Khái niệm, vị trí, chức năng của gia đình
Khái niệm, vị trí, chức năng của gia đình
1.1. Khái niệm gia đình.
Gia đình là một hình thức cộng đồng xã hội đặc biệt, được hình thành, duy trì và củng cố chủ yếu dựa trên cơ sở quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống và quan hệ nuôi dưỡng, cùng với những quy định về quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình.
Quan hệ hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng nhằm đảm bảo nhu cầu tâm – sinh lý và tình cảm, để duy trì nòi giống, đồng thời để tổ chức cuộc sống gia đình. Quan hệ này
được xã hội thừa nhận dưới nhiều hình thức, ở những mức độ, trình độ khác nhau. Quan hệ hôn nhân là cơ sở, nền tảng hình thành nên các mối quan hệ khác trong gia đình, là cở pháp lý cho sự tồn tại của mỗi gia đình.
Quan hệ huyết thống là quan hệ cha mẹ và con cái (cùng dòng máu giữa các thành viên trong gia đình) . Đây là quan hệ cơ bản đặc trưng của gia đình. Đây là mối quan hệ tự
nhiên, là yếu tố mạnh mẽ nhất gắn kết các thành viên trong gia đình với nhau. Quan hệ huyết thống hình thành từ quan hệ hôn nhân, ngược lại, quan hệ huyết thống lại chính là cơ sở để duy trì quan hệ hôn nhân và gia đình. Quan hệ này chịu sự chi phối của những điều kiện kinh tế, văn hoá, chính trị, xã hội, do vậy nó cũng biến đổi theo tiến trình phát triển của lịch sử.
Quan hệ nuôi dưỡng giữa các thành viên và các thế hệ thành viên trong gia đình.
Nuôi dưỡng là một nghĩa vụ, một trách nhiệm, đồng thời còn là một quyền lợi thiêng liêng, là niềm hạnh phúc của các thành viên trong gia đình với nhau. Quan hệ nuôi dưỡng thường gắn liền với quan hệ giáo dục trong gia đình, nhờ đó nó góp phần quan trọng xây dựng con người, duy trì và phát triển văn hoá gia đình, cộng đồng. Quan hệ sinh thành – nuôi dưỡng – dạy dỗ là những hoạt động không tách rời nhau trong gia đình.
Trong gia đình, ngoài hai mối quan hệ cơ bản là quan hệ giữa vợ và chồng, quan hệ giữa cha mẹ với con cái, còn có các mối quan hệ khác, quan hệ giữa ông bà với cháu chắt,
giữa anh chị em với nhau, giữa cô, dì, chú bác với cháu v.v.. Ngày nay, ở Việt Nam cũng 1như trên thế giới còn thừa nhận quan hệ cha mẹ nuôi (người đỡ đầu) với con nuôi (được công nhận bằng thủ tục pháp lý) trong quan hệ gia đình.
1.2. Vị trí của gia đình trong xã hội. (Mối quan hệ giữa gia đình và xã hội)
Trình độ phát triển và tính chất của xã hội quyết định hình thức và tính chất của quan hệ hôn nhân và gia đình.
Xã hội là môi trường tồn tại và phát triển của gia đình. Sự phát triển của xã hội quy định hình thức, tính chất, quy mô và kết cấu của gia đình đồng thời cũng quy định đặc điểm của mối quan hệ gia đình. Trong đó, đặc điểm kinh tế, chính trị, văn hóa, của xã hội tác động trực tiếp đến gia đình.
C.Mác đã khẳng định, tôn giáo, gia đình, nhà nước, pháp quyền, đạo đức, khoa học, nghệ thuật chỉ là những hình thức đặc thù của sản xuất và phục tùng quy luật chung của
sản xuất. Khi nghiên cứu gia đình trong lịch sử xã hội Ph.Ăngghen đã chỉ rõ, mỗi giai đoạn phát triển của nhân loại sẽ có một hình thức gia đình, tương ứng với chế độ hôn nhân nhất định.
Trong thời kỳ đầu của xã hội loài người, trình độ phát triển của lực lượng sản xuất hết sức thấp kém, kinh tế cộng đồng nguyên thủy và cùng với nó là sự bình đẳng giữa
người và người trong xã hội, đã tạo nên hình thức gia đình tập tập thể (gia đình huyết tộc, gia đình pu-na-lu-an, gia đình cặp đôi) với quy mô gia đình khá lớn. Trong hình thức gia đình này, mặc dù là gia đình mẫu hệ, nhưng không có sự áp bức, bất bình đẳng giữa các thành viên.
Bước sang chế độ chiếm hữu nô lệ, chế độ tư hữu ra đời và cùng với nó là sự phân chia giai cấp và bất bình đẳng trong xã hội, gia đình cá thể một vợ một chồng hình thành.
Quy mô gia đình cũng như quan hệ hôn nhân đã thu hẹp lại. Cũng từ đây, khi xã hội còn chế độ tư hữu, thì quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, đặc biệt là quan hệ giữa vợ và chồng mang tính phục tùng, bất bình đẳng. Đặc điểm, đạo đức lối sống trong gia đìnhcũng bị chi phối bởi đặc điểm, đạo đức, lối sống của xã hội, quan hệ xã hội. Vì vậy, trong mỗi chế độ xã hội khác nhau, có quan điểm khác nhau về tiêu chuẩn đạo đức, lối sống v.v.. Ngoài ra, gia đình và quan hệ gia đình còn bị chi phối bởi các yếu tố khác như, văn hóa, tôn giáo, pháp luật…
Gia đình chịu sự tác động quyết định của điều kiện kinh tế – xã hội, sự biến đổi của điều kiện kinh tế – xã hội sẽ quyết định đến sự biến đổi của gia đình. Tuy nhiên, sự biến
đổi của gia đình có tính độc lập tương đối, không thể lấy yếu tố kinh tế để giải thích mọi hiện tượng xảy ra trong đời sống gia đình, trong các diễn biến tình cảm, tâm lý, ý chí của mỗi thành viên. Do vậy, cùng một điều kiện kinh tế -xã hội, mức độ tác động đối với gia đình cũng không giống nhau. Gia đình của các giai cấp, tầng lớp, nhóm cư dân cũng có sự khác nhau.
Chế độ hôn nhân và gia đình có ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển và tiến bộ của xã hội.
Trong quan hệ gia đình và xã hội, một mặt như đã phân tích trên, gia đình chịu sự tác động chi phối của trình độ phát triển và tính chất của xã hội; mặt khác, gia đình có ảnh
hưởng trở lại đối với sự phát triển và tiến bộ của xã hội, hoặc là có tác động thúc đẩy ( hôn nhân gia đình mới, tiến bộ), hoặc là có tác động cản trở (hôn nhân gia đình lỗi thời). Vai trò quan trọng của gia đình đối với xã hội biểu hiện ở một số mặt chủ yếu sau đây:
Gia đình là tế bào của xã hội:
Điều đó có nghĩa là quan hệ gia đình và xã hội là quan hệ giữa tế bào và cơ thể. Tế bào có lành mạnh, khỏe mạnh thì xã hội mới lành mạnh, khỏe mạnh. Vì vậy, muốn có một
xã hội phát triển lành mạnh thì phải quan tâm xây dựng tế bào gia đình tốt, như chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “… nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, xã hội tốt thì gia đình càng tốt, gia đình tốt thì xã hội mới tốt. Hạt nhân của xã hội chính là gia đình”.
Tuy nhiên, mức độ tác động của gia đình đối với xã hội lại phụ thuộc vào bản chất của từng chế độ xã hội, vào đường lối, chính sách của giai cấp cầm quyền, và phụ thuộc
vào chính bản thân mô hình, kết cấu, đặc điểm của mỗi hình thức gia đình trong lịch sử.
Gia đình là tổ ấm, mang lại các giá trị hạnh phúc, sự hài hòa trong đời sống của mỗi cá nhân:
Từ khi còn trong bụng mẹ, đến lúc lọt lòng và suốt cả cuộc đời, mỗi cá nhân đều gắn bó chặt chẽ với gia đình. Gia đình là môi trường tốt nhất để cá nhân được yêu thương, nuôi duỡng, chăm sóc, trưởng thành, phát triển. Sự yên ổn, hạnh phúc của mỗi gia đình là tiền đề, điều kiện quan trọng cho sự hình thành, phát triển nhân cách, thể lực, trí lực để thành công dân tốt cho xã hội. Chỉ trong môi trường yên ấm của gia đình cá nhân mới cảm thấy bình yên, hạnh phúc, có động lực để phấn đấu trở thành con người tốt.
Gia đình là cầu nối giữa cá nhân với xã hội:
Gia đình là cộng đồng xã hội đầu tiên mà mỗi cá nhân sinh sống, có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và phát triển nhân cách của mỗi người. Chỉ trong gia đình, mới thể
hiện được quan hệ tình cảm thiêng liêng, sâu đậm giữa vợ và chồng, cha mẹ và con cái, anh chị em với nhau mà không cộng đồng có được và có thể thay thế. Tuy nhiên, mỗi cá nhân lại không thể chỉ sống trong quan hệ tình cảm gia đình, mà còn có nhu cầu quan hệ xã hội, quan hệ với những người khác, ngoài gia đình.
Gia đình là cộng đồng xã hội đầu tiên đáp ứng nhu cầu quan hệ xã hội của mỗi cá nhân. Gia đình cũng chính là môi trường đầu tiên mà mỗi cá nhân học được và thực hiện
quan hệ xã hội. Ngược lại, gia đình cũng là một trong những cộng đồng để xã hội tác động đến cá nhân.
Tóm lại, giữa gia đình và xã hội có mối quan hệ hữu cơ với nhau, có ảnh hưởng và tác động qua lại lẫn nhau. Không có gia đình để tái tạo sức lao động thì xã hội không thể
tồn tại và phát triển được. Ngược lại, không có môi trường xã hội lành mạnh thì gia đình cũng không thể phát triển được.
Cần tránh cả hai khuynh hướng sai lầm, hoặc cho rằng gia đình là việc riêng tư, xã hội không nên can thiệp, hoặc là khuynh hướng tự tư, tư lợi, chỉ biết chăm lo, thu vén cho
gia đình riêng, mà không chú ý thực hiện nghĩa vụ của gia đình đối với xã hội. Xã hội phải quan tâm đến gia đình và gia đình, các thành viên trong gia đình phải thấy được trách nhiệm của mình trước xã hội.
1.3. Chức năng cơ bản của gia đình
Chức năng tái sản xuất ra con người (sinh đẻ):
Đây là chức năng đặc thù của gia đình, không chỉ đáp ứng nhu cầu tâm, sinh lý tự nhiên của con người, đáp ứng nhu cầu duy trì nòi giống của gia đình, dòng họ mà còn đáp
ứng nhu cầu về sức lao động của xã hội; nó quyết định đến mật độ dân cư và nguồn lực lao động của một quốc gia,…Tùy theo từng nơi, phụ thuộc vào nhu cầu của xã hội, chức năng này được thực hiện theo xu hướng hạn chế hay khuyến khích.
Chức năng nuôi dưỡng, giáo dục:
Gia đình không chỉ có chức năng sinh để đơn thuần, mà còn là môi trường giáo dục đầu tiên, có ảnh hưởng trực tiếp rất quan trọng đến sự hình thành và phát triển nhân cách của mỗi cá nhân, đến lượt nó, có ảnh hưởng hoặc tích cực, hoặc tiêu cực đối với sự phát triển và tiến bộ của xã hội. Giáo dục nhà trường và giáo dục xã hội dù quan trọng đến đâu cũng không thể thay thế cho giáo dục gia đình.
Gia đình có trách nhiệm nuôi dưỡng, dạy dỗ con cái trở thành người có ích cho gia đình, cộng đồng và xã hội. Chức năng này thể hiện tình cảm thiêng liêng, trách nhiệm của
cha mẹ với con cái, đồng thời thể hiện trách nhiệm của gia đình với xã hội. Thực hiện chức năng này, gia đình có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự hình thành nhân cách, đạo đức, lối sống của mỗi người góp phần to lớn vào việc đào tạo thế hệ trẻ – thế hệ tương lai của xã hội, cung cấp và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Trong xã hội có nhiều cộng đồng khác (nhà trường, các đoàn thể, chính quyền v.v..) cũng thực hiện chức năng này, nhưng không thể thay thế chức năng giáo dục của gia đình.
Giáo dục của gia đình gắn liền với giáo dục của xã hội. Nếu coi trọng giáo dục gia đình mà hạ thấp giáo dục của xã hội hoặc ngược lại, thì cá nhân sẽ không phát triển toàn diện.
Giáo dục của gia đình không gắn liền với giáo dục của xã hội thì cá nhân sẽ khó hoà nhập với xã hội. Giáo dục của xã hội sẽ không đạt hiệu quả cao khi không kết hợp với giáo dục của gia đình, không lấy giáo dục của gia đình làm nền tảng. Thực hiện tốt chức năng giáo dục, trước tiên, đòi hỏi mỗi người làm cha, làm mẹ phải có kiến thức cơ bản, tương đối toàn diện về mọi mặt văn hóa, học vấn, đặc biệt là phương pháp giáo dục. Bởi vì, giáo dục không chỉ là khoa học mà còn là nghệ thuật.
Chức năng kinh tế và tổ chức tiêu dùng:
5Cũng như các đơn vị kinh tế khác, gia đình tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất và tái sản sản xuất ra tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng. Khác với các đơn vị kinh tế
khác, gia đình còn là cộng đồng duy nhất, tham gia vào quá trình sản xuất và tái sản xuất ra sức lao động – một yếu tố không thể thiếu trong quá trình sản xuất của xã hội.
Gia đình còn là một đơn vị tiêu dùng trong xã hội: tổ chức tiêu dùng hàng hóa để duy trì đời sống của gia đình về lao động sản xuất cũng như các sinh hoạt gia đình. Đó là việc sử dụng hợp lý các khoản thu nhập của các thành viên trong gia đình vào việc đảm bảo đời sống vật chất và tinh thần của mỗi thành viên cùng với việc sử dụng quỹ thời gian nhàn rỗi để tạo ra một môi trường văn hóa lành mạnh trong gia đình, nhằm nâng cao sức khỏe, đồng thời để duy trỉ sở thích, sắc thái riêng của mỗi người. Thực hiện tốt chức năng này, gia đình đảm bảo nguồn sinh sống, đáp ứng nhu cầu vật chất, tinh thần của các thành viên trong gia đình.
Chức năng thỏa mãn nhu cầu tâm – sinh lý:
Sự quan tâm, chăm sóc lẫn nhau giữa các thành viên trong gia đình nhằm thỏa mãn nhu cầu tình cảm, văn hóa, tinh thần cho các thành viên, đảm bảo sự cân bằng tâm lý vừa là nhu cầu tình cảm vừa là trách nhiệm, đạo lý, lương tâm của mỗi người. Do vậy, gia đình là chỗ dựa tình cảm cho mỗi người, là nơi nương tựa về mặt tinh thần chứ không chỉ là nơi nương tựa về vật chất của con người.
Nhiều vấn đề tâm – sinh lý thuộc giới tính, thế hệ,..cần được bộc lộ và giải quyết trong phạm vi gia đình, giữa những người thân. Hiểu biết tâm – sinh lý cá nhân, sở thích của nhau để ứng xử phù hợp chân thành và tế nhị, tạo bầu không khí tinh thần ổn định trong gia đình, làm cho các thành viên yên tâm sống, lao động, học tập, làm việc,…Đáp ứng hợp lý nhu cầu tình dục vợ chồng là nội dung đáng quan tậm của nhu cầu tâm – sinh lý gia đình. Điều này góp phần đáng kể củng cố hôn nhân và hạnh phúc gia đình.
Giáo dục giới tính, xây dựng quan điểm tình dục lành mạnh – phù hợp với đạo đức, sức khoẻ và mục tiêu kế hoạch hoá gia đình,..là những nhiệm vụ thời sự, mang tính xã hội
– nhân văn sâu sắc của sự nghiệp xây dựng gia đình mới.
Ngoài ra, gia đình còn có chức năng văn hóa, chức năng chính trị…
Với chức năng văn hóa, gia đình là nơi lưu giữ truyền thống văn hóa của dân tộc cũng như tộc người. Những phong tục, tập quán, sinh hoạt văn hóa của cộng đồng được thực hiện trong gia đình. Gia đình không chỉ là nơi ưu giữ mà còn là nới sáng tạo và thực hiện những giá trị đạo đức, văn hóa.
Với chức năng chính trị, gia đình là một tổ chức chính trị của xã hội, là nơi tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật của nhà nước và quy chế (hương ước) của làng xã và hưởng
lợi từ hệ thống pháp luật, chính sách và quy chế đó. Gia đình cũng là cầu nối của mối quan hệ giữa nhà nước với công dân.
Khoa học cũng như thực tế cuộc sống xác nhận rằng, một khi con người có cuộc sống tình yêu, hôn nhân và gia đình tốt đẹp thì họ đến với lao động xã hội với một trạng thái
tinh thần, năng suất và hiệu quả cao, và ngược lại.
Trong gia đình không phải ai khác mà chính là các thành viên của xã hội đang sống trong đó .Các nhu cầu cơ bản của các thành viên xã hội như ăn, ở, sinh hoạt, nghỉ ngơi,
tâm lý tình cảm ,..v..v…được thực hiện chủ yếu ở gia đình. Vì vậy, gia đình có vai trò trực tiếp, quan trọng đối với việc bảo dưỡng và tái tạo sức lao động cả về thể chất và tinh thần cho xã hội.