Khái niệm thuế thu nhập doanh nghiệp? Những bất cập và phương hướng hoàn thiện

Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế đánh trực tiếp vào thu nhập của các tổ chức cá nhân có thu nhập, là loại thuế thuế thu trên thu nhập của các cơ sở kinh doanh để động viên một phần thu nhập của họ vào ngân sách nhà nước, đảm bảo đóng góp công bằng hợp lý giữa các tổ chức sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập. Ngoài ra, nhà nước cũng có thể sử dụng loại thuế này để điều tiết vĩ mô nền kinh tế thông qua việc động viên công bằng giữa các thành phần kinh tế, khuyến khích ưu đãi đầu tư nhằm thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển.

Mặc dù tên gọi là thuế thu nhập doanh nghiệp nhưng loại thuế này cũng có phạm vi đối tượng áp dụng đối với thu nhập của các cá nhân, tổ chức các cơ sở kinh doanh hàng hóa dịch vụ và phần thu nhập chịu thuế là phần thu nhập còn lại sau khi đã khấu trừ các chi phí liên quan đến quá trình sản xuất, kinh doanh.

2. Đặc trưng của thuế thu nhập doanh nghiệp.

Bản chất của thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) được thể hiện bởi các thuộc tính bên trong vốn có của nó, những thuộc tính đó có tính ổn định tương đối qua các giai đoạn phát triển. Nghiên cứu về thuế TNDN, người ta nhận thấy thuế TNDN có những đặc trưng cơ bản sau:

Thứ nhất: đối tượng chịu thuế của thuế TNDN là thu nhập có nguồn gốc phát sinh chủ yếutừ hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Đây có thể được xem là một trong những đặc trưng cơ bản của của thuế TNDN. Pháp luật thuế TNDN quy định các khoản thu nhập của các tổ chức kinh doanh và các khoản thu nhập từhoạt động sản xuất kinh doanh của tổ chức phi kinh doanh những doang nghiệp nước ngoài hoạt động kinh doanh tại Việt Nam đều là đối tượng chịu thuế TNDN.Thuế TNDN là loại thuế trực thu đánh trực tiếp vào thu nhập của doanh nghiệp khi có thu nhậpchịu thuế phát sinh. Thu nhập nhập chịu thuế của các tổ chức kinh doanh bao gồm thu nhập từhoạt động sản xuất kinh doanh và thu nhập khác phát sinh trong quá trình tổ chức kinh doanhtiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. Như vậy, mức độ động viên của ngân sách nhà nước đối với loại thuế này phụ thuộc phần lớn vào hiệu quả kinh doanh cũng như quy mô lợinhuận của doanh nghiệp. Và trong đó các khoản thu nhập có nguồn gốc phát sinh từ hoạt độngsản xuất, kinh doanh là đối tượng chịu thuế chủ yếu của thuếTNDN.

Khác với thuếtiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăng, thuế TNDN được xác định trên cơ sở thu nhập chịu thuế. Do thuế TNDN được xác định trên cơ sở thu nhập chịu thuế, nên chỉ khi các tổ chức kinh doanh có lợi nhuận mới phải nộp thuế TNDN. Trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, các tổchức kinh doanh có thể tiến hành tìm kiếm lợi nhuận bằng nhiều hình thức không được pháp luật cho phép.Thu nhập có được từ hoạt động kinh doanh bất hợp pháp không thể là đối tượng chịu thuế của thuế TNDN. Vì vậy, một khoản thu nhập của các cơ sở kinh doanh được xem là đối tượng chịu thuế TNDN khi và chỉ khi đó là khoản thu nhập hợp pháp của các chủ thể được phép tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Ngoài ra, trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, ngoài thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh, các chủ thể tiến hành sản xuất, kinh doanh có thể có những khoản thu nhập khác. Thu nhập khác là khoản thu nhập không thuộc các ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh ghi trong đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp, thu nhập này có được từ nhiều nguồn khác nhau như: quà biếu, quà tặng từ các cá nhân, tổ chức khác, thanh lý tài sản, tiềnthu được từ các khoản nợ khó đòi đã xóa sổ nhưng nay đòi lại được,… Những thu nhập này tuykhông mang tính chất thường xuyên, không xuất phát từ hoạt động kinh doanh chính của cơ sởkinh doanh nhưng thực chất cũng là sự nỗ lực tìm kiếm thêm nguồn thu cho cơ sở kinh doanh. Những thu nhập này cũng chính là thu nhập có được trong quá trình hoạt động và tồn tại của cơ sở kinh doanh. Do đó, pháp luật thuế TNDN đã xác định đây cũng là khoản thu nhập thuộc đối tượng chịu thuế của thuế TNDN.

Như vậy, đối tượng chịu thuế TNDN sẽ bao gồm thu nhập có được từ hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và các khoản thu nhập khác mà cơ sở kinh doanh có được từ hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa dịch vụ. Hay nói cách khác là toàn bộ thu nhập có được từquá trình hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp là thu nhập sẽchịu thuế TNDN. Doanh nghiệp nào có thu nhập chịu thuế càng cao thì sẽ phải nộp thuế thunhập càng nhiều và ngược lại, các doanh nghiệp có thu nhập chịu thuế thấp hoặc gặp khó khănvề tài chính sẽ chỉ nộp thuế ít thậm chí được giảm thuế, miễn thuế như:

Hộ gia đình, cá nhân, tổ hợp tác, hợp tác xã sản xuất nông nghiệp có thu nhập từ sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản có mức thu nhập thấp không phải là đối tượng chịu thuế TNDN.

Thứ hai thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế trực thu:

Thuế TNDN là thuế trực thu, ngoài mục tiêu tạo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, nó còncó mục tiêu điều tiết kinh tế, điều hòa thu nhập xã hội nên thường gắn với chính sách kinh tế – xã hội của Nhà nước. Vì vậy, thuế TNDN có nhiều khả năng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mới thành lập ổn định và phát triển, cũng như khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng lao động đặc thù (phụ nữ, người tàn tật…), giải quyết việc làm và các vẫn đề xã hội. Chính bởi mục tiêu điều tiết kinh tế, điều hòa xã hội mà pháp luật thuế thu nhập các nước thường có những quy định về chế độ ưu đãi, miễn giảm thuế để đảm bảo chức năng khuyến khích của thuế thu nhập hoặc thực hiện việc áp dụng đánh thuế theo biểu thuế lũy tiến từng phần đối với một số khoản thu nhập chịu thuế để thực hiện các mục tiêu điều tiết. Tuy nhiên, thuế TNDN thường không sửdụng thuế suất lũy tiến mà sử dụng thuế suất thống nhất. Mức thuế suất khác nhau có thể áp dụng đối với các nhóm đối tượng hoặc một số loại thu nhập khác nhau tùy thuộc vào mục tiêu chính sách thuế của mỗi nước.

Thứ ba, thuế thu nhập là một loại thuế phức tạp, có tính ổn định không cao,việc quản lý thuế, thu thuế tương đối khó khăn, chi phí quản lý thuế thường lớn hơn so với các thuế khác. Đối với thuế thu nhập, ngoài việc xác định các khoản thu nhập chịu thuế còn phải xác định nguồn gốc thu nhập, địa điểm phát sinh thu nhập, thời hạn cư trú của chủ sở hữu thu nhập, tính ổn định của thu nhập…Trong phần xác định thu nhập chịu thuế, phải xác định được các khoản khấu trừ hợp lý để tiến hành khấu trừ khi tính thuế nhằm bảo đảm mục tiêu công bằng và khuyến khích đối với đối tượng nộp thuế.

Thứ tư, nguồn luật điều chỉnh quan hệ thuế thu nhập bao gồm các văn bản QPPL thuếquốc gia và văn bản QPPL thuế quốc tế. Bởi thuế thu nhập là thuế trực thu nên nó có thể là đối tượng được điều chỉnh bởi hiệp định tránh đánh thuế hai lần.

Bên cạnh đó, thuế TNDN cũng mang đặc điểm riêng của loại thu nhập doanh nghiệp dưới góc độ phân biệt với thuế thu nhập cá nhân như về đối tượng nộp thuế là tổ chức sản xuất kinh doanh sản xuất hàng hoá, dịch vụ; về thu nhập bị đánh thuế; về cách tính thuế tính đến yếu tốnhư doanh thu, chi phí, về ưu đãi thuế…

 

3. Những bất cập về chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp.

Thuế thu nhập doanh nghiệp phản ánh rõ nét nhất sự phát triển của một doanh nghiệp và ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Trong bối cảnh Việt Nam ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, không chỉ hỗ trợ doanh nghiệp trong nước phát triển, Việt Nam còn cần phải có những chính sách khuyến khích thu hút đầu tư nước ngoài để đảm bảo hài hòa các yếu tố này, thời gian qua, Chính phủ, Bộ Tài chính đã ban hành nhiều văn bản quy định, hướng dẫn thực hiện sắc thuế thu này, nhưng trong thực tiễn triển khai sắc thuế này vẫn còn một số bất cập:

Việc quan tâm đến chính sách của các doanh nghiệp còn hạn chế và vẫn còn nhiều tình trạng gian lận thuế TNDN: Theo Tổng cục Thuế, hiện vẫn còn tình trạng thất thu ngân sách Nhà nước (NSNN), nhất là khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, trong đó tập trung những lĩnh vực như: xây dựng cơ bản, khai thác tài nguyên, khoáng sản, kinh doanh phương tiện vận tải tư nhân, kinh doanh vật liệuxây dựng, kinh doanh thương mại điện tử bán hàng qua mạng, xe máy, khách sách sạn, nhàhàng ăn uống, cho thuê tài sản…

Hệ thống chính sách thuế vẫn còn lồng ghép nhiều chính sách xã hội, còn nhiều mức miễn, giảm thuế tạo điều kiện cho các doanh nghiệp lách thuế, dễ phát sinh tiêu cực giữadoanh nghiệp và cơ quan quản lý; chính sách thuế liên tục thay đổi, giữa các sắc thuế trong hệthống chính sách thuế còn thiếu sự kết hợp hài hoà, giữa mục tiêu số thu cho ngân sách và mụctiêu kích thích sản xuất phát triển và điều tiết vĩ mô nền kinh tế thông qua từng sắc thuế..

 

3.1 Ưu đãi thuế đối với trường hợp đầu tư mở rộng và đầu tư mới.

 Một doanh nghiệp có dự án đầu tư được xem là dự án đầu tư mới và được hưởng ưu đãi thuế TNDN theo diện đầu tư mới nếu đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 3 Điều 10 Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ Tài chính, Quy định này thực tế đã gây rất nhiều khó khăn cho doanh nghiệp, nhất là đối với những doanh nghiệp mới thành lập trong quá trình triển khai thực hiện.

 

3.2 Đối với nội dung thông báo phương pháp trích khấu hao.

 Trích khấu hao vượt mức quy định hiện hành về chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định, doanh nghiệp thực hiện thông báo phương pháp trích khấu hao tài sản cố định mà doanh nghiệp lựa chọn áp dụng với cơ quan thuế trực tiếp quản lý trước khi thực hiện trích khấu hao… doanh nghiệp phải trích khấu hao kể từ ngày tăng tài sản cố định, tự quyết định phương pháp trích khấu hao, thời gian trích khấu hao nhưng chỉ được tính vào chi phí phần trích khấu hao kể từ ngày thông báo với cơ quan thuế. Quy định này thực tế đã gây rất nhiều khó khăn cho doanh nghiệp, nhất là đối với những doanh nghiệp mới thành lập trong quá trình triển khai thực hiện.

quy định địa bàn đầu tư được hưởng ưu đãi:Cần bổ sung quy định tại Thông tư số 96/2015/TT-BTC về địa bàn ưu đãi thuế TNDN cho phù hợp, đảm bảo quyền lợi cho các doanh nghiệp đầu tư tại địa bàn các khu công nghiệp nằm trong diện được hưởng thuế suất ưu đãi, góp phần đẩy mạnh thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp trên cả nước. Trước mắt, cần có các hướng dẫn nhất quán, áp dụng thống nhất cho các địa phương và doanh nghiệp.

 

4. Phương hướng hoàn thiện.

Nhằm hạn chế những tồn tại, vướng mắc trên, thời gian tới cần triển khai một số giải pháp khắc phục sau:

Thứ nhất, đối với nội dung thông báo phương pháp trích khấu hao: Điều chỉnh bãi bỏ quy định DN phải gửi thông báo phương pháp trích khấu hao đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp DN nhằm giảm bớt thủ tục hành chính thuế.

Bên cạnh đó, để có cơ sở pháp lý cho cơ quan thuế khi thực hiện thanh tra kiểm tra thuế tại DN xác định được DN đã thực hiện trích khấu hao theo quy định, đồng thời, giúp giảm bớt nguy cơ bị xuất toán cho DN khi bị thất lạc thông báo phương pháp trích khấu hao có xác nhận đã nộp cho cơ quan thuế và quan trọng hơn là để giảm bớt chi phí thực hiện thủ tục hành chính về thuế cho DN, tạo môi trường thông thoáng, cạnh tranh để thu hút đầu tư.

Song song đó, cơ quan thuế cần giảm tải bớt lượng hồ sơ theo quy định thủ tục hành chính thuế phải tiếp nhận tại bộ phận một cửa và nguồn nhân lực, cơ sở vật chất cần có để phục vụ cho công tác lưu trữ.

Thứ hai, quy định trường hợp đầu tư mở rộng và đầu tư mới: Cần điều chỉnh quy định theo hướng đảm bảo sự công bằng giữa các chủ thể đầu tư. Nghĩa là, trong quá trình ban hành các văn bản pháp luật, cần quy định cụ thể trường hợp nào áp dụng thuế suất ưu đãi theo diện đầu tư mới, trường hợp nào áp dụng thuế suất ưu đãi theo diện đầu tư mở rộng đối với những DN đầu tư đã có dự án đầu tư mới và đã được hưởng thuế suất ưu đãi theo diện đầu tư mới, sau đó đầu tư dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư lần đầu, để cơ quan thuế có cơ sở pháp lý và áp dụng thống nhất chung trong toàn Ngành.

Thứ ba, quy định địa bàn đầu tư được hưởng ưu đã: Cần bổ sung quy định tại Thông tư số 96/2015/TT-BTC về địa bàn ưu đãi thuế TNDN cho phù hợp, đảm bảo quyền lợi cho các DN đầu tư tại địa bàn các khu công nghiệp nằm trong diện được hưởng thuế suất ưu đãi, góp phần đẩy mạnh thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp trên cả nước. Trước mắt, cần có các hướng dẫn nhất quán, áp dụng thống nhất cho các địa phương và doanh nghiệp.