Khái quát mạch điện ba pha – Kiến thức về mạch điện 3 pha
Mục Lục
Khái quát mạch điện ba pha – Kiến thức về mạch điện 3 pha
Ngày đăng 28 Tháng Sáu 2021 4:54 CH
15.753 lượt xem
Điện 3 pha đã quá quen thuộc trong đời sống hằng ngày của mỗi hộ gia đình Việt Nam, đặc biệt là các khu công nghiệp, các nhà xưởng. Vậy hệ thống mạch điện ba pha là gì? cấu tạo gồm bao nhiêu dây? công suất hoạt động như thế nào? chắc chắn rất nhiều người còn mơ hồ về những câu hỏi trên. Hôm nay Favitec sẽ cung cấp cho các bạn đầy đủ các kiến thức cơ bản về mạch điện 3 pha.
Cấu tạo mạch điện ba pha
Mạch điện ba pha trên lý thuyết theo kiến thức vật lý cơ bản thì là hệ thống điện ba pha gồm có 3 dòng điện xoay chiều có cùng biên độ, cùng tần số nhưng lệch nhau về pha 1 góc phi Ø (phi).
Ta có thể hiểu đơn giản rằng điện 3 pha là điện có cấu tạo gồm 3 dây nóng và 1 dây lạnh:
Vì cấu tạo của mạch điện ba pha khác so với mạch điện 1 pha nên quy tắc khi đấu nối điện ba pha cũng sẽ có sự khác biệt. Hiện nay mạch điện ba pha có 2 cách đấu nối cơ bản được áp dụng nhiều nhất đó là đấu nối hình sao và đấu nối hình tam giác.
Tùy thuộc từng quốc gia sẽ có sự khác biệt về giá trị điện, điều này phụ thuộc nhiều vào cơ sở hạ tầng, điều kiện kinh tế và khả năng đầu tư vào công nghệ của từng khu vực trên thế giới.
Ví dụ:
- Hệ thống mạch điện ba pha tại Mỹ có giá trị điện là 220V
- Hệ thống mạch điện ba pha tại Nhật Bản có giá trị điện là 200V
- Hệ thống mạch điện ba pha tại Việt Nam có giá trị điện là 380V
Ưu điểm nổi bật của mạch điện 3 pha
Mạch điện ba pha gồm có đường dây truyền tải và các phụ tải 3 pha, sử dụng chủ yếu thường trong cộng nghiệp sản xuất.
Các đặc điểm nổi bật của mạch điện ba pha có thể kể đến như:
- Động cơ điện ba pha thường có những cấu tạo đơn giản, các đặc tính vượt trội hơn hẳn mạch điện 1 pha.
- Mạch điện ba pha truyền tải điện năng tiết kiệm dây dẫn hơn khi truyền tải bằng mạch điện 1 pha.
- mạch điện ba pha không có điểm chết và các pha cân nhau, điều này giúp các thiết bị điện được làm việc hiệu quả nhất, giảm thiểu tối đa các tình trạng cháy nổ không mong muốn do lệch pha.
- Các động cơ có thiết kế được sử dụng cho dòng điện điện 3 pha cũng có cấu tạo đơn giản và các đặc tính cũng như hiệu năng tốt hơn hẳn so với động cơ điện 1 pha.
Phương pháp đấu nối mạch điện ba pha
Thông thường chúng ta sẽ có 2 phương pháp cơ bản để đấu nối mạch điện ba pha là: đấu nối hình sao và hình tam giác
- Phương pháp 1 đấu nối nối mạch điện ba pha hình sao: ta nối 3 điểm cuối của pha tạo thành 1 điểm trung tính.
- Phương pháp 2 đấu nối mạch điện ba pha hình tam giác: Cách đấu nối này sẽ không có điểm trung tính, ta lấy điểm đầu pha này nối với điểm cuối pha kia.
Cách phân loại mạch điện ba pha
- Hệ thống mạch điện ba pha bao gồm có nguồn, tải, đường dây đối xứng còn được gọi là mạch điện ba pha đối xứng.
- Nếu không thỏa mãn các điều kiện trên thì ta gọi đó là mạch điện ba pha không đối xứng.
- Mạch điện 3 pha tiếp theo là loại mạch điện ba pha không liên hệ, loại mạch điện này ít được sử dụng vì cần tới 6 dây dẫn.
Khái niệm mạch điện xoay chiều ba pha
Có tất cả 3 thành phần chính trong mạch điện ba pha: Gồm có nguồn điện ba pha, dây dẫn điện ba pha, tải ba pha.
Khái niệm nguồn điện 3 pha
Muốn tạo ra dòng điện xoay chiều 3 pha thì đầu chúng ta cần phải có máy phát điện 3 pha. Trong cấu tạo của nguồn điện 3 pha bao gồm có 2 phần chính đó là Roto và Stato
- Phần động Roto là 1 nam châm điện luôn luôn xoay quanh trục cố định và tạp ra từ trường biến thiên.
- Phần tĩnh Stato gồm có 3 cuộn dây được ký hiệu lần lượt là AX, BY, CZ. Trong đó ta có A,B,C được gọi là các điểm đầu của cuộn dây.X,Y,Z được gọi là các điểm cuối của cuộn dây. Cấu tạo của các cuộn dây có kích thước và các số đo vòng cuốn bằng nhau, được đặt cố định trên vòng tròn bao quanh Roto và luôn lệch nhau 1 góc là 2π/3
Nguyên lý hoạt động của máy phát điện 3 pha rất đơn giản. Khi máy hoạt động, nam châm sẽ quay với vận tốc không đổi và sinh ra điện áp ở 2 đầu của cuộn dây. Điện áp này sẽ xuất hiện dòng điện xoay chiều. Khi đó 3 cuộn dây sẽ tạo nên 3 dòng điện xoay chiều có cùng cường độ và hiệu điện thế nhưng khác pha, vì vậy chúng sẽ bổ sung cho nhau trong các phiên làm việc của tải 3 pha. Vì vậy chúng được gọi là dòng điện xoay chiều ba pha.
Nguyên lý hoạt động của dây dẫn 3 pha
Dây dẫn 3 pha được dùng chuyên để truyền tải điện từ nguồn điện ba pha đến tải ba pha. Nguồn điện ba pha khi hoạt động sẽ sản sinh ra 3 dòng điện xoay chiều vì vậy sẽ cần phải có dây dẫn dẫn phù hợp. Hiện nay dây dẫn điện 3 pha đang phổ biến là loại có từ 3 đến 4 dây.
Nguyên lý hoạt động của tải 3 pha
Trong mạch điện 3 pha xoay chiều, tải 3 pha thường sẽ là các động cơ điện 3 pha.
Cách đấu nối mạch điện 3 pha
Khi thực hiện đấu nối điện 3 pha ta cần đặc biệt chú ý phân biệt rõ đâu là dây và đâu là dây trung tính. Lưu ý dây pha sẽ chỉ nối với dây và và dây trung tính sẽ chỉ nối với dây trung tính.
Mỗi động cơ có cấu tạo khác nhau sẽ có mỗi cách đấu nối điện khác nha, vì vậy trước khi tiến hành đấu nối các bạn nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng hoặc tham khải ý kiến của người bán hàng. Để thuận tiện cho việc lắp đặt chúng ta còn có thể sử dụng ổn áp để đảm bảo rằng mức điện áp luôn phù hợp để sử dụng. Hiện nay trên thị trường có khá nhiều loại ổn áp có đủ 3 đầu ra 380V, 220V, 200V phù hợp với tất cả các thiết bị điện trên thế giới.
Tổng kho biến áp
Tổng kho biến áp Favitec chuyên cung cấp, lắp đặt máy biến áp Favitec chính hãng cho các hộ gia đình, cửa hàng, xưởng xuất, công ty tại các khu công nghiệp,…Với phong cách làm việc Nhanh Nhẹn – Chuyên Nghiệp – Nhiệt Tình. Nên khách hàng luôn tin tưởng và ủng hộ.
Tham khảo một số máy biến áp Favitec
biến áp 3 pha 380/220 80kva
biến áp 3 pha 2kva
biến áp 3 pha 100kva
biến áp 1 pha
Quý khách cần được tư vấn thêm hoặc muốn mua máy, vui lòng liên hệ Tổng kho phân phối ổn áp, máy biến áp Favitec chính hãng.
Địa chỉ : Số 5, ngõ 121 đường Tây Mỗ, Phường Đại Mỗ, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Hotline: 0913.076.501 – 0878798224
Website: https://favitec.com
E-mail: [email protected]