Khái niệm việc làm và quá trình tìm việc làm – 123docz.net

Một phần của tài liệu KỸ NĂNG TÌM VIỆC LÀM SAU TỐT NGHIỆP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN 2

Khái niệm việc làm và quá trình tìm việc làm

8. Phương pháp nghiên cứu

1.2.3 Khái niệm việc làm và quá trình tìm việc làm

1.2.3.1 Khái niệm việc làm

Theo Luật việc làm của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định: “Là
hoạt động tạo ra thu nhập mà không bị pháp luật cấm” [35;tr11]

Như vậy, theo luật việc làm thì khái niệm việc làm bao gồm những nội dung
sau: Là hoạt động lao động của con người, hoạt động lao động nhằm mục đích tạo
ra thu nhập (là các khoản nhận được bằng tiền hoặc hiện vật từ việc làm, thường
được tính theo tháng, năm), hoạt động lao động đó không bị pháp luật ngăn cấm.

Theo Từ Điển Tiếng Việt khái niệm việc làm được hiểu là “công việc được
giao cho làm thường ngày và được trả công”.

Theo tác giả Nguyễn Hữu Thụ (2012), việc làm có một số đặc điểm chính:
Thứ nhất: Việc làm là nguồn gốc tạo ra sinh kế, sự tồn tại và phát triển của
con người luôn gắn liền với việc làm. Không có hoặc thiếu việc làm con người sẽ
không thể tồn tại và phát triển bình thường.

Thứ hai: Về mặt tâm lý học, mỗi việc làm có cấu trúc riêng , yêu cầu riêng
đối với người muốn làm việc đó. Nói cách khác, muốn làm việc nào đó, con người
phải có những đặc điểm về thể chất, phẩm chất và năng lực phù hợp, đáp ứng được
yêu cầu của việc làm.

Thứ ba: Việc làm xuất hiện do đòi hỏi khách quan của sự phát triển kinh tế –
xã hội. Nó không nhất thành bất biển, mà luôn vận động, phát triển cùng với sự vận
động, phát triển không ngừng của xã hội theo những việc làm cũ, lỗi thời liên tục

mất đi, những việc làm phù hợp hơn với nhu cầu của con người xuất hiện ngày một
nhiều. [19,tr424]

Có nhiều khái niệm về việc làm được đưa ra. Trong đề tài này, việc làm được
nghiên cứu là hoạt động mang lại thu nhập cho người lao động và hoạt động không
bị pháp luật ngăn cấm.

1.2.3.2 Quá trình tìm việc làm

Theo tác giả Huỳnh Phú Thịnh, trường Đại học An Giang. Quá trình tìm việc
làm thông thường gồm các giai đoạn như sau [40,tr5].

Giai đoạn chuẩn bị:
+ Tự đánh giá bản thân
+ Tìm kiếm thông tin việc làm
+ Chuẩn bị hồ sơ xin việc
+ Nộp hồ sơ dự tuyển
Giai đoạn tuyển dụng:

+ Xác định mục tiêu nghề nghiệp
+ Dự thi tuyển dụng

+ Phỏng vấn tuyển dụng
+ Đàm phán

+ Trúng tuyển

Quá trình tìm kiếm việc làm

Theo tài liệu “ Công thức săn việc”, quá trình tìm việc gồm 4 bước sau:
– Hoạch định nghề nghiệp

– Tìm kiếm thông tin việc làm
– Chuẩn bị hồ sơ tuyển dụng

– Tham dự phỏng vấn tuyển dụng [44,tr.3]

Theo “Cẩm nang tìm việc làm cho lao động trẻ” của Tổ chức lao động quốc
tế ILO, quá trình tìm việc gồm 6 bước sau [37]:

– Xác định “ Tôi là ai”

– Cách thức tìm việc làm

– Cách thức làm đơn xin việc và viết sơ yếu lý lịch
– Tham dự phỏng vấn tuyển dụng

– Các bước duy trì việc làm ổn định

Quá trình tìm việc của người lao động còn phụ thuộc vào quy mô, tính chất,
chính sách tuyển dụng của từng tổ chức và còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác.
Bởi vậy, quá trình tìm việc không nhất thiết phải trải qua tất cả các giai đoạn giống
nhau và không có một khuôn mẫu chung cho cả quá trình này.

Trong đề tài này, chúng tôi xem xét quá trình tìm việc gồm 4 bước như sau:

– Lập kế hoạch nghề nghiệp: Lập kế hoạch nghề nghiệp gồm các hoạt động sau:

+ Xác định điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, xác định năng lực, phẩm
chất, sở trường của cá nhân.

+ Xác định rõ lĩnh vực công việc phù hợp với chuyên ngành học
+ Xác định loại hình tổ chức mong muốn làm việc

+ Xác định địa điểm làm việc

+ Xác định những hoạt động cần thực hiện để hiện thực hóa mục tiêu nghề nghiệp

– Tìm kiếm thông tin việc làm: Gồm các hoạt động sau:

Xác định nguồn thông tin việc làm: Tìm kiếm việc làm qua nguồn thông tin
như: Qua trung tâm giới thiệu việc làm, báo chí, hội chợ việc làm, internet, bạn bè –
người thân..

– Chuẩn bị hồ sơ xin việc: Gồm các hoạt động sau:

+ Cách trình bày đơn, thư xin việc
+ Chuẩn bị sơ yếu lý lịch

+ Các chứng chỉ về học vấn hoặc bằng cấp có liên quan
+ Thư giới thiệu tìm việc …

– Phỏng vấn nhân sự:

+ Kỹ năng diễn đạt: là kỹ năng phát thông tin sao cho nhà tuyển dụng hiểu
được chính xác nội dung của thông điệp. Biểu hiện của kỹ năng này là việc nói trôi

chảy, dễ hiểu, ngắn gọn, chính xác những vấn đề đinh nói, không rườm rà, không
ngập ngừng ấp úng, không nói nhịu…

+ Kỹ năng phục trang: bao gồm việc lựa chọn trang phục, kiểu tóc, trang
điểm… phù hợp hoàn cảnh giao tiếp với nhà tuyển dụng.

+ Kỹ năng kiểm soát tư thế, cử chỉ: là kỹ năng kiểm soát vận động cơ thể,
không để bản thân có những tư thế, cử chỉ vô thức, ngoài ra, còn là để bản thân có
những tư thế, cử chỉ, dáng đi, đứng, ngồi đẹp, phù hợp hoàn cảnh giao tiếp với nhà
tuyển dụng.

+ Kỹ năng kiểm soát biểu hiện nét mặt, ánh mắt: bao gồm việc kiểm soát
cách biểu lộ cảm xúc trên mặt và qua ánh mắt cũng như che giấu chúng, để có được
sự biểu cảm như ý muốn, phù hợp hoàn cảnh giao tiếp với nhà tuyển dụng.

+ Kỹ năng kiểm soát yếu tố phi ngôn ngữ của lời nói: kiểm soát các yếu tố âm
thanh như độ to nhỏ, cao thấp, âm sắc giọng nói, nhịp điệu, tốc độ lời nói… Những
yếu tố này chịu ảnh hưởng lớn bởi tố chất sinh học, thể trạng, cảm xúc và các phản
ứng sinh lý tự nhiên của cơ thể. Tuy nhiên, khi luyện tập thì có thể kiểm soát phần
nào và đem lại hiệu quả trong giao tiếp.