Khái niệm và ví dụ chi tiết nhất về phép hoán dụ
Hoán dụ là 1 trong những phép tu từ được sử dụng khá phổ biến trong văn chương. Tuy vậy, không phải bất kì ai cũng đều nắm rõ về biện pháp tu từ này cũng như là cách sử dụng nó sao cho thuần thục và hay nhất. Hãy cùng nhau tìm hiểu về khái niệm và các hình thức hoán dụ trong bài viết ngay sau đây.
Mục Lục
Hoán dụ là gì?
-
Khái niệm
Hoán dụ là phép tu từ trong câu, gọi tên các sự vật, hiện tượng hoặc khái niệm này bằng tên sự vật, hiện tượng, khái niệm khác, dựa trên nét tương cận, gần gũi với nhau nhằm mục đích làm tăng sức gợi hình, gợi cảm, giúp cho sự diễn đạt tốt hơn.
-
Ví dụ
Ví dụ 1: Hoán dụ trong câu: “Áo chàm đưa buổi phân li”. (Trích Việt Bắc – Tố Hữu)
=> Người Việt Bắc trong cuộc sống thường mặc áo chàm. Tác giả câu thơ này dùng “áo chàm” giúp người đọc có sự liên tưởng, gần gũi ngay đến người Việt Bắc.
Ví dụ 2: “Cả khán đài hò reo, cổ vũ cho đội tuyển Việt Nam”. (Internet)
=> “khán đài” trong câu mang ý nghĩa nhằm muốn đến những người ngồi trên khán đài.
Ví dụ 3: Đội tuyển có một bàn tay vàng bắt bóng cực giỏi. (Internet)
=> “bàn tay vàng” dùng để chỉ một thủ môn giỏi trong đội.
Ví dụ 4:
Anh ấy là một chân sút siêu đẳng.
Cô ấy là một tay đua cừ khôi.
Ở đây có đủ mặt anh hùng hảo hán.
Gia đình tôi có 5 miệng ăn.
=> Các từ “chân, tay, mặt, miệng” lần lượt trong 4 câu trên đều dùng chỉ về người.
-
Ý nghĩa
- Hoán dụ có tác dụng tăng sức gợi hình, gợi cảm giúp cho sự diễn đạt có tính hiệu quả cao. Từ đó, cho thấy sự phổ biến của phép tu từ này trong văn học.
- Hoán dụ được sử dụng để biểu thị mối quan hệ gần gũi, có tính chất tương đồng của sự vật – hiện tượng này với sự vật – hiện tượng khác để người đọc dễ dàng liên tưởng kề cận của hai đối tượng mà không cần so sánh chúng với nhau.
- Nội dung cơ sở để hình thành hoán dụ là sự liên tưởng, phát hiện ra mối quan hệ gần gũi giữa các sự vật – hiện tượng. Đây cũng chính là đặc điểm mà nhiều người nhầm lẫn hoán dụ với ẩn dụ bởi cả hai biện pháp này đều sử dụng những mối liên hệ tương đồng giữa các sự vật – hiện tượng với nhau.
- Khác với ẩn dụ, chức năng chủ yếu của hoán dụ là giúp người đọc có thể hình dung ngay được sự tương đồng của 2 sự vật – hiện tượng với ý nghĩa đầy đủ mà không cần phải suy nghĩ quá nhiều hay quá phức tạp.
- Đây là biện pháp tu từ được dùng trong nhiều trong văn học bởi nó thể hiện được nhiều phong cách ngôn ngữ khác nhau, sức mạnh của nó vừa thể hiện ở tính cá thể hoá, lại được thể hiện cùng với tính cụ thể cho biểu cảm kín đáo, sâu sắc, nhiều hàm ý.
Các hình thức hoán dụ
Hoán dụ được thực hiện bằng các hình thức quan hệ cặp đôi đi liền với nhau. Thông thường, có 4 kiểu hoán dụ thường gặp và phổ biến nhất trong văn học, đó là:
-
Lấy 1 bộ phận để gọi toàn thể
“Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”. (Ca dao)
=> Dùng hình ảnh “bàn tay” để chỉ sức lao động của một con người
-
Lấy vật chứa đựng gọi vật bị chứa đựng
Anh ấy vừa bước vào, cả phòng đều phải ngạc nhiên.
=> Trường hợp này “phòng” cũng sử dụng để nói về những người đang trong phòng.
-
Lấy dấu hiệu sự vật để gọi các sự vật
“Sen tàn, cúc lại nở hoa
Sầu dài ngày ngắn, đông đà sang xuân”. (Nguyễn Du)
=> sử dụng hình ảnh “Sen” để chỉ mùa hạ và hình ảnh “Cúc” để chỉ mùa thu.
-
Lấy những cái cụ thể để nói về cái trừu tượng
“Một cây làm chẳng nên non,
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”. (Ca dao)
=> “một cây” và “ba cây” dùng để nói về người với số lượng ít và nhiều.
Trên đây là một số kiến thức cơ bản về biện pháp tu từ hoán dụ. Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp những kiến thức hữu ích nhất cho bạn trong quá trình học tập và nghiên cứu của bản thân về hoán dụ nói riêng và những kiến thức về lĩnh vực văn học nói chung.
Tìm hiểu về nghệ thuật ẩn dụ để ứng dụng trong văn học : “Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam”, tiếng Việt của chúng ta rất đa dạng và phong phú về mặt từ ngữ cũng như các phép tu từ.Bạn đã thực sự hiểu khách quan là gì? : Khách quan vốn là một từ ngữ được sử dụng cực kỳ phổ biến để đánh giá một sự việc. Tùy vào từng trường hợp mà người ta hiểu khách quan là gì. Hãy cùng phân tích kỹ hơn để sử dụng đúng nhé.