Khái niệm và điểm khác nhau giữa công ty và doanh nghiệp – Thẩm Định Giá

Điểm khác nhau giữa công ty và doanh nghiệp

Có rất nhiều người luôn hiểu nhầm 2 khái niệm Doanh nghiệp và Công ty là một. Nhưng trên thực tế chúng hoàn toàn khác nhau. Để phân biệt được điểm khác nhau giữa công ty và doanh nghiệp, cần phải hiểu rõ bản chất của công ty và doanh nghiệp.

Chúng có gì giống và khác nhau mà lại hay bị nhầm lẫn là một, các bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé.

  1. Công ty là gì?

Công ty là sự liên kết của hai hay nhiều người (cá nhân hay pháp nhân) bằng một sự kiện pháp lí trong đó các bên thoả thuận với nhau sử dụng tài sản hay khả năng của họ nhằm tiến hành các hoạt động để đạt mục tiêu chung.

Có các loại hình công ty:

– Công ty TNHH 1 thành viên;

– Công ty TNHH 2 thành viên;

– Công ty cổ phần;

– Công ty hợp danh.

  1. Doanh nghiệp là gì?

Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh.

Doanh nghiệp gồm 5 hình thức sau đây:

  • Công ty Trách nhiệm Hữu hạn: bao gồm 2 loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn, đó là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên. Công ty trách nhiệm hữu hạn2 thành viên có số lượng thành viên bị hạn chế không vượt quá 50 người. Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên không được quyền phát hành cổ phiếu nên dẫn đến khả năng huy động vốn bị hạn chế. Mức độ chịu trách nhiệm của loại hình doanh nghiệp này là hữu hạn, thành viên trong công ty trách nhiệm hữu hạn chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp chỉ trong phạm vi số vốn đã góp, các tài sản cá nhân sẽ không ảnh hưởng khi công ty phá sản hay gặp rủi ro pháp lý khác.
  • Hộ kinh doanh: Do một cá nhân hoặc một nhóm người là các công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ. Chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm. Sử dụng dưới 10 lao động. Chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh. Đối với hộ kinh doanh có sử dụng từ 10 lao động trở lên thì phải đăng ký thành lập doanh nghiệp.
  • Công ty Cổ phần: số thành viên ít nhất là 3, cao nhất không giới hạn, được quyền phát hành cổ phần.Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa. Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp. Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định pháp luật. Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần các loại để huy động vốn.
  • Công ty Hợp danh: Phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (thành viên hợp danh), và buộc phải là cá nhân. Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn. Công ty hợp danh không được quyền phát hành cổ phần. Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ của mình về các nghĩa vụ của công ty.Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.
  • Doanh nghiệp tư nhân: Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Mỗi cá nhân chỉ được lập duy nhất một doanh nghiệp tư nhân. Chủ sở hữu duy nhất của doanh nghiệp tư nhân là một cá nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân là đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
  1. Những điểm khác nhau giữa doanh nghiệp và công ty

Đứng trên một số phương diện nhất định, chúng ta sẽ thấy rõ một vài điểm khác biệt giữa công ty và doanh nghiệp.

Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh.

Công ty chỉ là tập con của doanh nghiệp. Nói đến doanh nghiệp là nói đến tập hợp những công ty có đặc điểm chung như: Doanh nghiệp Tư nhân, Doanh nghiệp Nhà nước.

Khi nào sử dụng từ “công ty” và “doanh nghiệp”

Trong đời sống cũng như trong các hoạt động kinh doanh, việc sử dụng và gọi tên doanh nghiệp hay công ty có thể không quan trọng nhưng cần phải chính xác. Dưới đây là một số trường hợp để sử dụng đúng hai khái niệm này:

Doanh nghiệp

Công ty

– Gọi chung cho tất cả các loại hình doanh nghiệp được quy định trong pháp luật doanh nghiệp.

– Gọi theo tính chất của loại hình doanh nghiệp: Doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp xã hội…

Lưu ý: Doanh nghiệp nhà nước không phải là công ty vì chỉ hoạt động dưới 02 hình thức là công ty TNHH và công ty cổ phần (không có công ty hợp danh).

Gọi chung cho các loại hình doanh nghiệp, trừ hộ kinh doanh và Doanh nghiệp tư nhân (02 loại hình này không có sự góp vốn như công ty, chủ sở hữu tự chịu trách nhiệm bằng vốn góp và tài sản của mình).

Bạn đang đọc bài viết: “Khái niệm và điểm khác nhau giữa công ty và doanh nghiệp” tại chuyên mục tin Văn bản pháp luật. Mọi chi tiết đóng góp vui lòng gửi qua thông tin sau:

Email: [email protected]

Hotline: 097 113 8889

Website: www.thamdinhgiataisan.net