Khám bệnh tại Bệnh viện Nhân dân 115: địa chỉ, thời gian làm việc, đặt lịch khám

YOUMED – Ứng dụng đặt khám bác sĩ, phòng khám, bệnh viện. Giúp người dùng đi khám thuận tiện và giảm thời gian chờ đợi.

Bệnh viện Nhân dân 115 là bệnh viện hàng đầu của TP.HCM. Nơi đây là địa chỉ tin cậy của bao thế hệ người dân, bao gồm khu vực thành phố và các tỉnh phía Nam. Bài viết sau đây hi vọng sẽ đem đến cho bạn một số thông tin bổ ích về Bệnh viện. Đồng thời cung cấp một số lưu ý về quy trình khám chữa bệnh tại đây.

Một số nét chính về Bệnh viện Nhân dân 115

Bệnh viện K52 được thành lập vào ngày 25/12/1968, là tiền thân của Bệnh viện Nhân dân 115. Sau khi đất nước thống nhất, Bệnh viện K52 được giao nhiệm vụ tiếp quản Bệnh viện Trần Ngọc Minh. Chính thức đổi tên thành Quân y viện 115 trực thuộc cục Quân Y.

Bệnh viện có nhiệm vụ cứu chữa, điều trị cho thương, bệnh binh, đặc biệt là phục vụ cho chiến tranh biên giới Tây Nam và làm nghĩa vụ quốc tế đối với Campuchia. Đến năm 1989, Quân Y viện 115 được Bộ Quốc phòng bàn giao cho Ủy ban Nhân dân TP.HCM.

Ngày 31/8/1989, Ủy Ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh chính thức ra quyết định thành lập Bệnh viện Nhân dân 115, trực thuộc Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh. Nhiệm vụ chính của bệnh viện là tiếp nhận và điều trị cho nhân dân thành phố và các tỉnh phía Nam.

Những ngày đầu thành lập, bệnh viện gặp rất nhiều khó khăn, thiếu thốn trang thiết bị và nhân lực. Đến nay, bệnh viện đã từng bước hoàn thiện để trở thành một trong những bệnh viện hàng đầu của TP.HCM. Từ một bệnh viện hạng Ba, Bệnh viện Nhân dân 115 đã phát triển thành bệnh viện Đa khoa hạng 1. Bệnh viện đã thực sự trở thành địa chỉ đáng tin cậy của nhân dân Thành phố và các tỉnh phía Nam khi đến khám và điều trị.

Địa chỉ: 527 Sư Vạn Hạnh, Phường 12, Quận 10, TP.HCM.

Điện thoại: (08) 3865 0969.

Tổng đài đặt lịch khám: 028 1080.

bệnh viện nhân dân 115

Các chuyên khoa của bệnh viện

Bệnh viện Nhân dân 115 gồm có các chuyên khoa:

  • Khoa chẩn đoán hình ảnh,
  • Khoa Tim mạch tổng quát,
  • Khoa Hồi sức tim mạch,
  • Khoa Nội tiêu hóa gan mật,
  • Khoa Thận nội – lọc máu & miễn dịch ghép,
  • Khoa Khám Bệnh,
  • Khoa Nội tiết,
  • Khoa Dược,
  • Khoa Cơ – Xương – Khớp,
  • Khoa Y học cổ truyền – Phục hồi chức năng.

Ngoài ra, khoa ngoại gồm có các chuyên khoa sau:

  • Khoa Ngoại Thần kinh chấn thương,
  • Khoa Ngoại tổng quát,
  • Khoa Phẫu thuật tim,
  • Khoa Ngoại Chấn Thương Chỉnh Hình,
  • Khoa Ngoại niệu – ghép thận,
  • Khoa Ngoại Lồng ngực mạch máu,
  • Khoa Y học thể thao.

Hiện nay, bệnh viện đang phát triển thành 5 chuyên khoa mũi nhọn: Tim mạch, Thần kinh, Ung thư – Y học hạt nhân, Gây mê hồi sức – Hồi sức tích cực, Thận – Niệu.

Thời gian làm việc của bệnh viện

Từ thứ 2 đến thứ 6:

  • Sáng từ 6:30 đến 11:30 (Nhận bệnh từ 6:30 đến 11:30).
  • Chiều từ 13:00 đến 16:00 (Nhận bệnh từ 13:00 đến 16:00).

Khám ngoài giờ:

  • Thứ bảy: Sáng từ 7:00 đến 11:30, Chiều từ 13:30 đến 15:30.
  • Chủ nhật: Từ 7:00 đến 11:30.

Hướng dẫn quy trình đăng ký khám chữa bệnh

1. Quy trình chung

Đăng ký khám bệnh
1
Lấy phiếu số thứ tự điền đầy đủ thông tin.

  • Quầy A: cấp số thứ tự khám bệnh.
  • Quầy D: đóng tiền khám

Ưu tiên: Người bệnh từ 75 tuổi trở lên và người bệnh khám hẹn giờ.

2
Ngồi chờ trước quầy A, khi nghe đọc đến số thứ tự của mình vào nhận số thứ tự khám bệnh cùng số phòng khám.

3
Bệnh nhân đóng tiền khám tại quầy D.

Khám bệnh
4
Bạn đến đúng số phòng khám nộp sổ và ngồi chờ đến lượt khám.

5
Khi nghe đọc tên, bạn vào phòng khám để được bác sĩ khám bệnh.

Làm cận lâm sàng (đối với Bệnh nhân có chỉ định làm xét nghiệm – cận lâm sàng)
6
Bệnh nhân nhận phiếu chỉ định cận lâm sàng từ bác sĩ (Xét nghiệm, X-Quang, Điện tim, Siêu âm, …) đến quầy E đóng tiền.

7
Đến quầy F để được nhân viên hướng dẫn thực hiện các xét nghiệm. Sau đó đến các phòng cận lâm sàng chờ đến lượt vào làm.

8
Bệnh nhân trở về phòng khám ban đầu chờ kết quả. Bác sĩ sẽ khám lại và kê toa.

Nhận thuốc BHYT
9
Nhận toa thuốc từ bác sĩ ra nhà thuốc bệnh viện làm thủ tục nhận thuốc.

Nếu có chênh lệch: Ngồi chờ trước quầy thuốc, nghe gọi tên đóng tiền chênh lệch.

Sau đó tiếp tục ngồi chờ trước quầy thuốc, chờ gọi tên nhận thuốc.

Mua thuốc không có BHYT
10
Nhận toa thuốc từ bác sĩ ra nhà thuốc bệnh viện nộp toa thuốc, thanh toán tiền và nhận thuốc.

2. Hướng dẫn thanh toán BHYT

Chuẩn bị hồ sơ khám bệnh

1. Bạn cần chuẩn bị đầy đủ CMND và thẻ BHYT (bản chính). Trong trường hợp không có CMND, phải xuất trình được giấy tờ tuỳ thân có hình (bản chính). Thẻ BHYT phải còn giá trị gia hạn và các thông tin trên thẻ rõ ràng chính xác.

2. Giấy chuyển viện (đối với bệnh nhân khác tuyến): BHYT từ tuyến dưới hoặc các tỉnh chuyển đến, bệnh nhân cần photo giấy chuyển viện.

  • Lần đầu tiên khám: Nộp 2 bản giấy chuyển viện (bản chính để thanh toán với BHYT, bản photo để lưu)
  • Lần tái khám sau: Nếu bác sỹ hẹn tái khám, nộp 2 bản giấy chuyển viện photo và giấy hẹn tái khám của bác sỹ

Nhận thuốc

  • Bạn chỉ làm thủ tục thanh toán nhận thuốc 1 lần trong ngày.
  • Bệnh nhân khám 2 phòng phải chờ khám xong đơn thuốc thứ 2. Sau đó mới nộp toàn bộ 2 đơn thuốc vào làm thủ tục thanh toán và nhận thuốc BHYT.
  • Đơn thuốc chỉ có giá trị trong ngày, khám ngày nào nhận thuốc ngày đó.

Với những thông tin được cung cấp bên trên, YouMed hi vọng các bạn sẽ rút ra được những kinh nghiệm bổ ích khi đi thăm khám tại Bệnh viện Nhân dân 115.