Khái niệm và kết cấu của hình thái kinh tế – xã hội

Câu 14. Khái niệm và kết cấu của hình thái kinh tế – xã hội. Tại sao nói sự phát triển của các hình thái kinh tế – xã hội là một quá trình lịch sử tự nhiên?

* Hình thái kinh tế – xã hội:

– Khái niệm: là 1 phạm trù của chủ nghĩa duy vật lịch sử dùng để chỉ xã hội ở từng giai đoạn lịch sử nhất định với một kiểu quan hệ sản xuất đặc trưng cho xã hội đó, phù hợp với một trình độ nhất định của lực lượng sản xuất

– Kết cấu:

+ Lực lượng sản xuất: nền tảng vật chất kỹ thuật của mỗi hình thái kinh tế xã hội, là yếu tố suy đến cùng quyết định sự hình thành và phát triển hình thái KTXH

+ Quan hệ sản xuất: quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất. Các QHSX tạo thành CSHT và quyết định quan hệ xã hội.

+ Kiến trúc thượng tầng: bảo vệ và duy trì, phát triển CSHT đã sinh ra nó

+ Ngoài ra còn các quan hệ khác: gia đình, dân tộc, quan hệ xã hội khác gắn bó chặt chẽ với quan hệ sản xuất.

* Sự phát triển của các hình thái kinh tế – xã hội là một quá trình lịch sử tự nhiên:

– Do sự vận động khách quan của các quy luật: quan hệ sản xuất phù hợp trình độ lực lượng sản suất, cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng, các quy luật xã hội khác… mà các hình thái kinh tế – xã hội vận động từ thấp đến cao.

– Nguồn gốc sâu xa cho sự vận động và phát triển của xã hội chính là sự biến đổi của LLSX, LLSX thay đổi => QHSX thay đổi => KTTT thay đổi => Hình thái kinh tế xã hội cũ được thay thế bằng hình thái kinh tế xã hội mới, cao hơn và tiến bộ hơn. Quá trình đó diễn ra 1 cách khách quan. Vì vậy, hình thái KT – XH là 1 quá trình lịch sử tự nhiên.

– Việc bỏ qua hình thái kinh tế xã hội từ thấp đến cao phải diễn ra theo quy luật, theo 1 quá trình lịch sử tự nhiên, không thể tùy tiện theo ý muốn chủ quan.