Khái quát chung về Nghề Luật

Nghề luật là nghề nghiệp “đặc thù” so với nhiều nghề nghiệp khác trong xã hội. Tính đặc thù của nghề luật được thể hiện qua các yếu tố sau:

1- Đối tượng tác động của hoạt động nghề luật.

Nghề luật tác động ở mức độ, phương thức khác nhau đến “số phận” những con người, tổ chức trong xã hội. Sự tác động này diễn ra theo cả chiều hướng tích cực và tiêu cực. Mặt tích cực là bảo vệ và bảo đảm cho quyền, lợi ích họp pháp của chủ thể được thực thi đúng pháp luật, tôn trọng công lý, lẽ công bằng. Mặt trái của nghề luật là ẩn chứa những nguy cơ gây tổn hại cho lợi ích vật chất, tinh thần của các chủ thể quan hệ pháp luật từ các quyết định/hành vi tố tụng hoặc các dịch vụ pháp lý mà người hành nghề luật mang lại.

2- 

Yêu cầu đối với người hành nghề luật:

Người hành nghề luật vừa phải có năng lực/kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ, am hiểu sâu rộng về chính trị, kinh tể – xã hội – pháp luật, thành thạo vê kỹ năng làm việc, vừa phải có phẩm chất, tố chất phù hợp với nghề và tuân thủ nghiêm ngặt Quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp. Người hành nghề luật luôn phải bảo đảm các hoạt động nghề nghiệp diễn ra trong khuôn khổ pháp luật, bởi về bản chất, nghề luật là một trong những nghề có sự ràng buộc chặt chẽ mọi hành vi, ứng xử nghề nghiệp của người hành nghề với sự điều chỉnh của pháp luật.

Trong nghề luật có những nhóm nghề mà người hành nghề phải được nhà nước bổ nhiệm theo những chức danh tư pháp, như hoạt động nghề nghiệp của Thẩm phán, Kiểm sát viên, Chấp hành viên, hoặc phải có chức danh bổ trợ tư pháp, như thẻ hành nghề của Luật sư, Công chứng viên, Thừa phát lại… Pháp luật Việt Nam quy định không cho phép một người kiêm nhiệm đồng thời hai chức danh tư pháp hoặc bổ trợ tư pháp khác nhau thuộc các nhóm nghề luật.

Người hành nghề luật có đặc điểm chung sau:

– Thể hiện sâu sắc “đặc điểm tâm lý” của những người được coi là thành công trong “Nghề Luật”, một nghề mà họ tâm huyết lựa chọn nên thường có tâm lý quen với việc đưa ra lời “khuyên bảo” cho người khác, thay vì muốn nhận lời khuyên bảo, tư vấn từ người khác đối với mình;

– Luôn khao khát thành công trong công việc;

– Thường muốn kiểm soát người khác trong khi giao tiếp, hành nghề;

– Biết nghi ngờ” trước mỗi sự kiện, sự vật, hiện tượng do đặc thù nghề nghiệp kết hợp với bản năng tự nhiên;

–  Có tư duy phản biện, khái quát vấn đề kết hợp với xu hướng cụ thể hóa mọi việc, phù hợp với vị trí “người giải quyết vấn đề”;

– Có “phạm vi quyền” rộng theo quy định pháp luật và ý thức rất rõ về quyền hạn, chức năng, nhiệm vụ của bản thân;

– Thích được Vui vẻ – Thân thiện – Ghi nhận – Khuyên khích trong môi trường phối họp công tác hoặc trong môi trường đào tạo, bồi dưỡng;

–  Có sự Kỳ vọng đặc thù của người hành nghề luật (muốn được biết nhiều hơn về pháp luật và quy trình tư pháp, hành chính cũng như luôn muốn tiếp nhận tri thức và kỹ năng làm việc mới, nhưng phải trực tiếp liên quan đến công việc của bản thân);

– Muốn được Chia sẻ kinh nghiệm cá nhân trong môi trường cùng đồng nghiệp, qua đó khẳng định “cái Tôi” nghề nghiệp của bản thân ở từng vị trí công việc;

– Mối quan tâm nghề nghiêp chung của người hành nghề luật là được học tập, đào tạo lại và trải nghiệm trong “môi trường học tập an toàn”; tích cực bày tỏ, chia sẻ cách tiếp cận với sự độc lập tư pháp trong môi trường học đường; không thích bị “chỉ trích”.

 

3- 

Phương thức hoạt động trong nghề luật:

Phương thức hoạt động trong Nghề Luật được xác định bởi sứ mệnh, chức năng, nhiệm vụ của từng chức danh tư pháp và bổ trợ tư pháp, Theo đó, Nghề Luật được phân biệt thành: (i) Nghề luật thuộc hệ thống cơ quan tư pháp, thực thi quyền lực tư pháp nhà nước (nghề Thẩm phán, Kiểm sát viên, Chấp hành viên, Điều tra viên…); (ii) Nghề luật ngoài hệ thống cơ quan tư pháp nhà nước, hành nghề theo phương thức tự do (Nghề Luật sư).

4- Công cụ dùng trong hoạt động của

Nghề Luật:

Công cụ dùng trong hoạt động của Nghề Luật là các quy định pháp luật, quy chế trách nhiệm nghề nghiệp (quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp).

5-S

ứ mệnh của Nghề Luật:

Đối với bất cứ một quốc gia nào trên thế giới, đảm bảo sự thượng tôn pháp luật, bảo vệ công lý, công bằng xã hội cho công dân và các chủ thể trong xã hội là một trong những sứ mạng thiêng liêng của nhà nước pháp quyền. Một phần sứ mạng ấy của nhà nước được trao cho các cơ quan/tố chức/cá nhân hoạt động trong Nghề Luật thực hiện. Để hiện thực hóa sứ mạng này, vị trí độc lập của nghề luật trong xã hội được nhà nước quy định và đảm bảo thực hiện. Sự độc lập này thế hiện rõ ở cơ chế hoạt động của cơ quan/tổ chức/người hành nghề cũng như vị trí, vai trò của từng chức danh tư pháp, bổ trợ tư pháp trong sự vận hành của quyền lực tư pháp nhà nước. Trong số các nhóm nghề luật, vị trí độc lập của Tòa án/Thẩm phán đóng vai trò cốt lõi của hệ thống tư pháp quốc gia với quyền ra quyết định xét xử bởi một tổ chức (Tòa án) nhân danh nhà nước.

6- Tính chuyên nghiệp của Nghề Luật:

Thuộc tính chuyên nghiệp của Nghề Luật được nhìn nhận trên cả hai phưong diện truyền thống và phi truyền thống. Từ góc nhìn truyền thống, nghề luật là nghề nghiệp gắn với thực thi quyền lực tư pháp của nhà nước nên cá nhân và cơ quan/tổ chức hành nghề phải đáp ímg được đầy đủ các yêu cầu chặt chẽ của thể chế pháp lý. Cụ thể, người muốn được hành nghề phải đáp ứng đủ tiêu chuấn, điều kiện, nguyên tắc và yêu cầu về năng lực, phẩm chất, chuyên môn, nghiệp vụ cùng các kỹ năng làm việc phù họp. Còn cơ quan/tổ chức hành nghề phải tuân thủ các quy định của pháp luật nhà nước trong xác định phạm vi, tính chất, thẩm quyền phù họp với từng vị trí công việc thuộc nghề luật.

Ở góc nhìn phi truyền thống, tính chất chuyên nghiệp của cá nhân/cơ quan/tổ chức hành nghề luật được nhận diện thông qua năng lực, hiệu lực, hiệu quả quản lý/quản trị/điều hành hoạt động hành nghề, phù họp với mỗi phương thức hành nghề. Riêng đối với cá nhân, tính chuyên nghiệp của người hành nghề dựa trên khung năng lực của người hành nghề luật và kỹ năng làm việc thế kỷ XXL.

Khung năng lực Nghề Luật là hệ thống cụ thể hóa các hành vi/hoạt động nghề nghiệp cần thiết đối với năng lực nghề nghiệp ở các cấp bậc khác nhau, áp dụng cho mỗi vị trí công việc trong từng nhóm Nghề Luật, Về căn bản, Nghề Luật hiện nay vẫn dựa trên Khung năng lực nghề nghiệp theo “Mô hình năng lực KSA” (Knowledge – Kiến thức mà người làm nghề được đào tạo, tự nghiên cứu hoặc tích lũy từ thực tế; Skill – Kỹ năng, là khả năng xử lý công việc thực tế thông qua các kỹ năng nghề nghiệp và làm việc của người làm nghề đã được rèn luyện, trải nghiệm, trau dồi và tích lũy thành kinh nghiệm nghề nghiệp quý báu; Attitude – Thái độ, tức cách nhìn nhận/tư duy về công việc, nhiệm vụ, đồng nghiệp, cộng đồng và các đối tượng nghề nghiệp khác của nghề luật).

Cùng với đó, các “Kỹ năng làm việc thế kỷ XXI” như tư duy phê phán và kỹ năng giải quyết vấn đề; kỹ năng trao đổi và cộng tác; tính sáng tạo và phát kiến; văn hóa công nghệ và thông tin truyền thông; kỹ năng học vấn thông tin và phương tiện… phải được tích họp với kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ để tạo thành “tính chuyên nghiệp” của người hành Nghề Luật trong thời đại toàn cầu hóa và Cách mạng công nghiệp 4.0.

Luật sư Phạm Ngọc Minh – Giám đốc điều hành của Công ty Luật TNHH Everest, tổng hợp (Giáo trình kỹ năng mềm trong Nghề luật và một số nguồn khác).