Khái niệm và định nghĩa luật giao thông đường bộ – Bộ đề 600 câu hỏi

Phần khái niệm và định nghĩa luật giao thông đường bộ trong bộ đề 600 câu hỏi thi sát hạch lái xe ô tô bao gồm 16 câu hỏi và 06 câu nào điểm liệt đánh loại trực tiếp xung quan các vấn đề về định nghĩa và khái niệm.

Mục lục [Hiện]

    Khái niệm và định nghĩa luật giao thông đường bộ -  Bộ đề 600 câu hỏi

    Khái niệm và định nghĩa luật giao thông đường bộ –  Bộ đề 600 câu hỏi

    Câu 1: Phần của đường bộ được sử dụng cho các phương tiện giao thông qua lại  là gì?

    1. Phần mặt đường và lề đường.
    2. Phần đường xe chạy.

    3. Phần đường xe cơ giới.

    Gợi ý: Lề đường không sử dụng cho các phương tiện giao thông qua lại

    Đáp án 2

    Câu 2: “Làn đường” là gì?

    1. Là một phần của phần đường xe chạy được chia theo chiều dọc của đường, sử dụng cho xe chạy
    2. Là một phần của phần đường xe chạy được chia theo chiều dọc của đường, có bề rộng đủ cho xe chạy an toàn.
    3. Là một phần của phần đường xe chạy được chia theo chiều dọc của đường, có đủ bề rộng cho xe ô tô chạy an toàn

    Gợi ý: Có bề rộng đủ cho xe chạy an toàn

    Đáp án 2

    Câu 3: Khái niệm “Khổ giới hạn đường bộ” được hiểu như thế nào là đúng?

    1. Là khoảng trống có kích thướt giới hạn về chiều cao, chiều rộng của đường, cầu, bến phà, hầm đường bộ để các xe kể cả hàng hóa xếp trên xe đi qua được an toàn.
    2. Là khoảng trống có kích thướt giới hạn về chiều rộng của đường, cầu, bến phà, hầm trên đường bộ để các xe kể cả hàng hóa xếp trên xe đi qua được an toàn.
    3. Là khoảng trống có kích thướt giới hạn về chiều cao của cầu, bến phà, hầm trên đường bộ để các xe đi qua được an toàn.

    Gợi ý: Giới hạn về chiều cao, chiều rộng

    Đáp án 1

    Câu 4: “Khổ giới hạn đường bộ” để xe và hàng hóa trên xe đi lại an toàn bao gồm những giới hạn nào?

    1. Giới hạn về chiều cao hoặc chiều rộng của cầu đường.
    2. Giới hạn về chiều cao và chiều rộng của cầu, đường.
    3. Gới hạn về chiều rộng của cầu, đường.
    4. Giới hạn về chiều cao của cầu, đường.

    Gợi ý: Giới hạn về chiều cao và chiều rộng

    Đáp án 2

    Câu 5: Khái niệm “dải phân cách” được hiểu như thế nào là đúng?

    1. Là bộ phận của đường để phân chia mặt đường thành hai chiều xe chạy riêng biệt hoặc để phân chia phần đường của xe cơ giới và xe thô sơ.
    2. Là bộ phận của đường để ngăn cách không cho các loại xe vào những nơi không được phép.
    3. Là bộ phận của đường để phân tách phần đường xe chạy và hành lang an toàn giao thông.

    Gợi ý: Phân chia

    Đáp án 1

    Câu 6: Đường mà trên đó phương tiện tham gia giao thông phải nhường đường cho các phương tiện giao thông đến từ hướng khác tại nơi đường giao nhau, được cắm biển báo hiệu nhường đường là loại gì?

    1. Đường ưu tiên.
    2. Đường không ưu tiên.
    3. Đường quốc lộ.
    4. Đường trong khu dân cư.

    Gợi ý: Đường không ưu tiên phải nhường đường

    Đáp án 2

    Câu 7: Đường mà trên đó phương tiện tham gia giao thông được các phương tiện giao thông đến từ hướng khác nhường đường khi qua nơi đường giao nhau, được cắm biển báo hiệu đường ưu tiên là loại đường gì?

    1. Đường không ưu tiên.
    2. Đường tỉnh lộ.
    3. Đường quốc lộ.
    4. Đường ưu tiên.

    Gợi ý: Đường ưu tiên được nhường đường

    Đáp án 4

    Câu 8: Khái niệm “phương tiện giao thông cơ giới đường bộ” được hiểu thế nào là đúng?

    1. Gồm xe ô tô; máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy; xe cơ giới dùng cho người khuyết tật và xe máy chuyên dùng.
    2. Gồm xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự.

    Gợi ý: Xe máy chuyên dùng là loại riêng

    Đáp án 2

    Câu 9: Khái niệm “phương tiện giao thông thô sơ đường bộ” được hiểu thế nào là đúng?

    1. Gồm xe đạp (kể cả xe đạp máy, xe đạp điện), xe xích lô, xe lăn dùng cho người khuyết tật, xe xúc vật kéo và các loại xe tương tự.
    2. Gồm xe đạp (kể cả xe đạp máy, xe đạp điện), xe gắn máy, xe cơ giới dùng cho người khuyết tật và xe máy chuyên dùng.
    3. Gồm xe ô tô, máy kéo, rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo.

    Gợi ý: Xe ô tô thuộc cơ giới, xe máy chuyên dùng là loại riêng

    Đáp án 1

    Câu 10: “Phương tiện tham gia giao thông đường bộ” gồm những loại nào?

    1. Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.
    2. Phương tiện giao thông thô sơ đường bộ và xe máy chuyên dùng.
    3. Cả ý 1 và ý 2.

    Gợi ý: Cả 3 loại

    Đáp án 3

    Câu 11: “Người tham gia giao thông đường bộ” gồm những đối tượng nào?

    1. Người điều khiển, người sử dụng phương tiện tham gia giao thông đường bộ.
    2. Người điều khiển, dẫn dắt súc vật; người đi bộ trên đường bộ.
    3. Cả ý 1 và ý 2.

    Gợi ý: Có đi trên đường là tham gia giao thông

    Đáp án 3

    Câu 12: “Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ” gồm những đối tượng nào dưới đây?

    1. Người điều khiển xe cơ giới, người điều khiển xe thô sơ.
    2. Người điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ.
    3. Cả ý 1 và ý 2

    Đáp án 3

    Câu 13: Khái niệm “người điều khiển giao thông” được hiểu như thế nào là đúng?

    1. Là người điều khiển phương tiện tham gia giao thông tại nơi thi công, nơi ùn tắc giao thông, ở bến phà, tại cầu đường bộ đi chung với đường sắt.
    2. Là cảnh sát giao thông, người được giao nhiệm vụ hướng dẫn giao thông tại nơi thi công, nơi ùn tắc giao thông, ở bến phà, tại cầu đường bộ đi chung với đường sắt.
    3. Là người tham gia giao thông tại nơi thi công, nơi ùn tắc giao thông, ở bến phà, tại cầu đường bộ đi chung với đường sắt.

    Gợi ý: Người điều khiển giao thông khác với người điều khiển phương tiện tham gia giao thông

    Đáp án 2

    Câu 14: Trong  các khái niệm dưới đây khái niệm “dừng  xe” được hiểu như thế nào là đúng?

    1. Là trạng thái đứng yên của phương tiện giao thông không giới hạn thời gian để cho người lên, xuống phương tiện, xếp dỡ hàng hóa hoặc thực hiện công việc khác.
    2. Là trạng thái đứng yên tạm thời của phương tiện giao thông trong một khoảng thời gian cần thiết đủ để cho người lên, xuống phương tiện, xếp dỡ hàng hóa hoặc thực hiện công việc khác.
    3. Là trạng thái đứng yên của phương tiện giao thông không giới hạn thời gian giữa 02 lần vận chuyển hàng hoá hoặc hành khách.

    Đáp án 2

    Câu 15: Khái niệm “đỗ xe” được hiểu như thế nào là đúng?

    1. Là trạng thái đứng yên của phương tiện giao thông có giới hạn trong một khoảng thời gian cần thiết đủ để cho người lên, xuống phương tiện đó, xếp dỡ hàng hóa hoặc thực hiện công việc khác.
    2. Là trạng thái đứng yên của phương tiện giao thông không giới hạn thời gian.

    Đáp án 2

    Câu 16: Khái niệm “đường cao tốc” được hiểu như thế nào là đúng?

    1. Đường dành riêng cho xe ôtô và một số loại xe chuyên dùng được phép đi vào theo quy định của Luật Giao thông đường bộ.
    2. Có dải phân cách phân chia đường cho xe chạy hai chiều riêng biệt mà dải phân cách này xe không đi được lên trên; không giao nhau cùng mức với một hoặc một số đường khác.
    3. Được bố trí đầy đủ trang thiết bị phục vụ, bảo đảm giao thông liên tục, an toàn, rút ngắn thời gian hành trình và chỉ cho xe ra, vào ở những điểm nhất định.
    4. Tất cả các ý trên.

    Đáp án 4