Khái niệm về hoạt động thể thao ngoại khóa – 123docz.net

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÂU LẠC BỘ BÓNG RỔ TRONG HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI’’

Thể thao ngoại khóa là hoạt động thể thao tự nguyện là chính, diễn ra
theo hình thức có người hướng dẫn hoặc tự tập luyện, thường được tiến hành
ngoài giờ học nội khóa, phù hợp với sở thích, giới tính, lứa tuổi và sức khỏe
của HS, Sv. Thể thao ngoại khóa có lich sử gần 100 năm nay, cụ thể là vào
cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, nhằm mục đích tổ chức giao lưu trong giáo hội,
các cộng đồng dân cư, giữa các trường chủ yếu ở các môn điền kinh, thể dục
và các môn bóng. Giờ học ngoại khoá nhằm củng cố và hoàn thiện các bài
học nội khoá, được tiến hành vào giờ tự học của sinh viên dưới sự hướng dẫn
của giáo viên TDTT, hướng dẫn viên hoặc tự tập luyện tự do. Ngoài ra, còn
các hoạt động thể thao quần chúng ngoài giờ học còn có: Luyện tập trong các
CLB, các đội đại biểu từng môn thể thao, các bài tập thể dục vệ sinh chống
mệt mỏi hàng ngày, giờ tự tập luyện của học sinh, sinh viên, phong trào tự tập
rèn luyện thân thể. Như buổi tập nội khoá, cấu trúc buổi tập ngoại khoá phải
đảm bảo cơ thể dần dần bước vào hoạt động tạo điều kiện tốt nhất để thực
hiện phần cơ bản và phần kết thúc của buổi tập.

Theo các nhà giáo dục và lý luận TDTT nước ngoài như: Từ Gia Kiệt,
Dương Vọng Hiếu (Trung Quốc), Kely (Mỹ) thì tất cả các hoạt động TDTT
của học sinh, SV có tổ chức hoặc không có tổ chức tiến hành ngoài giờ lên
lớp chính khóa được coi là hoạt động thể thao ngoại khóa

Tập luyện ngoại khóa với bài tập mà GV cho trước được gọi là bài tập
thể dục ngoại khóa, bài tập giúp đỡ SV có thể tạo thành thói quen tập luyện

TDTT. Thầy cô giáo dục giúp đỡ SV có thể tạo thành thói quen tập luyện
TDTT tốt đẹp, củng cố và nâng cao tri thức kỹ thuật và kỹ năng đã học trên
lớp mà bố trí một số bài tập đơn giản để phát triển một số bài tập phát triển
thể lực. Cũng theo nhà khoa học giáo dục học TDTT thì yêu cầu cơ bản đối
với hoạt động ngoại khóa này là:

Một là làm cho SV có thể tiến hành tập luyện một cách có hiệu quả các
giờ ngoại khóa, thầy cô cần dạy cho sinh viên phương pháp tập luyện chính
xác cũng như phương pháp bảo hiểm và tự bảo hiểm để tránh xảy ra các sự cố
ngoài ý muốn.

Hai là các bài tập thể dục ngoại khóa bố trí yêu cầu không được quá
cao, nên xuất phát từ tình hình thực tế của SV.

Ba là cố gắng hết sức tăng cường sự chỉ đạo của người thầy đối với các
bài tập thể dục ngoại khóa của SV, kịp thời phát hiện vấn đề và giải quyết vấn
đề ngoại khóa của SV để tránh rơi vào chủ nghĩa hình thức.

Bốn là bài tập thể dục ngoại khóa nên kết hợp với việc rèn luyện TDTT
chính khóa ở tổ, ở lớp.