Khám Phá Nét độc đáo Của Làng Nghề Truyền Thống Gốm Bát Tràng | Gỗ Trang Trí
(Gotrangtri.vn) Văn hóa Việt Nam nổi tiếng phong phú với nhiều làng nghề truyền thống. Một trong những làng nghề được lưu danh là Làng gốm Bát Tràng, nơi sáng tạo ra những sản phẩm gốm tinh tế, mang màu sắc quê hương.
Hãy cùng Portfolio khám phá nét độc đáo của làng nghề truyền thống gốm Bát Tràng ngay bây giờ!
1. Nét độc đáo của làng nghề truyền thống gốm Bát Tràng: lịch sử hình thành hơn 6 thế kỷ
Làng gốm Bát Tràng được hình thành từ khoảng cuối thế kỷ 14 – đầu thế kỷ 15; cách trung tâm thành phố Hà Nội chưa đầy 15 km, tại vùng đất Gia Lâm, nơi có loại đất sét trắng thích hợp làm gốm.
Gia phả của một số dòng họ cổ tại đây và vết tích khảo cổ đã minh chứng rằng ngày xưa từng có cư dân Bồ Bát chuyên làm nghề gốm lâu đời.
Từ năm 1010, khi vua Lý Thái Tổ dời đô về Thăng Long, sự phát triển của kinh thành đã làm thay đổi đời sống kinh tế-xã hội của các làng nghề lân cận.
Làng Bát Tràng từ một làng nghề bình thường trở thành trung tâm gốm nổi tiếng được Triều đình chọn để cung cấp cống phẩm.
Suốt thế kỷ 15 tới thế kỷ 19, Làng gốm Bát Tràng phát triển ngày càng năng động, từng bước đưa sản phẩm ra thị trường khắp cả nước và ra cả nước ngoài.
Dù trải qua nhiều khó khăn, từ chính sách eo hẹp của triều đình cho đến sự tàn phá, bóc lột của thực dân, Làng gốm Bát Tràng vẫn còn đó với sức sống bền bỉ, sản phẩm chất lượng và thị trường tiêu thụ rộng lớn.
Ngày nay, sản phẩm gốm Bát Tràng càng ngày càng phong phú và đa dạng. Bên cạnh các mặt hàng truyền thống, các nghệ nhân Bát Tràng còn sản xuất nhiều sản phẩm mới đáp ứng yêu cầu tiêu dùng như các loại ấm chén, lọ hoa…
Ngoài ra, nơi đây được nhiều người biết đến và mong muốn khám phá nên từng bước phát triển thêm loại hình du lịch.
Làng gốm Bát Tràng như là một chứng nhân lịch sử, chứng kiến bao đổi thay của đất nước nhưng vẫn giữ được nét độc đáo riêng của mình, trở thành tên gọi đầu tiên mà người Việt nhắc đến khi nói về nghệ thuật gốm sứ truyền thống.
2. Nét độc đáo của làng nghề truyền thống gốm Bát Tràng: nét riêng trong từng sản phẩm
Khác với những nơi khác, sản phẩm gốm Bát Tràng hầu hết đều được làm thủ công, thể hiện sự khéo léo, kinh nghiệm và sáng tạo của người nghệ nhân.
- Khám phá nét độc đáo trong lễ cầu mưa của người Thái vùng Tây Bắc
-
Khám phá cuộc sống hoàng cung xưa tại Dinh Bảo Đại Đà Lạt
Gốm Bát Tràng có 5 loại men theo từng giai đoạn lịch sử: men lam, men nâu, men trắng, men ngọc và men rạn.
Từng loại men được chế tạo ra từng dòng sản phẩm khác nhau nhưng đều mang đặc trưng của làng nghề Bát Tràng là: cốt đầy, chắc và khá nặng, lớp men trắng thường ngả màu ngà, đục.
Các sản phẩm chính của làng nghề này là bộ lư hương, bộ ly tách, chén bát, bộ lọ hoa,…
Bên cạnh các sản phẩm gốm mộc, Bát Tràng còn nổi tiếng nhờ nghệ thuật chạm khắc, đắp nổi vô cùng tinh tế, khéo léo mà ít nơi đâu có được. Họa tiết được sử dụng nhiều nhất là hình rồng, phượng, hoa sen đặc trưng của văn hóa Việt.
Bát Tràng là một trong số ít những làng nghề truyền thống được lưu giữ đến ngày nay. Đây chính là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam.
Nếu bạn yêu thích khám phá văn hóa và mỹ nghệ truyền thống thì hãy ngay lập tức tìm hiểu nét độc đáo của Làng gốm Bát Tràng nhé.
GoHome Design sẽ tiếp tục giới thiệu nhiều làng nghề truyền thống khác, các bạn cùng đón xem nhé!