Khái niệm và ví dụ về chiến lược Marketing phân biệt

Doanh nghiệp có thể xem xét và áp dụng nhiều chiến lược tiếp thị phù hợp với sản phẩm của mình và thị trường mà mình nhắm đến. Trong đó chiến lược Marketing phân biệt là một trong những gợi ý tuyệt vời nhất. Cùng Truyền thông TMS tìm hiểu về Marketing phân biệt nhé!

Chiến lược Marketing phân biệt là gì?

Chiến lược Marketing phân biệt còn được gọi là tiếp thị phân đoạn, hay Differentiated Marketing. Chúng có cách vận hành trái ngược với Tiếp thị không phân biệt. Chiến lược này tập trung vào những đặc điểm khác biệt của sản phẩm, phân khúc khách hàng này so với khách hàng khác.

Chiến lược Marketing phân biệt

Tiếp thị phân đoạn thích hợp đối với các công ty muốn phát triển kinh doanh ổn định trên một hoặc một vài phân khúc thị trường đem lại cho họ lợi ích tối ưu nhất. Bằng việc nhắm đến một đối tượng cụ thể thông qua các cách nghiên cứu và phân đoạn nhóm khách hàng, các chiến dịch tiếp thị, xúc tiến được thiết kế để trở nên hấp dẫn trong mắt khách hàng mục tiêu ở thị trường đó.

Tập trung tạo nên sự khác biệt và dồn nỗ lực tiếp thị vào một đối tượng, thị trường sẽ giúp thúc đẩy doanh số cao hơn, phù hợp cho việc xây dựng danh sách khách hàng trung thành. Hành vi mua hàng và quay lại mua hàng của người tiêu dùng đóng góp doanh thu ổn định cho doanh nghiệp. Nếu biết kết hợp với việc chăm sóc khách hàng và lắng nghe ý kiến của họ, doanh nghiệp sẽ cải thiện được chất lượng sản phẩm và dịch vụ.

Chiến lược Marketing phân biệt

Có thể thấy chiến lược Marketing phân biệt đem lại sự ổn định cho doanh thu của doanh nghiệp và nền tảng vững chắc để cải thiện, phát triển sản phẩm. Đối với một số loại hàng hóa, thương hiệu có đối tượng người dùng đặc trưng, chiến lược này khá hiệu quả.

Tuy nhiên chiến lược Marketing phân biệt cũng tồn tại một số hạn chế. So với tiếp thị không phân biệt, chiến lược này tốn chi phí tiếp thị cao hơn, bởi bạn sẽ phải triển khai nhiều chiến dịch Marketing cho những thị trường, phân khúc khách hàng khác nhau. Bên cạnh đó việc thiết kế và phát triển sản phẩm cho những đối tượng khác nhau cũng tốn nhiều thời gian và tài nguyên.

Ví dụ về Marketing phân biệt

Một số người thắc mắc: Tiếp thị trực tuyến có phải là chiến lược Marketing phân biệt? Thật ra khá khó đưa ra câu trả lời trong trường hợp này bởi Marketing Online có rất nhiều kênh và công cụ triển khai khác nhau.

Xét ví dụ cụ thể thường dễ phân tích hơn, đơn cử như Facebook Ads. Hình thức quảng cáo này nhắm đến đối tượng khách hàng cụ thể, và Facebook cũng cung cấp cho nhà tiếp thị rất nhiều chức năng để tùy chỉnh đối tượng hiển thị quảng cáo.

Một ví dụ khác về công cụ triển khai chiến lược Marketing phân biệt là SEO. Khi SEO, chúng ta thường tập trung vào những từ khóa dịch vụ – từ khóa có khả năng đem lại tỷ lệ chuyển đổi cao. Như vậy tức là ta đang nhắm đến nhóm khách hàng cụ thể, những người có nhu cầu mua và sử dụng sản phẩm, dịch vụ.

Chiến lược Marketing phân biệt

Một trong số những ví dụ điển hình khác của việc áp dụng chiến lược Marketing phân biệt là Maruti – Suzuki. Thương hiệu này nhắm đến rất nhiều phân khúc khách hàng, tuy nhiên họ triển khai chiến dịch tiếp thị cho từng phân khúc. Ngược lại Hyundai hay Microsoft (hay nhiều thương hiệu “quốc dân” khác) thường hướng đến nhóm khác hàng rộng hơn, các chiến dịch Marketing của họ hướng đến đại chúng hơn là đối tượng người dùng đặc trưng.

Ví dụ khi bạn mở một nhà hàng sang trọng và hướng đến nhóm khách hàng là người trưởng thành, thu nhập cao, bạn sẽ tiếp thị khác với cách các nhà hàng bình dân khác làm. Một nhà hàng bình dân cũng có thể vừa phục vụ đối tượng khách hàng là sinh viên đại học và các gia đình có trẻ nhỏ.

Họ có thể đưa ra những món ăn có giá thành phải chăng cho sinh viên, đồng thời cung cấp thực đơn có các món phù hợp với trẻ nhỏ, bởi về cơ bản nhu cầu của hai nhóm khách hàng này không quá khác biệt hay mâu thuẫn nhau.

Chiến lược Marketing phân biệt có thể được kết hợp với những chiến lược, kỹ thuật tiếp thị phù hợp khác. Quan trọng là hãy nghiên cứu thị trường và phân tích khách hàng mục tiêu của mình một cách kỹ lưỡng, bạn sẽ tìm ra chiến lược phù hợp với doanh nghiệp mình.