Khái niệm viên chức là gì? (Cập nhật 2023)

Viên chức là khái niệm được sử dụng nhiều trong đời sống, xã hội cũng như trong cơ quan nhà nước. Vậy khái niệm viên chức là gì? Viên chức có những đặc điểm và vai trò gì? Trong bài viết này, ACC sẽ giúp bạn đọc làm rõ một vài thông tin cơ bản liên quan đến nội dung khái niệm viên chức là gì.

khái niệm viên chức là gì

Khái niệm viên chức là gì?

1. Căn cứ pháp lý

Luật viên chức năm 2010.

2. Khái niệm viên chức là gì?

Khái niệm viên chức là gì được quy định tại Điều 2 Luật Viên chức năm 2010. Theo đó, viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.

Còn viên chức quản lý là người được bổ nhiệm giữ chức vụ quản lý có thời hạn, chịu trách nhiệm điều hành, tổ chức thực hiện một hoặc một số công việc trong đơn vị sự nghiệp công lập và được hưởng phụ cấp chức vụ quản lý (khoản 1 Điều 3 Luật Viên chức 2010 sửa đổi 2019).

Như vậy, khái niệm viên chức là gì có thể hiểu đơn giản là người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập theo thời hạn của hợp đồng làm việc. Viên chức quản lý chính là lãnh đạo của đơn vị sự nghiệp công lập.

3. Điều kiện tuyển dụng viên chức mới nhất

Bên cạnh khái niệm viên chức là gì thì điều kiện tuyển dụng viên chức là nội dung mà bạn đọc không thể bỏ lỡ

Theo Điều 22 Luật Viên chức thì việc tuyển dụng viên chức được thực hiện thông qua thi tuyển hoặc xét tuyển, theo đó:

– Có quốc tịch Việt Nam và cư trú tại Việt Nam;

– Từ đủ 18 tuổi trở lên. Đối với lĩnh vực hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao, tuổi dự tuyển có thể thấp hơn nhưng phải từ đủ 15 tuổi trở lên; đồng thời, phải có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật (khoản 2 Điều 5 Nghị định số 115/2020/NĐ-CP).

– Có đơn đăng ký dự tuyển;

– Có lý lịch rõ ràng;

– Có văn bằng, chứng chỉ đào tạo, chứng chỉ hành nghề hoặc có năng khiếu kỹ năng phù hợp với vị trí việc làm;

– Đủ sức khoẻ để thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ;

– Đáp ứng các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí việc làm do đơn vị sự nghiệp công lập xác định nhưng không thấp hơn các tiêu chuẩn chung, không trái pháp luật và không phân biệt loại hình đào tạo.

4. Đặc điểm của viên chức là gì?

  • Về chế độ tuyển dụng đối với viên chức:

Viên chức phải là người được được tuyển dụng theo vị trí việc làm.  Điều 20 Luật Viên chức năm 2010 quy định cụ thể hơn về chế độ tuyển dụng như sau:“Việc tuyển dụng viên chức phải căn cứ vào nhu cầu công việc, vị trí việc làm, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và quỹ tiền lương của đơn vị sự nghiệp công lập”.

Để được tuyển dụng vào vị trí việc làm thì phải thông qua một trong hai phương thức tuyển dụng Viên chức: thi tuyển hoặc xét tuyển (Điều 23 Luật Viên chức năm 2010).

  • Về nơi làm việc:

Viên chức làm việc tại Đơn vị sự nghiệp công lập.  Đơn vị sự nghiệp công lập bao gồm:

– Đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ hoàn toàn về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự (sau đây gọi là đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ);

– Đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao quyền tự chủ hoàn toàn về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự (sau đây gọi là đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao quyền tự chủ).

  • Về thời gian làm việc: Thời gian làm việc của viên chức được tính kể từ khi được tuyển dụng, Hợp đồng làm việc có hiệu lực cho đến khi chấm dứt hợp đồng làm việc hoặc đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định của Bộ luật Lao động.
  • Về chế độ lao động:

Viên chức làm việc theo chế độ Hợp đồng làm việc và hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.

Lương của Viên chức được nhận từ quỹ của Đơn vị sự nghiệp công lập nơi họ làm việc chứ không phải từ Nhà nước. Do vậy, tiền lương mà viên chức nhận được phụ thuộc vào sự thỏa thuận của viên chức và bên tuyển dụng, Nhà nước hầu như không can thiệp vào vấn đề này.

5. Phân loại viên chức

Khái niệm viên chức là gì? Viên chức được phân loại như thế nào? Để trả lời được những câu hỏi này, bạn đọc có thể tham khảo qua những thông tin chúng tôi cung cấp dưới đây:

  • Phân loại theo vị trí làm việc:

+ Viên chức quản lý bao gồm những người quy định tại Khoản 1 Điều 3 Luật viên chức;

+ Viên chức không giữ chức vụ quản lý bao gồm những người chỉ thực hiện chuyên môn nghiệp vụ theo chức danh nghề nghiệp trong đơn vị sự nghiệp công lập.

  • Viên chức được phân loại trong từng lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp với các cấp độ từ cao xuống thấp như sau:

+ Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp hạng I;

+ Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp hạng II;

+ Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp hạng III;

+ Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp hạng IV.

Như vậy, bài viết trên đây với tựa đề khái niệm viên chức là gì? của ACC đã cung cấp cho quý bạn đọc đầy đủ các thông tin về khái niệm viên chức là gì và những thông tin liên quan. Trong quá trình tìm hiểu nếu như có bất cứ điều gì thắc mắc hay quan tâm đến khái niệm viên chức là gì, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:

5/5 – (4475 bình chọn)

✅ Dịch vụ thành lập công ty
⭕ ACC cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc

✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh
⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình

✅ Dịch vụ ly hôn
⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn

✅ Dịch vụ kế toán
⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật

✅ Dịch vụ kiểm toán
⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác

✅ Dịch vụ làm hộ chiếu
⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin