……..Chức vụ: …..

    Cơ quan: ….

    2. Với sự chứng kiến của:

    Họ và tên: …Giới tính (5): ….

    Nghề nghiệp: …..

    Nơi ở hiện nay: ….

    Tiến hành khám người theo thủ tục hành chính đối với ông (bà) có tên sau đây:

    1. Họ và tên: ….Giới tính: ….

    Ngày, tháng, năm sinh:……./……../… Quốc tịch: ….

    Nghề nghiệp: …..

    Nơi ở hiện tại: …..

    Số định danh cá nhân/CMND/Hộ chiếu: …; ngày cấp:…./…./……;

    nơi cấp: ….

    2. Sau khi khám người, chúng tôi phát hiện được (6):…….

    3. Ý kiến trình bày của người bị khám:…..

    4. Ý kiến trình bày của người chứng kiến:…..

    5. Ý kiến bổ sung khác (nếu có):……

    Việc khám kết thúc vào hồi…. giờ …. phút, ngày …../……/………

    Biên bản này gồm …. tờ, được lập thành 02 bản có nội dung và giá trị như nhau; đã đọc lại cho những người có tên nêu trên cùng nghe, công nhận là đúng và cùng ký tên dưới đây; giao cho ông (bà)(7) … là cá nhân vi phạm pháp luật bị áp dụng biện pháp ngăn chặn khám người theo thủ tục hành chính 01 bản, 01 bản lưu hồ sơ.

    NGƯỜI BỊ KHÁM                                     NGƯỜI LẬP BIÊN BẢN

    (Ký tên, ghi rõ họ và tên)                        (Ký tên, ghi rõ chức vụ, họ và tên)

    NGƯỜI CHNG KIẾN

    (Ký tên, ghi rõ họ và tên)

    * Mẫu này được sử dụng để thực hiện khám người theo thủ tục hành chính quy định tại Điều 127 Luật xử lý vi phạm hành chính.

    (1) Ghi tên cơ quan của người có thẩm quyền lập biên bản.

    (2) Ghi chức danh và cơ quan của người ra quyết định khám người theo thủ tục hành chính.

    (3) Trường hợp áp dụng biện pháp ngăn chặn khám người theo thủ tục hành chính căn cứ vào khoản 2 Điều 127 Luật xử lý vi phạm hành chính là trường hợp người có thẩm quyền chưa ra quyết định khám người theo thủ tục hành chính, nhưng có căn cứ cho rằng nêu không tiến hành khám ngay thì đồ vật, tài liệu, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính sẽ bị tẩu tán, tiêu hủy.

    (4) Ghi địa chỉ nơi lập biên bản.

    (5) Người chứng kiến có cùng giới tính với người khám và người bị khám.

    (6) Ghi rõ tên, số lượng, đơn vị tính, nhãn hiệu, chủng loại, đặc điểm, tình trạng của đồ vật, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính phát hiện được (nếu nhiều thì lập bản thống kê riêng).

    (7) Ghi họ và tên của cá nhân vi phạm pháp luật.