Khái niệm về Lũ lụt – Áp thấp nhiệt đới và Bão – Sẵn sàng ứng phó với thiên tai

1. Áp thấp nhiệt đới và bão

Khái niệm

Áp thấp nhiệt đới và bão là một cơn gió xoáy có phạm vi rộng, có thể ảnh hưởng tới một vùng có bán kính từ 200–500 km.Chúng thường gây ra gió lớn và mưa rất to.

Tốc độ gió được đo theo một bảng gọi là Bảng Beaufort. Bảng này phân chia tốc độ gió của 7 bão, áp thấp nhiệt đới và nhiễu động nhiệt đới từ cấp 1 đến cấp 17 và thành số kilomét/giờ. Khi sức gió mạnh nhất ở vùng gần trung tâm của gió xoáy đạt tới cấp 6, cấp 7 (39 đến 61 km/giờ) thì được gọi là áp thấp nhiệt đới; khi sức gió mạnh nhất đạt từ cấp 8 trở lên (từ 62 km/giờ trở lên) thì được gọi là bão.

Nguyên nhân:

Nguyên nhân hình thành áp thấp nhiệt đới và bão rất phức tạp. Cho tới nay, các nhà khoa học chưa khám phá hết những nguyên nhân hình thành của chúng. Tuy nhiên,người ta cũng rút ra một số kết luận là những cơn áp thấp nhiệt đới và bão như vậy dễ hình thành trên vùng biển nhiệt đới, đặc biệt trong khoảng từ vĩ tuyến 5 đến vĩ tuyến 20, nơi mà nhiệt độ mặt nước biển không thấp hơn 27 độ C.

Gió xoáy của áp thấp nhiệt đới hoặc bão thổi dồn vào tâm và xoáy ngược chiều kim đồng hồ..
Trong cơn bão mạnh, ở chính vùng trung tâm gió rất yếu, trời quang, mây tạnh. Vùng này thường có bán kính từ vài chục đến 100 km, được gọi là “mắt bão”.

Những thiệt hại chính do áp thấp nhiệt đới và bão gây ra

  • Gây thương vong và làm ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng (chết người, bị thương, gây dịch bệnh…)
  • Thiệt hại về vật chất: Hư hỏng công trình, ngưng trệ giao thông, gián đoạn thông tin liên lạc;
  • Mất mùa và mất mát tài sản;
  • Ô nhiểm môi trường;
  • Thiếu lương thực và nước sạch cho sinh hoạt.

Những yếu tố làm tăng thiệt hại do bão gây ra:

  • Nằm ở vùng thấp ven biển.
  • Khu vực sản xuất, nhà xưởng, ở những vùng thấp trũng ở đồng bằng hay ven biển.
  • Hệ thống kho bãi, nhà xưởng thiết kế không phù hợp
  • Không có hệ thống cảnh báo và liên lạc cần thiết.
  • Nhận thức về rủi ro, hiểm họa còn thấp.
  • Cơ sở hạ tầng yếu kém.
  • Thiếu sự chuẩn bị cho việc phòng chống bão.

Tác hại

  • Tàu, thuyền ở ngoài khơi có thể bị chìm.
  • Nước biển dâng lên gây ngập lụt ven biển, làm nhiễm mặn đồng ruộng, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và khu vực nuôi tôm, cua, cá.
  • Nước mặn có thể làm ỏng giếng hoặc các nguồn nước ngọt khác.
  • Có thể tàn phá hoặc làm hư hỏngnhà cửa và tài sản.
  • Nhà xưởng, chợ …cũng có thể bị phá hỏng.
  • Làm người chết và bị thương.
  • Làm chết gia súc, gia cầm.
  • Có thể phá hoại mùa màng và lương thực, sản phẩm dự trữ.
  • Làm cây cối bị đổ, gẫy, gây cản trở giao thông.
  • Đường dây điện có thể bị đứt và có thể gây ra cháy hoặc tai nạn điện.
  • Các hệ thống thông tin liên lạc có thể bị gián đoạn.
  • Mưa lớn có thể dẫn tới lũ ,lụt và sạt lở đất.

Những việc cần làm khi có bão

Trước khi có áp thấp nhiệt đới hoặc bão:

  • Trồng cây chắn gió xung quanh nhà xưởng để tạo hàng rào bảo vệ chắn gió bão và ngăn không cho đất bị xói mòn.
  • Trước mùa bão phải chặt bỏ cành to, cây khô quanh nhà xưởng và trong khu vực để giảm nguy cơ cây gẫy, đổ vào nhà khi bão xảy ra.
  • Sơ tán các thiết bị, giấy tờ quan trọng đến vị trí an toàn
  • Rà soát và bổ xung các thiết bị cứu hộ, cứu nạn
  • Dự trữ lương thực, thực phẩm, chất đốt, nước sạch, thuốc men và các vật dụng cần thiết khác ở nơi an toàn và cao ráo trong mùa mưa bão.
  • Theo dõi tin bão trên đài phát thanh, truyền hình và loa truyền thanh công cộng.
  • Chuẩn bị nhiên liệu thay thế để có thể dùng khi bị cắt điện.
  • Chằng chống, gia cố nhà xưởng để có thể chịu được gió to.
  • Cất tất cả các đồ vật có thể bị gió bão thổi bay vào vị trí an toàn
  • Bảo vệ nguồn nước khỏi bị ô nhiễm ( ví dụ: che đậy giếng nước, bể chứa…)
  • Xác định vị trí an toàn có thể trú ẩn được nếu phải đi sơ tán khỏi cơ quan .
  • Đưa gia súc đến nơi an toàn.
  • Đưa thuyền, bè neo đậu vào nơi trú ẩn an toàn.
  • Bảo vệ dụng cụ đánh bắt cá và khu vực nuôi tôm, cua, cá…
  • Phân công lực lượng ứng phó, ứng trực thường xuyên để có phản ứng kịp thời

Trong khi có áp thấp nhiệt đới hặc bão

  • Triển khai lực lượng ứng trực kịp thời
  • Không tổ chức ra khơi trong thời gian có áp thấp nhiệt đới hoặc bão.
  • Cắt điện tạm thời khi có mưa, gió lớn
  • Tạm dừng các hoạt động SX KD
  • Yêu cầu mọi người ở trong các khu nhà kiên cố, không được đi ra ngoài.

Sau khi có áp thấp nhiệt đới hoặc bão

  • Tiếp tục theo dõi thông tin bão trên đài,vô tuyến và loa truền thanh.
  • Rà soát, tổng hợp những thiệt hại do bão gây ra
  • Kịp thời sửa chữa, phục hồi hoạt động của các trang thiết bị hư hỏng
  • Kiểm tra xem nguồn nước xem có bị xác súc vật chết, nước bẩn hoặc nước mặn làm nhiễm bẩn hay không.
  • Kiểm tra các công trình bảo vệ như bờ đê và cây cối xung quanh nhà xem có bị hư hại không.

2. Lũ lụt

Khái niệm:

Lũ là mức nước và tốc độ dòng chảy trên sông, suối vượt quá mức bình thường. Lụt xảy ra khi nước lũ dâng cao tràn qua sông, suối, hồ, đập và đê vào các vùng trũng, làm ngập nhà cửa, cây cối, đồng ruộng.

Nguyên nhân

  • Những trận mưa lớn kéo dài có thể gây ra lũ, lụt
  • Các công trình xây dựng như đường bộ, đường xe lửa và hệ thống thuỷ lợi cũng có thể ngăn cản dòng chảy tự nhiên, làm tăng ngập lụt.
  • Lũ lụt còn có thể xảy ra khi đê, đập, hồ hoặc kè bị vỡ.
  • Các trận bão lớn vó thể làm nước biển dâng lên, tiến sâu vào đất liền, gây ra ngập, lụt và nhiễm mặn.

Các loại lũ:

Có 3 loại lũ chính:

Lũ quét:

  • Thường xảy ra trên các sông nhỏ hoặc ở miền núi
  • Thường là kết quả của những trận mưa rất lớn ở những vùng có độ dốc cao, cây cối bị phá huỷ và đất không còn khả năng giữ nước
  • Diễn ra trong một thời gian rất ngắn, dòng nước chảy với tốc độ cực lớn, có thể cuốn theo mọi thứ nơi dòng chảy đi qua
  • Xuất hiện rất nhanh sau khi trời bắt đầu mưa và khó dự báo trước lũ quét sẽ xảy ra ở đâu
  • Có thể xảy ra khi vỡ hồ, đập

Lũ sông:

  • Xảy ra trên sông khi có mực nước cao hơn và tốc độ dòng nước nhanh hơn mức bình thường
  • Thường do các trận mưa lớn ở đầu nguồn gây ra
  • Có thể xuất hiện từ từ như ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long hoặc nhanh như ở các sông thuộc Trung Bộ

Lũ ven biển (nước biển dâng)

  • Xuất hiện khi sóng biển dâng cao đột ngột kết hợp với triều cường, phá vỡ đê hoặc tràn qua đê biển vào đất liền và làm nước sông không chảy thoát ra biển được gây ra ngập lụt đột ngột
  • Lũ ven biển thường xảy ra khi có áp thấp nhiệt đới hoặc bão vào gần bờ biển

Tác hại của lũ lụt

  • Gây chết người hoặc bị thương.
  • Ảnh hưởng đến đời sống của doanh nghiệp (lũ lụt kéo dài có thể làm chậm trễ mùa vụ mới, nguồn nước bị nhiễm bẩn, phát sinh dịch bệnh).
  • Làm hư hỏng các công trình ( nhà cửa, bệnh viện, trạm y tế, trường học, đường giao thông, đường dây điện, đường dây điện thoại, hệ thống cung cấp nước sạch …)
  • Gây xói lở hoặc bồi lắng, lấp đất, cát làm mất diện tích trồng trọt.

Những yếu tố làm tăng thiệt hại của lũ lụt

  • Vùng sản xuất, địa điểm kinh doanh của các doanh nghiệp trong vùng thường bị ngập lụt.
  • Thiếu hiểu biết về nguyên nhân và cách phòng chống lũ lụt.
  • Chủ quan không có sự chuẩn bị phòng ngừa
  • Nhà xưởng đơn sơ, nền nhà thấp, móng và kết cấu nhà không chịu được lũ lụt.
  • Không có kế hoạch dự trữ nguyên nhiên liệu, lương thực
  • Cây trồng, gia súc không được bảo vệ.
  • Thiếu nơi trú ẩn an tòan cho tàu, thuyền đánh cá.

Những việc cần làm để giảm thiểu thiệt hại do lũ lụt

Trước khi lũ, lụt xảy ra

  • Theo dõi thông tin về lũ, lụt trên vô tuyến, đài hoặc loa phóng thanh công cộng
  • Thành lập lực lượng phản ứng nhanh, phân công trực thường xuyên để có thể phản ứng kịp thời
  • Bảo quản, sơ tán các thiết bị, giấy tờ sổ sách quan trọng và cất giữ ở nơi khô ráo, an toàn
  • Rà soát, bổ sung các thiết bị cứu hộ, cứu nạn
  • Gia cố nhà xưởng giúp chịu lũ lụt tốt hơn. Bảo vệ nhà xưởng bằng cách nhồi đầy cát vào các bao tải và xếp chúng quanh nhà
  • Neo đậu thuyền bè ở nơi an toàn và giữ gìn cẩn thận để có thể sử dụng được khi cần thiết
  • Xác định địa điểm an toàn và phương tiện để di dời khi cần.
  • Bảo vệ nguồn nước bằng cách che đậy giếng, bể chứa nước.v.v….
  • Tổ chức, phân công ứng trực thường xuyên để có phản ứng kịp thời

Trong thời gian lũ, lụt

  • Cắt hết nguồn điện để đảm bảo an toàn trong lũ lụt.
  • Tạm ngưng sản xuất khi có dấu hiệu lũ lớn
  • Di chuyển trang thiết bị, hang hóa tới nơi cao và an toàn,ví dụ như một toà nhà hai tầng hoặc một quả đồi..

Sau lũ lụt

  • Dọn dẹp nhà xưởng
  • Tu sửa đường sá
  • Rà soát thiệt hại của doanh nghiệp

Các tìm kiếm liên quan Khái niệm lũ lụt:

khái niệm về lũ lụt

định nghĩa về lũ lụt

khái niệm về Áp thấp nhiệt đới

định nghĩa về áp thấp nhiệt đới

định nghĩa về bão

khái niệm về bão lụt

lũ quét là gì?

lũ lụt là gì?