Khái quát chung về Đào tạo trực tuyến trong Giáo dục nghề nghiệp – Trung Cấp Vạn Tường

1. Khái niệm đào tạo trực tuyến

E-learning là một phương thức đào tạo hiện đại dựa trên công nghệ thông tin. Với sự bùng nổ phát triển của công nghệ hiện nay, E-learning ngày càng được ưa chuộng bởi tính linh hoạt và tiện dụng về thời gian lẫn địa điểm.

Có nhiều quan điểm, định nghĩa khác nhau về e-Learning, dưới đây sẽ một số những khái niệm e-Learning đặc trưng nhất.

– E-Learning là sử dụng các công nghệ Web và Internet trong học tập (William Horton);

– E-Learning là một thuật ngữ dùng để mô tả việc học tập, đào tạo dựa trên công nghệ thông tin và truyền thông (Compare Infobase Inc);

– E-Learning nghĩa là việc học tập hay đào tạo được chuẩn bị, truyền tải hoặc quản lý sử dụng nhiều công cụ của công nghệ thông tin, truyền thông khác nhau và được thực hiện ở mức cục bộ hay toàn cục (MASIE Center);

– Việc học tập được truyền tải hoặc hỗ trợ qua công nghệ điện tử. Việc truyền tải qua nhiều kĩ thuật khác nhau như Internet, TV, video tape, các hệ thống giảng dạy thông minh, và việc đào tạo dựa trên máy tính (CBT) (Sun Microsystems, Inc);

– Việc truyền tải các hoạt động, quá trình, và sự kiện đào tạo và học tập thông qua các phương tiện điện tử như Internet, intranet, extranet, CD-ROM, video tape, DVD, TV, các thiết bị cá nhân… ( e-learningsite);

– “Việc sử dụng công nghệ để tạo ra, đưa các dữ liệu có giá trị, thông tin, học tập và kiến thức với mục đích nâng cao hoạt động của tổ chức và phát triển khả năng cá nhân.” (Định nghĩa của Lance Dublin, hướng tới e-learning trong doanh nghiệp);

– UNESCO xác dịnh, ÐTTT là quá trình học tập sử dụng các phuong tiện điện tử, CNTT và truyền thông. Ðào tạo trực tuyến cho phép mọi người có thể học ở mọi lúc, mọi nơi, xóa bỏ những giới hạn về thời gian và không gian để cho mọi nguời có cơ hội học tập và học tập theo nhu cầu của mình (UNESCO, 2010) [99].

– Theo tác giả Tony Bates, tất cả các hoạt dộng trên máy tính và Internet hỗ trợ giảng dạy và học tập, cả trong trường và ở xa, bao gồm cả việc sử dụng các CNTT và truyền thông về hành chính cũng như khoa học để hỗ trợ học tập, như phần mềm liên kết giữa cơ sở dữ liệu của sinh viên và việc giảng dạy, ví dụ nhu danh sách lớp học, địa chỉ e-mail, v.v. Ngoài ra, ÐTTT có các hình thức khác nhau, từ trợ giúp lớp học đến học tập trực tuyến hoàn toàn.

Có thể nói rằng, khái niệm và nội hàm ÐTTT được rất nhiều tác giả đề cập, nhìn chung đều có những điểm chung xoay quanh việc học tập dựa trên CNTT cùng với mối liên hệ giữa nguời dạy, nguời học thông qua các hoạt động dạy học, nội dung, phương pháp giảng dạy. Như vậy, có thể hiểu, ÐTTT là quá trình đào tạo sử dụng các phương tiện điện tử, CNTT và truyền thông nhằm thực hiện chuyển giao, chia sẻ kiến thức giữa nguời dạy và nguời học, xóa bỏ những giới hạn về thời gian và không gian.

2. So sánh đào tạo trực tuyến với đào tạo truyền thống

Đào tạo trực tuyến có nhiều ưu điểm như: Không bị giới hạn bởi không gian và thời gian nhờ có sự phổ cập rộng rãi của Internet, do dó có thể giúp cho nguời học tiết kiệm thời gian; Tính hấp dẫn cao: Với sự hỗ trợ của công nghệ multimedia, những bài giảng được tích hợp dạng văn bản với các dạng hình ảnh, âm thanh, video… nguời học có thể tương tác với bài học; Tính dễ tiếp cận, truy cập ngẫu nhiên cho phép học viên lựa chọn đơn vị tri thức, tài liệu một cách tùy ý theo trình độ kiến thức và điều kiện truy nhập mạng của mình; Tính cập nhật: nội dung khóa học thuờng xuyên được cập nhật và đổi mới để đáp ứng nhu cầu nguời học; Có sự hợp tác, trao dổi giữa các học viên với nhau và giữa học viên với giáo viên. Có thể tổng hợp những ưu điểm của đào tạo trực tuyến và so sánh với đào tạo truyền thống như Bảng sau (Bảng 1):

Bảng 1: So sánh giữa đào tạo truyền thống và đào tạo trực tuyến

Yếu tố
Đào tạo truyền thống
Đào tạo trực tuyến

Lớp học
– Phòng học, kích thước không gian giới hạn.– Phải có đủ một số lượng người học nhất định mới mở được lớp học.

– Thụ động, học đồng bộ & chỉ có thể học tập trung một chỗ.

– Không giới hạn không gian, thời gian.– Hầu như không có khái niệm lớp học, một người đăng ký vào 1 môn học vẫn học bình thường.

– Trường hợp muốn mở 1 lớp học theo 1 môn học nào đó vẫn tổ chức được.

– Dễ tiếp cận, linh hoạt,

– Chủ động học mọi lúc, mọi nơi

– Tự định hướng

– Có thể triển khai Offline, Online.

Nội dung
– Powerpoint, máy chiếu;– Sách giáo khoa, thư viện;

– Video;

– Tính tự học chưa được khai thác tối đa;

– Nội dung không phong phú, hạn chế, tiếp cận với kiến thức mới chậm trễ.

– Đa phương tiện, mô phỏng;– Thư viện số;

– Theo yêu cầu;

– Truyền thông đồng bộ hay không đồng bộ;

– Khai thác, phát huy tối đa khả năng tự học và tính sáng tạo của người học;

– Nội dung phong phú, dễ tiếp cận với các kiến thức, công nghệ khoa học kỹ thuật mới.

Giao tiếp, truyền thông
– Hợp tác, trao đổi trực tiếp tần số ít do sự e ngại của người học;– Chủ đề giao tiếp giới hạn, số lượng người tham gia hạn chế, chỉ thực hiện từng nhóm nhỏ;

– Phân phối, thu nhận thông tin chậm.

– Hợp tác, trao đổi với tần số cao giữa: Giảng viên – Người học; Người học – Người học vì không phụ thuộc sự e ngại do mặt đối mặt;– Chủ đề giao tiếp đa dạng, không giới hạn số người tham gia thảo luận 1 chủ để hay nhiều chủ đề. Giảng viên hoàn toàn kiểm soát được diễn biến của các nội dung thảo luận.

– Phân phối, thu nhận thông tin nhanh thông qua các hình thức: Chat; Email; Diễn đàn (forum)…

Thời gian
– Giảng viên, người học phải theo tiến độ chung tổ chức của lớp học;– Tốn thời gian, gò bó về mặt thời gian.
– Linh hoạt cho cả Giảng viên & người học, có thể tự điều chỉnh.– Tiết kiệm thời gian, tranh thủ được thời gian chết.

Thi, kiểm tra chuẩn hóa kiến thức
– Tốn kém giấy tờ– Mất nhiều thời gian chấm bài
– Hệ thống tự động chấm bài và đưa ra kết quả.

Chi phí
– Chi phí tổ chức, quản lý tốn kém– Chi phí in ấn, phân phối tài liệu tốn kém cho cả người dạy, người học
– Chi phí tổ chức, quản lý thấp– Hầu như không có chi phí cho việc in ấn tài liệu.

– Tiết kiệm chi phí đi lại, ăn ở cho người dạy, người học.

Luyện tập, thực hành, tự đánh giá
– Kỹ năng thực hành được luyện tập tốt hơn khi tập trung;– Giới hạn về số luợng bài tập;

– Bài tập tự đánh giá của học viên phụ thuộc vào sự phản hồi của giảng viên nhanh hay chậm.

– Kỹ năng thực hành khó đáp ứng tốt như khi tập trung;– Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm cho phép không giới hạn số luợng bài tập;

– Hỗ trợ phản hồi ngay kết quả tự động trên hệ thống công nghệ.

3. Một số hình thức đào tạo trực tuyến

Như đã trình bày ở trên, ÐTTT là quá trình đào tạo sử dụng các phương tiện điện tử, CNTT và truyền thông. Ðó là một cách hiểu chung nhất, tuy nhiên tùy theo cách thức, mức độ ứng dụng CNTT mà việc áp dụng ÐTTT cũng có nhiều hình thức khác nhau.

– Ðào tạo trực tiếp theo cách truyền thống: Trong khi sinh viên có thể tham dự các bài giảng trực tiếp trên lớp, hiện nay việc sử dụng công nghệ để cung cấp thêm các nguồn tài nguyên đào tạo và/hoặc các công cụ quản lý đã trở thành một chuẩn mực;

– Ðào tạo hoàn toàn trực tuyến: Ðào tạo hoàn toàn trực tuyến có thể biểu hiện dưới nhiều hình thức. Ðuợc biết đến nhiều nhất là các khóa học mở trực tuyến đại chúng (MOOCs – Massive Open Online Courses). Ở nhiều cơ sở đào tạo hiện nay, các chuong trình học được cung cấp hoàn toàn trực tuyến mà không yêu cầu người học phải đến lớp học tại giảng đường. Tài nguyên học tập được cung cấp trực tuyến, các hoạt động tương tác, liên lạc và đánh giá diễn ra thông qua một hệ thống quản lý học tập hoặc các nền tảng công nghệ – kỹ thuật khác;

– Ðào tạo hỗn hợp: Là phương thức phổ biến nhất của ÐTTT trong bối cảnh giáo dục đào tạo trên thế giới hiện nay, nhất là bối cảnh của dịch bệnh COVID-19. Sinh viên có thể tham dự một số lớp học trực tiếp/trực diện, nhưng đồng thời cũng truy cập tài nguyên, tương tác với giảng viên và với nhau, tham gia các hoạt động học tập trong môi truờng trực tuyến. Là một phần của một chương trình học tập hỗn hợp, một số môn học có thể kết hợp các hoạt động trực tuyến với việc học tập và đánh giá trực tiếp. Ví dụ, sinh viên có thể được yêu cầu xem truớc một phần nội dung bài giảng, hoàn thành các bài tập kiểm tra trực tuyến, các hoạt động mô phỏng để chuẩn bị cho các buổi hướng dẫn hoặc các buổi thực hành tại phòng thí nghiệm được tổ chức trên lớp. Tuy nhiên bên cạnh đó, một số học phần trong chương trình học tập hỗn hợp có thể được cung cấp hoàn toàn trực tuyến (Hình 1)

Hình 1. Cấu trúc chương trình đào tạo hỗn hợp

(Nguồn: Theo tài liệu nghiên cứu về “Ðảm bảo chất lượng trong đào tạo trực tuyến” của Trung tâm nghiên cứu giáo dục Đại học Melbourne tại Trường Đại học Melbourne)

4. Các mức độ trong đào tạo trực tuyến

– Xét theo mức độ tác dộng của CNTT và truyền thông đến các hoạt động học tập, đào tạo trực tuyến được chia thành 5 mức độ sau:

+ Mức 1: ÐTTT phụ trợ trực diện. Tỷ lệ các hoạt động học tập được kết nối với Internet là 0% -10%, ÐTTT chỉ là phụ trợ;

+ Mức 2: ÐTTT bổ trợ trực diện. Tỷ lệ các hoạt động học tập được kết nối với Internet là 11% – 39%, học tập có sự hỗ trợ trực tuyến;

+ Mức 3: ÐTTT ngang bằng trực diện. Tỷ lệ các hoạt động học tập được kết nối với Internet là 40% – 59%, học tập kết hợp giữa trực diện và ÐTTT;

+ Mức 4: Trực diện bổ trợ ÐTTT. Tỷ lệ các hoạt động học tập được kết nối với Internet là 60% – 89%, học tập có sự bổ trợ đắc lực của trực tuyến;

+ Mức 5: ÐTTT hoàn toàn chủ đạo với tỷ lệ kết nối với Internet là 90% – 100%. Học tập hoàn toàn dựa vào công nghệ  tử và số hóa.

Hình 2. Mô hình tổ chức ĐTTT dựa trên tác động của CNTT và truyền thông

– Xét về mặt hệ thống, ÐTTT được tổ chức thành 3 cấp độ:

+ Cấp độ 1: Trực tuyến – CBT (Computer-Based Training – Học trên máy tính) & WBT (Web-Based Training – Học trên Web/Internet/Intranet), là khởi đầu của mọi mô hình ĐTTT. Học viên học thông qua Web và các học liệu điện tử cho phép học từng bước, có kiểm tra mức độ tiếp thu bài, học viên tự học, không có giáo viên hướng dẫn, chi phí thấp;

+ Cấp độ 2: Trực tuyến kết hợp: Học trực tuyến có giảng viên, thông qua Internet/Intranet, theo đó người dạy và người học cùng có mặt vào thời điểm; có sự tương tác. Giảng viên có thể trực tiếp trả lời câu hỏi, đặt câu hỏi, chấm điểm đánh giá học viên, có thể chỉ dẫn học viên tham gia các khóa học mức cao hơn; sử dụng hệ thống quản lý học tập LMS.

+ Cấp độ 3: Lớp học ảo, học thông qua mạng Internet/Intranet, sử dụng Hệ thống Quản lý Học tập (LMS). Các “lớp học ảo” được tổ chức ngay trên mạng như các lớp học thông thường. Các giờ học “live” được tổ chức để thảo luận về các “tình huống (case studies)”. Giáo viên có thể thực hiện các hướng dẫn trực tiếp (hands-on) nhờ công nghệ Streaming: VOD, Elap, econnect, wiziq… Sinh viên có thể học trực tiếp hoặc xem lại các bài giảng và làm bài tập off-line với hình thức giống như đang tham gia lớp học trực tiếp. Tất cả các khoá học trực tuyến có thể được quản lý, giám sát giống như các lớp học thông thườngCác mức phân loại duợc dua ra theo tiêu chí dựa trên việc phân phối nội dung

5. Vai trò và ảnh hưởng của ĐTTT trong giáo dục nghề nghiệp

Ðào tạo trực tuyến ngày càng trở nên quan trọng và đang dần làm thay đổi mô hình học tập, cách thức tiếp cận tri thức của nhiều đối tuợng tiềm năng như học sinh, sinh viên, viên chức nhà nuớc… trong giai doạn hiện nay. ÐTTT đang làm cho việc học tập trở nên thú vị hơn, hấp dẫn hơn và thuyết phục hơn.

* Vai trò chung

– Là chất xúc tác dang làm thay dổi toàn bộ mô hình học tập trong thế kỷ này. Mọi nguời không phân biệt tuổi tác, không phụ thuộc vào khoảng cách địa lý đều có thể tham gia học tập. ÐTTT giúp cho việc học tập dạng thụ động nhu truớc đây được giảm bớt. Nguời học không cần phải tập trung trong các lớp học với kiểu học “đọc và ghi” thông thuờng, giúp cho việc học tập trở nên rất chủ động. Ðiều cốt yếu là tập trung vào sự tương tác, “học di dôi với hành”. Nguời học có thể vừa xem các bài giảng động bằng flash vừa có thể thực hành theo ngay trên máy;

– Giúp cho việc học tập trở nên thú vị hon, hấp dẫn hơn và thuyết phục hơn. Các môn học khó hoặc nhàm chán có thể trở nên dễ dàng hon, thú vị hơn;

– Có thể hỗ trợ “học tập thông qua nhận xét và thảo luận” dựa trên cộng đồng trực tuyến.

– Cho phép nguời học tự quản lí đuợc tiến trình học tập của  mình theo cách phù hợp nhất. Có nhiều cách học khác nhau như đọc, xem, khám phá, tìm hiểu, tuong tác, thực hành, giao tiếp, thảo luận, chia sẻ kiến thức. ÐTTT đồng nghĩa với việc nguời học có thể truy cập tới rất nhiều nguồn tài nguyên phục vụ cho học tập: cả tư liệu và con người, và theo cách này mỗi nguời đều có quyền chọn lựa hình thức học tập phù hợp nhất với khả năng và điều kiện của mình;

– ÐTTT có thể loại bỏ các rào cản về thời gian và không gian, là những rào cản có thể khiến sinh viên không thể tham gia vào các chương trình học tập truyền thống tại nhà truờng. Giúp cho việc học tập vẫn có thể tiến hành được đồng thời trong khi làm việc, khi mà các doanh nghiệp đã bắt đầu nhận thấy học tập không chỉ có thể diễn ra lớp học. Nguời học không còn phải đi những quãng đường dài để theo học một khóa học dạng truyền thống, nguời học hoàn toàn có thể học tập bất cứ khi nào họ muốn, ban ngày hay ban đêm, tại bất cứ đâu – tại nhà, tại công sở, tại thư viện nội bộ.

– ĐTTT đã làm thay đổi cách dạy và học theo các tiêu chí mới như: Học mọi nơi (any where), học mọi lúc (any time), học suốt đời (life long), dạy cho mọi nguời (any one) và mọi trình độ tiếp thu khác nhau.

* Vai trò của ĐTTT đối với người học

– Làm biến đổi cách học cũng như vai trò của nguời học, nguời học đóng vai  trò trung tâm và chủ động của quá trình chiếm linh tri thức của mình. ÐTTT phù hợp với nhiều đối tuợng học tập, mỗi nguời học có phong cách học tập, cách tiếp cận nguồn tri thức khác nhau, nguời học có thể học theo thời gian biểu cá nhân, với tốc độ tuỳ theo khả năng và có thể chọn các nội dung học phù hợp, do đó nó sẽ mở rộng đối tuợng đào tạo rất nhiều;

– Tạo ra sự hấp dẫn với nhiều đối tuợng người học. Với người học phổ thông sẽ được lôi cuốn bởi các bài giảng đa phương tiện với âm thanh, hình ảnh sống động, kỹ xảo hoạt hình, các trò chơi mang tính giáo dục cao, các bài học mô phỏng: Phòng thí nghiệm ảo, thư viện ảo,… có độ tương tác cao giữa nguời học và chương trình, đàm thoại trực tiếp qua mạng. Ðiều này đem đến cho học viên sự thú vị, say mê trong quá trình tiếp thu kiến thức cũng nhu hiệu quả trong học tập. Với người trưởng thành, họ luôn thấy thuận tiện, hấp dẫn bởi thời gian linh hoạt và phù hợp với hoàn cảnh công việc, chi phí đầu tư cho việc học tập, nghiên cứu thấp và đặc biệt là họ được lựa chọn những kiến thức cần thiết dể phục vụ cho công việc hiện tại một cách thuận lợi và nhanh chóng.

– Cho phép nguời học làm chủ hoàn toàn quá trình học của bản thân, từ thời gian, lượng kiến thức cần học cũng như thứ tự học các bài, đặc biệt là cho phép tra cứu trực tuyến những kiến thức có liên quan đến bài học một cách tức thời, duyệt lại những phần đã học một cách nhanh chóng, tự do trao đổi với bạn bè hoặc giáo viên ngay trong quá trình học.

* Vai trò của đào tạo trực tuyến đối với các nhà giáo dục:

– Thúc đẩy một nền giáo dục mở, giúp mọi nguời tiếp cận rất nhiều thông tin, thông tin nhiều chiều, rất nhanh, rút ngắn mọi khoảng cách, thu hẹp mọi không gian, tiết kiệm về thời gian. Do thông tin nhiều chiều nên hoạt động giáo dục tất yếu phải dân chủ hơn, hạn chế áp đặt một chiều, tự do tư tuởng tốt hơn đối với nguời học, nhờ vậy, tư duy độc lập phát triển, dẫn đến năng lực phát triển.

– Giúp cho việc đổi mới nền giáo dục toàn diện, chuyển nền giáo dục từ chủ yếu là truyền thụ kiến thức sang phát triển nang lực nguời học, giảm thuyết giảng, tăng tự học, thực hiện “giảng ít, học nhiều”, bằng cách giúp nguời học phương pháp tiếp cận và cách tự học, cách giải quyết vấn đề. Việc truyền thụ, cung cấp kiến thức sẽ do CNTT đảm nhận, giải phóng nguời thầy khỏi sự  thiếu hụt thời gian, để nguời thầy có thể tập trung giúp nguời học phương pháp tiếp cận và giải quyết vấn đề, tổ chức các hoạt dộng học tập gắn với thực tiễn nhằm phát triển năng lực của nguời học.

– Giúp nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc giảng dạy. Chất luợng giáo dục phụ thuộc rất nhiều vào năng lực của người thầy, một nguời thầy giỏi có thể thay thế nhiều người thầy không giỏi, tiếp cận cùng lúc với nhiều nguời học ở nhiều nơi, bất kể khoảng cách xa, gần. Giúp xóa bỏ ranh giới địa lý, trình độ, văn hóa vùng miền, tuổi tác, thậm chí cả ngôn ngữ,… góp phần tạo ra xã hội học tập và học tập suốt dời.

* Vai trò của đào tạo trực tuyến đối với các nhà quản trị giáo dục:

– Hệ thống ÐTTT là một giải pháp đào tạo đồng bộ, giúp cho công việc quản  lý đầy đủ hơn, khoa học hơn, minh bạch và dân chủ hơn, từ quản lý nguời học, nguồn nhân lực, chương trình, kế hoạch đào tạo, tài nguyên học tập cho dến tài chính, một cách đồng bộ và tối ưu hóa phương án quản lý. Hệ thống ÐTTT giúp cho việc kiểm tra, đánh giá năng lực nguời học, năng lực của các cơ sở đào tạo một cách công bằng và minh bạch, từ đó, giúp cho nhà quản trị giáo dục có giải pháp hỗ trợ kịp thời, phát huy và nâng cao chất luợng, hiệu quả tại các cơ sở GDNN

– Với cuộc CMCN 4.0, truờng học sẽ không là nơi độc quyền trong việc tạo và chuyển giao tri thức. Mô hình “nhà truờng – doanh nghiệp” sẽ là công bằng và pha trộn khi xem xét ở góc độ chuyển giao các sản phẩm tri thức “lý thuyết đi đôi với thực tiễn”. Vì vậy, ÐTTT sẽ giúp các nhà quản trị giáo dục địa phương định hướng, phát triển nguồn nhân lực để tạo ra các sản phẩm tri thức phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội tại địa phương.

Ngoài ra, theo bộ tài liệu nghiên cứu về “Ðảm bảo chất luợng trong đào tạo trực tuyến” của Trung tâm nghiên cứu giáo dục dại học Melbourne tại truờng đại học Melbourne[38], ÐTTT có thể loại bỏ các rào cản về thời gian và không gian, là những rào cản có thể khiến sinh viên không thể tham gia vào các chương trình học tập truyền thống tại nhà trường. Những tiến bộ về công nghệ và phương pháp giảng dạy gần đây đồng nghia với việc các chương trình ÐTTT có thể cung cấp những trải nghiệm hấp dẫn, chất luợng cao cho người học – thậm chí ngay cả với các chương trình như kỹ thuật và y học, vốn thuờng được coi là mang nặng tính “thực hành”.

Như vậy, có thể nói rằng đào tạo trực tuyến có vai trò đáp ứng mọi nhu cầu học tập, đặc biệt có vai trò quan trọng trong việc xây dựng xã hội học tập và học suốt đời.

6. Một số hạn chế của đào tạo trực tuyến

* Về những hạn chế chung

GDNN với đặc trưng cơ bản là đào tạo để hình thành kỹ năng cho người học. Phương pháp giảng dạy chủ yếu là phương pháp dạy học thực hành, việc học chủ yếu là thông qua luyện tập. Do vậy, ĐTTT khó có thể đáp ứng được việc hình thành kỹ năng, nhất là các kỹ năng nghề nghiệp chuyên sâu ở các nghề kỹ thuật, công nghệ.

* Về phía người học

– Sự giãn cách của người học: Người học theo ĐTTT có thể ở xa chịu sự giãn cách về mặt địa lý với nhà truờng, với giảng viên và với các sinh viên khác. Hơn  nữa việc học từ xa tại nhiều địa diểm học tập khác nhau như cơ quan, nơi công cộng  sẽ ảnh huởng dến việc tập trung. Học từ xa còn hạn chế cơ hội giao tiếp đối thoại trong học tập.

– Nhu cầu cá nhân của người học: Người học từ xa có nhiều hoàn cảnh và điều kiện khác nhau, ở nhiều nơi khác nhau, có nghề nghiệp riêng và có nhiều độ tuổi. Vì vậy, nhu cầu học tập của họ không như nhau và giáo dục từ xa mang đến cho họ có sự chi phối bởi các tài liệu được cung cấp, sự phù hợp về thời gian cho việc tự học, sự kết nối với giảng viên. Nhu cầu cá nhân của nguời học là đa dạng do đặc diểm điều kiện của nguời học, điều dó làm tăng nhu cầu được hỗ trợ học tập theo nhóm những nguời học có cùng hoàn cảnh điều kiện và nhu cầu học tập.

– Vấn đề bỏ học/nghỉ học: Do rào cản về khoảng cách địa lý, nên việc quản lý người học sẽ thực sự là khó khăn. Vấn đề nghỉ học, hay bỏ học cũng phát sinh nhiều đối với đào tạo trực tuyến;

– Khả năng tiếp cận với phương pháp học: Khi sinh viên tham gia vào hệ thống lần đầu sẽ chưa quen với phương pháp tự học, còn tâm lý trở ngại về sử dụng CNTT.

– Người học theo phương thức ĐTTT có thể cảm thấy bị cô lập, thất vọng và lo lắng ở mức độ cao nếu thiếu các giao tiếp và tương tác giữa các đối tượng trong chương trình đào tạo.

* Về phía người dạy

– Do việc ĐTTT, học qua mạng không phải là công việc tiến hành thường xuyên nên khi bắt tay thực hiện, khá nhiều giáo viên lúng túng về kỹ thuật thực hiện;

– Phương pháp dạy học đã có nhiều thay đổi; việc vận dụng các phương pháp dạy học truyền thống vào ĐTTT có nhiều khó khăn;

– Khả năng ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học ở nhiều giáo viên còn hạn chế, việc sử dụng các phần mềm học trực tuyến chưa thông thạo dẫn đến thực hiện chưa hiệu quả. Hơn nữa, đa phần giáo viên đã quen với không gian trực tiếp trước học trò, nay đứng trong không gian trực tuyến để giảng bài, nhiều thầy cô sẽ lúng túng hoặc không tự tin khi triển khai bài giảng.

* Về phía cơ sở đào tạo

– Kiểm soát chất lượng từ các điều kiện triển khai đào tạo đến quá trình tổ chức dạy, học, kiểm tra đánh giá.

– Mức độ sử dụng ĐTTT và cách thức áp dụng tại các cơ sở GDNN khác nhau xuất phát từ một số thách thức về nền tảng công nghệ. Ðể thực hiện thành công ÐTTT thì các cơ sở GDNN cần tập trung vào các vấn đề về chi phí và công nghệ, cần có chính sách đầu tư và đổi mới công nghệ.

– Phương pháp và kỹ năng của giảng viên trong giảng dạy trực tuyến. Sự thiếu tự tin cũng như mức độ hiểu biết hạn chế của giảng viên trong việc sử dụng công nghệ mới có khả năng dẫn đến hiệu quả giảng dạy thấp;

– Tính tương tác và mức độ tương tác giảng viên – sinh viên, sinh viên – sinh viên trong môi trường ÐTTT có thể thấp hơn nhiều so với đào tạo truyền thống nếu như hạ tầng công nghệ, nội dung đào tạo và phương pháp tổ chức đào tạo không đảm bảo.

Nguồn: Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp