Khám Phá TOP 6 Mẹo Chữa Rát Lưỡi Tại Nhà Nhanh Chóng Và Hiệu Quả
Lưỡi là một bộ phận vô cùng quan trọng trong khoang miệng, giữ nhiệm vụ ăn, nói chuyện và nuốt. Thi thoảng chúng ta thường gặp tình trạng đau rát lưỡi khiến cho mọi hoạt động trở nên khó khăn và ảnh hưởng đến sức khỏe nói chung. Cùng tìm hiểu ngay 6 mẹo chữa rát lưỡi đơn giản mà vô cùng hiệu quả dưới đây để có thể cải thiện nhanh chóng bệnh tại nhà.
Mục Lục
Chi tiết 6 mẹo chữa rát lưỡi tại nhà nhanh nhất
Tình trạng đau rát lưỡi không phải ít gặp, chúng thường gây cho bạn sự khó chịu nhưng không mang đến nguy hiểm gì. Hầu hết những triệu chứng đau rát lưỡi sẽ tự hết trong khoảng vài ngày, tuy nhiên biểu hiện đó cũng có thể là dấu hiệu của một vài bệnh lý, chấn thương nghiêm trọng như:
- Cắn trúng lưỡi
- Nấm miệng
- Loét miệng ở vùng lưỡi
- U lưỡi
- …
Nếu đau rát lưỡi dai dẳng kéo dài và có kèm theo hiện tượng chảy máu hay khối u, bạn hãy áp dụng một số biện pháp điều trị dưới đây.
Rửa lưỡi bị cắn hoặc chấn thương với nước lạnh
Trong quá trình ăn uống quá nhanh, va chạm trong thể thao, vấp ngã, bị tai nạn,… dễ khiến bạn cắn trúng lưỡi gây đau rát. Lúc này hãy rửa lưỡi với nước sạch ngay khi có thể. Chúng sẽ giúp loại bỏ đi chất bẩn, máu, thức ăn thừa đang bám ra khỏi vùng bị thương và tránh nhiễm trùng.
Khi bạn đã làm sạch vùng lưỡi với nước lạnh, bước tiếp theo bạn có thể ngậm một viên đá lạnh ở ngay trên mặt lưỡi để bớt sưng tấy và giảm cảm giác đau. Trường hợp bạn cắn vào lưỡi quá sâu hãy đến gặp bác sĩ sớm để kịp thời xử lý.
Dùng nước muối loãng để súc miệng giảm rát lưỡi
Súc miệng với nước muối ấm loãng cũng là một mẹo chữa rát lưỡi tại nhà nhanh chóng mà bạn có thể áp dụng. Phương pháp này giúp làm sạch bề mặt lưỡi và giảm cơn rát do đau lưỡi gây ra. Bạn có thể súc miệng liên tục mỗi lần cách nhau vài giờ cho đến khi cơn đau rát khó chịu giảm xuống.
Cách thực hiện như sau:
- Bạn cho khoảng 6g muối vào cùng với nước ấm và khuấy cho tan hết.
- Dùng nước để súc toàn bộ khoang miệng trong vòng 3 – 5s, đặc biệt tập trung vào vùng rát trên lưỡi.
- Bạn không nên nuốt nước muối này mà cần nhổ ra và súc miệng lại với nước sạch.
Thông tin hữu ích: Cách Chữa Dị Ứng Khi Ăn Côn Trùng Nhanh Chóng Và An Toàn
Uống thêm nhiều nước
Uống nước không chỉ giúp bạn giảm khô miệng, rửa trôi đi vi khuẩn trong khoang miệng mà còn hỗ trợ giảm đau rát lưỡi tức thời một cách an toàn. Bạn hãy lên kế hoạch để bổ sung nước cho cơ thể khoảng 2,5 lít mỗi ngày.
Một số loại nước có lợi cho sức khỏe mà bạn nên bổ sung vào các quãng thời gian trong ngày nhằm đẩy nhanh quá trình phục hồi những tổn thương vùng lưỡi:
- Nước tinh khiết giúp giữ ẩm cho vùng miệng.
- Nước ép trái cây, sinh tố giúp bổ sung dưỡng chất cho cơ thể, tăng khả năng làm lành vết thương hở.
- Dùng các đồ uống mát, không sử dụng những món nước nóng như trà hay cà phê để tránh tình trạng rát lưỡi nghiêm trọng hơn.
Sử dụng các thực phẩm mềm
Đau rát lưỡi làm cho quá trình ăn uống của chúng ta gặp phải nhiều khó khăn, đặc biệt là cảm giác khó chịu khi nhai nuốt. Bởi thế, thức ăn mềm, lỏng dễ nhai nuốt sẽ giúp giảm đi áp lực trong khoang miệng và giảm đau rát ở lưỡi một cách nhanh chóng.
Cháo đặc, súp, sinh tố, các loại trái cây mềm, sữa chua,… là những lựa chọn rất tốt cho người đang bị rát lưỡi. Đây là mẹo chữa rát lưỡi cực đơn giản ngay tại nhà, giúp bạn tránh khỏi cảm giác đau và khó chịu khi bị bệnh.
Không dùng bất cứ thứ gì gây ra cơn rát lưỡi
Quá trình ăn uống cũng tồn tại một số thói quen khiến cho tình trạng rát lưỡi của chúng ta dễ xảy ra và thậm chí ngày càng nghiêm trọng hơn. Một số việc ăn quá độ làm cho rát lưỡi dài ngày không khỏi như: ăn đồ quá cay nóng, thức ăn chứa nhiều axit, uống cà phê, thức ăn nhiều gia vị, đồ ăn quá cứng, thực phẩm chế biến từ quế hay bạc hà, bia rượu,…
Những thực phẩm kể trên không chỉ gây ra cho bạn tình trạng đau rát lưỡi kéo dài mà còn khiến vết thương ở lưỡi bạn trở nên lâu hồi phục. Ngoài ra chúng cũng có gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của cơ thể nói chung.
Chữa rát lưỡi bằng cách dùng thuốc
Khi áp dụng những cách trên không mang đến nhiều hiệu quả, bạn hãy chủ động thăm khám bác sĩ để lắng nghe tư vấn chuyên môn. Bác sĩ sẽ xác định chính xác nguyên nhân gây ra cơn rát lưỡi của bạn để đưa ra phương án xử lý nhanh.
Lúc này, một số loại thuốc giúp giảm đau rát và khó chịu thường được kê là: Amisulpride, olanzapine, acetaminophen, ibuprofen,…
Phòng ngừa đau rát vùng lưỡi như thế nào?
Rát lưỡi xảy ra do nhiều nguyên nhân, hầu hết tình trạng này không gây nghiêm trọng nhưng đôi khi chúng thể hiện bệnh lý nào đó nên chúng ta vẫn cần hết sức quan tâm. Một vài cách dưới đây sẽ giúp bạn phòng ngừa khả năng đau rát lưỡi hiệu quả nhất:
- Điều chỉnh thói quen vệ sinh và chăm sóc răng miệng 2 lần đều đặn mỗi ngày để giữ cho khoang miệng luôn được sạch sẽ, tránh vi khuẩn tấn công.
- Hạn chế những thói quen vô cùng xấu như đẩy lưỡi, nghiến răng, ăn uống quá nhanh.
- Chọn lựa kỹ càng các loại kem đánh răng dành cho khoang miệng nhạy cảm, kem đánh răng có chứa ít thành phần bạc hà để tránh cảm giác rát lưỡi.
- Luôn duy trì cơ thể khỏe mạnh, hạn chế stress quá độ để hệ thống miễn dịch luôn tốt, chống lại những tác nhân xấu gây bệnh đặc biệt là nấm miệng.
- Không hút thuốc lá bởi chất nicotin có trong thuốc sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến vùng lưỡi cũng như miễn dịch của cơ thể.
- Bổ sung vào thực đơn ăn uống những dưỡng chất cần thiết như vitamin, kẽm, sắt. Chúng có tác động trực tiếp đến sức khỏe của răng miệng và chống nhiễm trùng rất tốt.
Trên đây là 6 mẹo chữa rát lưỡi tại nhà nhanh chóng dành cho bạn khi không may chúng ta gặp phải tình huống đau rát lưỡi bất chợt. Nếu tình trạng rát lưỡi kéo dài không khỏi, bạn hãy chủ động đến bác sĩ để thăm khám để xác định chính xác nguyên nhân và điều trị sớm nhất.