Khái niệm và hệ thống ngành luật hiến pháp nước ngoài ?
Chào công ty Luật Minh Khuê, tôi có một thắc mắc muốn hỏi công ty như sau: công ty hãy giúp tôi làm rõ khái niệm luật hiến pháp nước ngoài và hệ thống ngành luật hiến pháp nước ngoài, để tôi có thể hiểu rõ hơn về vấn đề này. Cảm ơn. (Hải Đăng – Hưng Yên)
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi yêu cầu đến Công ty của chúng tôi, để giải đáp thắc mắc các yêu cầu của bạn Công ty Luật Minh Khuê sẽ cùng bạn làm rõ một số vấn đề với nội dung như sau:
Hiến pháp nước Cộng hòa Ba Lan 1997
Hiến pháp Liên bang Nga năm 1993
Hiến pháp Italia 1947
Hiến pháp Nhật Bản 1946
Mục Lục
1. Khái niệm Luật hiến pháp:
Căn cứ vào đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh của Luật Hiến pháp, có thể đưa ra một khái niệm chung cho ngành luật hiến pháp.
Luật hiến pháp là hệ thống các quy phạm pháp luật của mỗi nước điều chỉnh những vấn đề cơ bản của chế độ xã hội, tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương và địa vị pháp lý cơ bản của con người và của công dân.
Khái niệm trên mang tính chất chung bao trùm những quan hệ xã hội cơ bản và quan trọng nhất thuộc phạm vi đối tượng điều chỉnh của Luật Hiến pháp.
2. Hệ thống ngành luật hiến pháp
Hệ thống ngành luật Hiến pháp bao gồm các yếu tố cấu thành, các nguyên tắc tổ chức của hê thống và những quan hệ giữa các yếu tố đó. Thành phần cơ bản của hệ thôhg luật hiến pháp bao gồm: các nguyên tắc, các chế định và những quy phạm pháp luật hiến pháp.
2.1 Các nguyên tắc
Các nguyên tắc là nhân tố cơ bản được thể hiện trong nội dung của ngành luật hiến pháp. Trên cơ sở những nguyên tắc này Luật Hiến pháp được xây dựng thành một hệ thống quy phạm pháp luật hoàn chỉnh, đồng thời việc điều chỉnh các quan hệ pháp luật luật hiến pháp được thực hiện. Chính những nguyên tắc này tạo thành nòng cốt của hệ thống Luật Hiến pháp và làm cho hệ thống này có xu hướng thống nhất. Luật Hiến pháp có hai loại nguyên tắc cơ bản là ngyên tắc chung và nguyên tắc cụ thể.
+ Nguyên tắc chung là nguyên tắc xuyên suốt, chi phối toàn bộ nội dung của hệ thống Luật Hiến pháp. Đó là các nguyên tắc chủ quyền nhân dân, đại diện nhân dân, chủ quyền dân tộc, nguyên tắc về tổ chức quyền lực (phân quyền, tập quyền, tản quyền v.v…). Những nguyên tắc này không diễn đạt những quyền và nghĩa vụ cụ thể nhưng có ý nghĩa quan trọng đối với sự hình thành và phát triển các quy phạm pháp luật hiến pháp, đồng thời chúng còn là cơ sở để giải thích và áp dụng quy phạm pháp luật hiến pháp.
+ Nguyên tắc cụ thể phản ánh tư tưởng về trạng thái pháp lý thực tế của chủ thể quan hệ pháp luật hiến pháp, trên cơ sở đó hình thành các quy định cụ thể về quyền, nghĩa vụ của chủ thể. Luật hiến pháp nước ngoài có các nguyên tắc cụ thể sau: Nguyên tắc quyền bất khả xâm phạm. Ví dụ, đoạn 1 Điều 23 Hiến pháp Liên bang Nga quy định: “Mỗi người có quyền bất khả xâm phạm cuộc sống riêng, bí mật đời tư và gia đình, quyền bảo vệ danh dự và phẩm giá của mình”; Nguyên tắc độc lập của đại biểu Quốc hội. Ví dụ, Điều 27 Hiến pháp Cộng hòa Pháp 1958 quy định: “Cử tri không thổ trao cho đại biểu sự ủy quyền bắt buộc”; Nguyên tắc miễn truy tố Người đứng đầu nhà nước (Điều 56 Hiến pháp Tây Ban Nha 1978)…
2.2 Các chế định Luật Hiến pháp
Các chế định Luật Hiến pháp bao gồm một nhóm quy phạm pháp luật điều chỉnh những quan hệ xã hội có cùng tính chất. Thông thường mỗi chương trong Hiến pháp là một chế định của Luật Hiến pháp. Luật Hiến pháp có các chế định sau đây: Nghị viện, Nguyên thủ quốc gia, Chính phủ, Tòa án, Các cơ quan chính quyền địa phương, Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân…
2.3 Quy phạm pháp luật hiến pháp
Quy phạm pháp luật hiến pháp là những quy tắc xử sự chung do Nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận để điều chỉnh những quan hệ xã hội. Những quan hệ xã hội này được điều chỉnh thông qua việc thực hiện quyền, nghĩa vụ cụ thể và được bảo đảm bằng sức mạnh cưỡng chế của nhà nước.
Quy phạm pháp luật hiến pháp có những đặc điểm khác với quy phạm của các ngành luật khác. Quy phạm pháp luật hiến pháp điều chỉnh những quan hệ xã hội cơ bản, quan trọng trong nhiều lĩnh vực. Quy phạm pháp luật hiến pháp hợp thức hóa cơ sở pháp lí của nhà nước, bởi vậy nhiều quy phạm pháp luật hiến pháp mang tính chất chung, không quy định quyền, nghĩa vụ cụ thể cho các chủ thể của quan hệ pháp luật hiến pháp. Ví dụ, Điều 2 Hiến pháp Cộng hòa Ba Lan 1997 qụý định: “Nước cộng hòa Ba Lan là Nhà nước pháp quyền dân chủ thực, hiện nguyên tắc công bằng xã hội”; Đoạn 1 Điều 1 Hiến pháp Liên bang Nga năm 1993 quy định: “Nước Liên bang Nga – nước Nga là nhà nước liên bang pháp quyền dân chủ với hình thức chính thể cộng hòa”. Đa số quy phạm pháp luật hiến pháp không có chế tài, nhiều quy phạm không có cả giả định mà chỉ có phần quy định. Ví dụ, Điều 9 Hiến pháp Ba Lan năm 1997 quy định: “Nước cộng hòa Ba Lan tuân thủ luật pháp quốc tế”; Điều 41 hiến pháp Nhật Bản quy định. “Quốc hội là cơ quan có quyền cao nhất và là cơ quan duy nhất có quyền lập pháp”. Tuy nhiên cũng có quy phạm thể hiện cả phần chế tài. Ví dụ, khoản 4 Điều 2 Hiến pháp hợp chủng quốc Hoa Kỳ năm 1787 quy định: “Tổng thống, Phó tổng thôhg và tất cả các nhân viên chính quyền hợp chủng quốc sẽ bị cách chức nếu bị kết tội lạm dụng công quyền hoặc bị kết tội phản quốc, nhận hối lộ hoặc phạm những trọng tội khác”.
Hệ thống quy phạm pháp luật hiến pháp của từng nước rất đa dạng. Để thuận lợi cho việc nghiên cựu có thể chia quy phạm luật hiến pháp thành các loại sau đây:
+ Theo hướng hoạt động quy phạm pháp luật hiến pháp chia thành quy phạm điều chỉnh và quy phạm bảo vệ. Đa số quy phạm pháp luật hiến pháp là quy phạm điều chỉnh; quy phạm bảo vệ là quy phạm cấm. Ví dụ, “Tổng thống hên bang không thể đồng thời là thành viên Chính phủ hoặc là thành viên của cơ quan lập pháp của hên bang hoặc của các chủ thể hên bang” (đoạn 1 Điều 55 Hiến pháp Liên bang Đức năm 1949).
+ Theo phương thức tác động lên chủ thể, quy phạm pháp luật Hiến pháp được chia thành: Quy phạm trao quyền-. “Quyền hành pháp thuộc nội các” (Điều 65 Hiến pháp Nhật Bản năm 1946), quy phạm bắt buộc: “Trường hợp Hạ nghị viện biểu quyết không tín nhiệm hoặc từ chối tín nhiệm Nội các, toàn thể Nội các phải từ chức, nếu Hạ nghị viện không bị giải thể sau 10 ngày kể từ thời điểm biểu quyết” (Điều 69 Hiến pháp Nhật Bản), quy phạm cấm.
+ Các quy phạm pháp luật hiến pháp còn được chia thành quy phạm vật chất: “Mọi người có nghĩa vụ đóng thuế và các khoản thu khác” (Điều 57 Hiến pháp Liên bang Nga năm 1993) và quy phạm thủ tục: “Viện Xâyim và Viện nguyên lão thảo luân ưên các phiên họp. Phiên họp đầu tiên của viện Xâyim và của Viện nguyên lão do Tổng thống Ba Lan triệu tập vào ngày thứ 30 sau ngày bầu cử, trừ trường hợp quy định tại đoạn 3,5 Điều 98” (Điều 110 Hiến pháp Cộng hòa Ba Lan năm 1997).
3. Quan hệ pháp luật hiến pháp
Quan hệ pháp luật hiến pháp là một loại quan hệ xã hội được điều chỉnh bởi quy phạm pháp Ịuật hiến pháp. Nội dung của quan hệ đó là hoạt động (hành vi) của các chủ thể pháp luật hiến pháp mà những hoạt động này chịu ảnh hưởng và nằm dưới sự tác động, hướng dẫn của nhà nước. Nhà nước tác động đến chủ thể quan hệ pháp luật hiến pháp bằng cách xác định quyền và nghĩa vụ cụ thể cho các chủ thể đó.
Chủ thể quan hệ pháp luật luật hiến pháp được chia thành hai nhóm lớn
+ Nhóm thứ nhất gồm công dân, nhóm công dân, cử tri, tập thể cử tri, người nước ngoài, người không có quốc tịch, đại biểu như những cá nhân có năng lực pháp lý đặc biệt…
+ Nhóm thứ hai gồm nhà nước nói chung, các cơ quan nhà nước trung ương và địa phương, đơn vị lãnh thổ, các đảng phái chính trị, các tổ chức xã hội v.v…
Trong số các chủ thể quan hệ pháp luật hiến pháp nhà nước đóng vai trò đặc biệt quan trọng. ‘Nhà nước không những quy định mối quan hệ giữa các chủ thể pháp luật hiến pháp mà còn là người bảo đảm cho việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ các chủ thể.
Các cơ quan nhà nước với tư cách là chủ thể của quan hệ pháp luật hiến pháp được trao cho những thẩm quyền nhất định. Khi tham gia quan hệ pháp luật luật hiến pháp các cơ quan nhà nước có thể là chủ thể trực thuộc (quan hệ giữa chính phủ với các bộ, các cơ quan thuộc chính phủ), chủ thể quyền lực (quan hệ giữa nghị viện với chính phủ trong việc giám sát hoạt động của chính phủ), chủ thể là thành viên bình đẳng (quan hệ giữa các đảng chính trị trong cuộc vận động tranh cử). Ở một số nước, nhà thờ là chủ thể của quan hệ pháp luật hiến pháp. Ví dụ ở Anh, nhà thờ Anh có quyền sáng kiến pháp luật về những vấn đề liên quan đến hoạt động của nhà thờ.
Khách thể quan hệ pháp luật luật hiến pháp là những giá trị vật chất như lãnh thổ, đất đai, rừng núi, sông hồ tài nguyên thiên nhiên, những giá trị tinh thần như quyền, tự do, danh dự, nhân phẩm, quan hệ sở hữu, quan hệ dân tộc…
Phần lớn quan hệ pháp luật luật hiến pháp không cá thể hoá chủ thể luật hiến pháp, tức là chủ thể của quan hệ pháp luật hiến pháp là một nhóm chủ thể hay toàn bộ chủ thể luật hiến pháp. Ví dụ, đoạn 1 Điều 43 Hiến pháp Liên bang Nga quy định: “Mỗi người có quyền học tập”. Trong quan hệ pháp luật luật hiến pháp này, quyền học tập của mỗi người kèm theo nghĩa vụ của các cơ quan nhà nước, các quan chức nhà nước, các tổ chức chính trị, xã hội và các chủ thể khác không cản trở việc thực hiện quyền học tập của mỗi người; Điều 53 Hiến pháp Italia quy định: “Mọi người có nghĩa vụ tham gia vào các khoản chi tiêu của nhà nước”. Trong quan hệ pháp luật này nghĩa vụ của mọi người kèm theo quyền của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền buộc mọi người dân sống trên đất nước Italia phải thực hiện nghĩa vụ đóng thuế.
Sự hiện diện của những quan hệ pháp luật chung là một trong những đặc điểm của toàn bộ những quan hệ xã hội nằm dưới sự tác động của quy phạm pháp luật hiến pháp. Đặc điểm này giúp chúng ta lý giải được vai trò chủ đạo của ngành luật hiến pháp trong hệ thống pháp luật của mỗi nước.
4. Ý nghĩa, vai trò của Hiến pháp.
– Đối với một quốc gia:
+ Hiến pháp là đạo luật cơ bản có giá trị pháp lí cao nhất. Hiến pháp là nền tảng cho hệ thống các văn bản pháp luật khác.
+ Hiến pháp góp phần nền tảng tạo lập một thể chế chính trị dân chủ và một Nhà nước minh bạch, quản lý xã hội hiệu quả, bảo vệ tốt các quyền lợi của người dân. Từ đó, tạo cơ sở phát triển bền vững cho một quốc gia. Điều này quyết định to lớn đến sự thịnh vượng của quốc gia ấy.
– Đối với mỗi người dân:
+ Hiến pháp góp phần tạo lập một nền dân chủ thực sự. Người dân được tự do thực hiện quyền tham gia các hoạt động văn hóa, chính trị, kinh tế, xã hội.
+ Hiến pháp ghi nhận đầy đủ các quyền con người, quyền công dân phù hợp với các chuẩn mực chung của cộng đồng quốc tế, cũng như các cơ chế cho phép mọi người dân có thể sử dụng để bảo vệ các quyền của mình khi bị vi phạm. Hiến pháp là công cụ pháp lí đầu tiên và quan trọng để bảo vệ quyền con người, quyền công dân
+ Hiến pháp sẽ tạo sự ổn định và phát triển của đất nước, qua đó giúp người dân thoát khỏi sự đói nghèo.
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty Luật Minh Khuê