Khái quát một số lý luận về khoa học hành chính
Hành chính được hiểu là hoạt động dưới sự lãnh đạo của Bộ máy nhà nước cao nhất là Chính phủ để tổ chức thi hành pháp luật, bảo đảm hoạt động thường xuyên, liên tục của các cơ quan nhà nước. Thi hành pháp luật hành chính với mục đích là quản lý, bảo đảm hoạt động thường xuyên của cơ quan, đơn vị.
Mục Lục
1. Hành chính là gì?
Hành chính được hiểu là hoạt động dưới sự lãnh đạo của Bộ máy nhà nước cao nhất là Chính phủ để tổ chức thi hành pháp luật, bảo đảm hoạt động thường xuyên, liên tục của các cơ quan nhà nước. Thi hành pháp luật hành chính với mục đích là quản lý, bảo đảm hoạt động thường xuyên, liên tục của cơ quan, đơn vị.
Quản lý hành chính nhà nước là hoạt động chấp hành, điều hành của cơ quan hành chính nhà nước, các cơ quan Nhà nước và các tổ chức được ủy quyền quản lý trên cơ sở của pháp luật để thi hành luật nhằm thực hiện chức năng tổ chức, quản lý và điều chỉnh các quá trình xã hội của nhà nước.
Nói một cách tổng quát thì quản lý hành chính là quản lý nhà nước trong lĩnh vực hành pháp – được thực hiện bởi ít nhất một bên có thẩm quyền hành chính nhà nước trong quan hệ chấp hành, điều hành.
Ngoài việc hiểu hành chính là gì? thì mọi người cũng thường biết đến thuật ngữ hành chính công. Hành chính công trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc nhằm đạt được các mục tiêu của quốc gia một cách hữu hiệu nhất trong từng giai đoạn phát triển.
Từ những cách giải thích về hành chính là gì? trên đây có thể thấy về cơ bản hành chính sẽ có những đặc điểm như: hành chính phục vụ người khác thông qua việc chấp hành các quyết định do người có thẩm quyền ban hành và chịu sự kiểm soát của họ. Hành chính cũng là việc điều hành – khai thác, huy động và sử dụng các quyền lực về nhân lực, tài chính, tài nguyên,… nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức và nhà nước.
Hành chính vẫn thường được đặt dưới mối quan hệ với Nhà nước. Vì vậy hãy cùng tìm hiểu về bản chất hành chính nhà nước trong phần này. Hành chính nhà nước có nội hàm rất rộng vì nó vừa mang bản chất chính trị, mang tính pháp lý lại vừa là hoạt động quản lý. Hành chính nhà nước mang một số đặc điểm sau:
– Hành chính nhà nước mang tính chính trị
– Hành chính nhà nước mang tính pháp lý
– Hành chính nhà nước là hoạt động quản lý
– Hành chính nhà nước là một nghề: đây được coi là một nghề lao động trí óc là việc thực hiện hóa các ý tưởng của chủ thể chính trị.
Hành chính nhà nước có vai trò quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia nhằm điều hành các hoạt động kinh tế – xã hội để đạt được những mục tiêu tới mức tối đa và với hiệu quả cao nhất. Đồng thời hành chính nhà nước cũng duy trì và thúc đẩy xã hội phát triển theo một định hướng nhất định.
2. Khái quát một số lý luận về khoa học hành chính
Khoa học hành chính công được bắt đầu hình thành từ cuối thế kỷ XIX, thể hiện trong tác phẩm “Nghiên cứu về hành chính công” năm 1887 của Thomas w. Wilson, trong đó tổng kết kinh nghiệm về quan hệ giữa lập pháp và hành pháp trong thực tiễn hành chính công ở phương Tây vào thời kỳ đầu của công nghiệp hóa. Theo T.W.Wilson, “thực hiện hiến pháp khó hơn là xây dựng hiến pháp”, có nghĩa là thực thi pháp luật khó hơn việc ban hành pháp luật và ông mong muốn những nghiên cứu về hành chính công không chỉ tập trung vào vấn đề nhân sự như nhiều nhà cải cách đã ủng hộ, mà còn tập trung vào vấn đề tổ chức và quản lý nói chung. Từ đó, ông đã cố gắng chuyển sự chú ý về hành chính công một bước xa hơn bằng cách tìm hiểu “tổ chức và phương pháp của các cơ quan chính phủ” nhằm xác định:
– Điều gì chính phủ làm là có thể phù hợp và thành công;
– Bằng cách nào chính phủ có thể làm những điều phù hợp đó một cách hiệu quả nhất.
Chủ đề chính của T.W.Wilson là hành chính công phải dựa trên cơ sở một ngành khoa học quản lý và độc lập với chính trị học truyền thống. Những quan niệm này vẫn còn ảnh hưởng lớn và cần thiết để hiểu rõ vể quá trình phát triển của hành chính công. Tuy nhiên, W.Wilson cũng nhấn mạnh hành chính công phải thực hiện theo các ý tưởng chính trị và hiến pháp quốc gia.
Frank Johnson Goodnovv (1859-1939) bàn kỹ hơn về sự phân đôi hành chính – chính trị. Trong tác phẩm Chính trị và Hành chính xuất bản năm 1900, ông cho rằng chính trị và hành chính có thể tách bạch được như “sự biểu hiện ý chí của nhà nước và sự thực thi ý chí đó”. Trong cuốn sách cũng giới thiệu những phân tích về sự phân biệt giữa hành chính và chính trị đã thừa nhận rằng, khi chức năng ban hành quyết định chính trị và hành chính được phân chia một cách hợp pháp, khi đó phát triển một “xu hướng cho sự kiểm soát cần thiết đối với sự phát triển vượt ra ngoài khuôn khổ pháp luật thông qua hệ thống đảng phái chính trị”.
Leonard D. White, đã viết cuốn “Nhập môn hành chính” xuất bản năm 1926, là cuốn sách đầu tiên chuyên sâu về lĩnh vực hành chính. Trong tác phẩm này, White đã đưa ra một số nguyên tắc quan trọng như: chính trị không được xâm phạm vào hành chính; hành chính công phải dựa trên kết quả của việc nghiên cứu khoa học quản lý; hành chính công có thể trở thành một khoa học độc lập và sứ mệnh của hành chính là kinh tế và hiệu quả.
Tác giả W.F.Willoughby (1867-1960) có quan điểm riêng về hành chính công, ông cho rằng, hành chính công có tính phổ quát có thể áp dụng vào tất cả các nhánh của chính phủ. Trong tác phẩm về cải cách ngân sách (1918), W.F.Willoughby cho rằng, cải cách ngân sách có thể bao hàm ba nguy cơ chính: 1) làm thế nào ngân sách có thể thúc đẩy và cung cấp cho sự kiểm soát thường xuyên; 2) làm thế nào ngân sách có thể tăng cường sự hợp tác giữa lập pháp và hành pháp; 3) làm thế nào ngân sách có thể đảm bảo hiệu quả chấp hành và quản lý. Trên cơ sỏ những luận đề này, chính phủ soạn thảo lập các đạo luật nhằm hạn chế các nguy cơ như: luật giới hạn chi tiêu và thu nhập, luật kiểm soát lạm chi và cân bằng ngân sách, luật về hiệu quả sử dụng ngân sách…
Lý luận hành chính công thời kỳ này được coi là nền tảng của hành chính công truyền thống với ba bộ phận: lý luận tách rời hành chính và chính trị, lý luận tổ chức hành chính, lý luận hành chính theo hướng quản lý khoa học. Đây là giai đoạn các học giả hành chính tại nhiều quốc gia phát triển bắt dầu tiếp thu những ưu điểm của mô hình quản lý doanh nghiệp. Họ cho rằng các cơ quan thuộc khu vực công của chính phủ có thể vận dụng kỹ thuật, phương pháp quản lý của khu vực tư, bởi hoạt động quản lý ở doanh nghiệp tư nhân và hành chính công có những điểm giống nhau về chức năng quyết sách, xây dựng kế hoạch, tổ chức điều hành nên có thể tham khảo học tập lẫn nhau. Các quan điểm tiếp cận về tính hiệu quả cho sự vận hành bộ máy nhà nước trên cơ sở các thành tựu đã đạt được của khu vực tư là căn cứ cơ bản để bước đầu hình thành phương thức quản lý công theo một cách tiếp cận mới hơn.
3. Vai trò của hành chính công
Mặc dù có nhiều quan niệm khác nhau, nhưng về bản chất hành chính công là một thực thể tồn tại nhằm thực hiện hai chức năng chính:
Thứ nhất, hành chính công tư vấn chính sách cho các nhà chính trị đưa ra quyết sách phát triển quốc gia phù hợp với từng giai đoạn;
Thứ hai, hành chính công triển khai thực hiện các tác nghiệp hành chính nhằm biến ý tưởng chính sách, luật pháp thành sản phẩm cụ thể cho xã hội. Từ đó, cho thấy có các cách tiếp cận đối với hành chính công như sau:
– Tiếp cận hành chính công dưới giác độ quản lý: theo đó chú trọng đặc biệt đến tổ chức và hoạt động của hệ thống cơ quan hành pháp trong thực hiện quản lý nhà nước, gắn với việc tổ chức và quản lý các cơ quan công quyền trong bộ máy ấy nhằm đạt được mục tiêu và đảm bảo hiệu quả quản lý;
– Tiếp cận hành chính công dưới giác độ chính trị: theo đó thừa nhận hoạt động hành chính công giống như người bảo vệ để hiến pháp, luật được thực hiện đầy đủ. Hành chính công biến các mục tiêu chính trị thành các sản phẩm cụ thể bằng những phương pháp, sáng kiến, ý tưởng và huy động các nguồn lực khác nhau… để đạt được các mục tiêu chính trị đó;
– Tiếp cận dưới giác độ pháp lý: hành chính công là tổng thể các hoạt động nhằm làm cho pháp luật được thực hiện và có hiệu lực trong xã hội. Đó là các hoạt động nhằm triển khai các văn bản luật của nhà nước thành sản phẩm cụ thể.
4. Những nội dung chính về cải cách hành chính
Cải cách hành chính là vấn đề diễn ra ở tất cả các quốc gia và được coi là yếu tố thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội, là trọng tâm của công việc cải cách bộ máy nhà nước nhằm xây dựng một nền hành chính dân chủ, thống nhất, có đủ quyền lực, năng lực để thực hiện đúng đường lối của Đảng, pháp luật của nhà nước, phục vụ đắc lực cho nhân dân.
Ở Việt Nam, nội dung trọng tâm của cải cách hành chính gồm:
1) Cải cách thể chế – là xây dựng và hoàn thiện các thể chế mà trước hết là thể chế kinh tế trong điều kiện xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; đổi mới quy định xây dựng và ban hành văn bản quy phạm phápluật; đảm bảo tổ chức thực thi pháp luật nghiêm của các cơ quan Nhà nước; cải cách thủ tục hành chính phù hợp;
2) Cải cách tổ chức bộ máy hành chính – là việc điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ của Chính phủ, các cơ quan Bộ, ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và chính quyền địa phương các cấp cho phù hợp với yêu cầu quản lí nhà nước trong tình hình mới; khắc phục những chồng chéo về chức năng của các cơ quan nhà nước; chuyển một số công việc sang cho tổ chức phi chính phủ đối với các công việc dịch vụ; thực hiện phân cấp quản lý; cải tiến phương thức làm việc của cơ quan hành chính các cấp; hiện đại hoá nền hành chính;
3) Đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức – bao gồm việc đổi mới chế độ quản lí công chức; cải cách chế độ tiền lương của cán bộ công chức; đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức, nâng cao tỉnh thần trách nhiệm và đạo đức của công chức;
4) Cải cách tài chính công bao gồm đổi mới cơ chế phân cấp quản lí tài chính và ngân sách; bảo đảm quyền quyết định ngân sách địa phương; đổi mới cơ bản cơ chế tài chính đối với khu vực dịch vụ công.
Cải cách hành chính là chủ trương được Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra và thể hiện rõ trong Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII. Trong đó, mục tiêu cải cách hành chính là: “xây dựng một nền hành chính dân chủ, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại hoá, hoạt động có hiệu quả theo nguyên tắc của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng; xây dựng đội ngũ cán bộ công chức có phẩm chất năng lực đáp ứng được công cuộc xây dựng và phát triển đất nước”. Chủ trương cải cách hành chính tiếp tục được nhấn mạnh trong Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ VIII và các Nghị quyết trung ương 3, trung ương 6 (lần thứ 2) và trung ương 7 (khoá VIIl).
5. Phương hướng cải cách hành chính ở Việt Nam hiện nay?
Công cuốc cải cách hành chính do Đảng khởi xướng và lãnh đạo, Nhà nước thực hiện trong 15 nãm qua đã được tiến hành tương đối đồng bộ, trong đó thủ tục hành chính được chọn làm quyết công việc giữa các cơ quan nhà nước, giữa cơ quan nhà nước với các cá nhân, tổ chức trong tiếp nhận và giải quyết công việc. Cải cách thủ tục hành chính phải tiến hành đồng thời ở tất cả các khâu, các lĩnh vực nhưng trọng tâm là các thủ tục đang gây nhiều bức xúc cho xã hội như thủ tục cấp phép xuất, nhập khẩu, đầu tư, xây dựng, sửa chữa nhà cửa, cấp đất, đăng kí kinh doanh, hộ khẩu, thanh tra doanh nghiệp.
Trước mắt cần tổ chức soát xét toàn bộ các quy định hiện hành về thủ tục hành chính, về phí và lệ phí. Những thủ tục được ban hành không đúng thẩm quyền, trái pháp luật, thực sự không cần thiết thì bãi bỏ; những thủ tục khồng phù hợp vói thực tế thì sửa đổi, bổ sung; những thủ tục được ban hành phân tán ở nhiều. văn bản thì hợp nhất trong một văn bản. Các cơ quan nhà nước phải tổ chức tiếp thu ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân về những thủ tục đã lỗi thời, trái pháp luật để kịp thời xử lí.
Về lâu dài, cần xây dựng các thủ tục hành chính đơn giản, thống nhất, công khai, dễ hiểu, dễ thực hiện. Xây dựng quy chế hoạt động của cơ quan, quy chế phối hợp hoạt động giữa các cơ quan theo hướng tăng cường trách nhiệm cá nhân, đặc biệt là trách nhiệm của người đúng đầu cơ quan, giảm dần các đầu mối trung gian sao cho một việc được giải quyết chủ yếu ở một cấp. Khi cơ quan, tổ chức, cá nhân có yêu cầu giải quyết công việc liên quan đến nhiều ngành, nhiều ngưòi thì một cơ quan, một công chức phải làm đầu mối tiếp xúc, nhận hồ sơ, giải quyết công việc.
Để cải cách thủ tục hành chính được thực hiện thuận lợi cũng như kết quả cải cách hành chính được bền vững thì đổng thời phải cải cách thể chế hành chính nói chung; cải cách bộ máy hành chính tinh, gọn, thẩm quyền và trách nhiệm rõ ràng; xây dựng quy chế công chức, công vụ đảm bảo đội ngũ công chức trên thực tế có năng lực, lương tâm và trách nhiệm.