Khái niệm thuế suất và phân loại thuế suất cơ bản
5/5 – (1 bình chọn)
Khái niệm thuế suất là căn cứ mức phí phải nộp trên một đơn vị xác định giá trị của mức thuế phải đóng đối với một loại đối tượng chịu thuế. Qua bài viết dưới đây, ACMan sẽ cung cấp thêm nhiều thông tin hơn đến bạn đọc về khái niệm thuế suất và phân loại các loại thuế suất cơ bản.
1. Khái niệm thuế suất là gì?
Thuế là khoản thu nộp mang tính chất bắt buộc mà các tổ chức hoặc cá nhân phải nộp cho nhà nước khi có đủ những điều kiện nhất định. Hầu hết các quốc gia đều có một hệ thống thuế để trả cho các nhu cầu quốc gia, chung hoặc thỏa thuận và các chức năng của chính phủ. Một số đánh thuế tỷ lệ phần trăm cố định đối với thu nhập hàng năm của cá nhân, nhưng hầu hết các loại thuế dựa trên số tiền thu nhập hàng năm. Hầu hết các quốc gia đều đánh thuế thu nhập cá nhân cũng như thuế thu nhập doanh nghiệp.
Thuế suất là căn cứ mức thuế phải nộp trên một đơn vị xác định giá trị của mức thuế phải đóng đối với một loại đối tượng chịu thuế, thuế suất được thể hiện qua tỉ lệ %, tùy vào từng loại chủ thể và điều kiện liên quan, mức thuế suất áp dụng sẽ khác nhau.
2. Phân loại thuế suất
Thuế suất gồm hai loại: thuế suất tỉ lệ và thuế suất định mức.
– Thuế suất tỉ lệ xác định mức thuế phải thu theo tỉ lệ phần trăm của đối tượng tính thuế. Ví dụ: Mức thuế suất thuế GTGT 5%, 10%, 0% được tính trên thành tiền.
– Thuế suất cố định xác định mức thuế phải thu theo số thu cụ thể. Ví dụ: mức thu thuế của hộ kinh doanh cá thể, được áp dụng bằng 1 số cụ thể hàng năm,hàng tháng hay hàng Quý.
3. Thuế suất của các loại thuế phổ biến tại Việt Nam hiện nay
Ở Việt Nam, có 6 loại thuế suất được sử dụng phổ biến là:
– Thuế suất thuế thu nhập cá nhân
– Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp
– Thuế suất thuế giá trị gia tăng
– Thuế suất thuế bảo vệ môi trường
– Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt
– Thuế suất thuế xuất nhập khẩu
a. Thuế suất thuế thu nhập cá nhân
Thuế suất thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công được áp dụng theo biểu thuế suất lũy tiến từng phần.
Thuế suất lũy tiến từng phần là biểu thuế gồm nhiều bậc, ứng với mỗi bậc của cơ sở thuế là một mức thuế suất tương ứng, theo đó, thuế suất tăng dần theo từng bậc thuế. Thuế được tính từng phần theo bậc thuế và mức thuế suất tương ứng của từng bậc, số thuế phải nộp là tổng số thuế tính cho từng bậc.
Hiện nay, quy định mới nhất về bậc thuế là căn cứ theo Phụ lục số 01/PL-TNCN ban hành kèm theo Thông tư 111/2013/TT-BTC, có 7 bậc tính thuế thu nhập cá nhân (dựa trên thu nhập theo tháng).
b. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp
Khái niệm thuế suất thu nhập doanh nghiệp là mức thuế mà doanh nghiệp phải nộp trên một đơn vị khối lượng chịu thuế. Tỷ lệ thuế suất dựa trên khối lượng thu nhập hay tài sản chịu thuế (đơn vị: %).
Mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp được quy định tại điều 11 Thông tư 78/2014/TT-BTC và điều 11, 12 Thông tư 96/2015/TT-BTC. Cụ thể, kể từ ngày 1/1/2016 trở đi tất cả các doanh nghiệp sẽ áp dụng mức thuế là 20% và mức thuế suất mới này vẫn được áp dụng cho đến nay. Ngoại trừ các doanh nghiệp đặc thù có mức thuế suất từ 32% – 50%.
c. Thuế suất thuế giá trị gia tăng
Các quốc gia khi ban hành luật thuế giá trị gia tăng thường lựa chọn thực hiện chế độ nhiều mức thuế suất hoặc chế độ một thuế suất. Giống với Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore… Việt Nam là quốc gia áp dụng nhiều mức thuế suất thuế GTGT.
Cụ thể, thuế giá trị gia tăng tại Việt Nam đang áp dụng 03 mức thuế suất, đó là: 0%, 5%, 10%
– Mức thuế suất 10% có thể coi là mức thuế suất chuẩn, áp dụng cho các hàng hóa, dịch vụ thông thường.
– Mức thuế suất 5% áp dụng đối với các hàng hóa, dịch vụ ưu đãi, khuyến khích phát triển, đầu tư. Các sản phẩm thiết yếu, các sản phẩm công nghiệp nặng hoặc công nghiệp phục vụ nông nghiệp, dịch vụ công cộng,… đều nằm trong diện ưu đãi, khuyến khích phát triển.
– Thuế suất 0% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, không phân biệt đối tượng và hình thức xuất khẩu. Mức thuế suất này được áp dụng đối với cả hoạt động xuất khẩu tại chỗ, các dịch vụ xuất khẩu khi đáp ứng đủ điều kiện pháp luật.
d. Thuế suất thuế bảo vệ môi trường
Khái niệm thuế suất thuế bảo vệ môi trường là thuế suất tuyệt đối, nghĩa là mức thuế được ấn định bằng một mức tuyệt đối dựa trên đơn vị vật lý của cơ sở thuế. Tùy thuộc vào từng đối tượng mà sẽ có mức ấn định khác nhau.
>>> Xem thêm:
Mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp mới nhất
Mức thuế suất thuế GTGT và TNCN của hộ, cá nhân kinh doanh theo Thông tư 40
e. Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt
Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt là mức tương đối, có nghĩa là mức thuế được tính bằng một tỉ lệ phần trăm trên một đơn vị giá trị đối tượng chịu thuế.
Ví dụ, Thuế tiêu thụ đặc biệt của rượu mạnh được tính bằng tỉ lệ 75% trên giá tính thuế.
f. Thuế suất thuế xuất nhập khẩu
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 5 Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu thì có 3 loại thuế suất khác nhau được áp dụng, cụ thể:
– Thuế suất ưu đãi: áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam; hàng hóa từ khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường trong nước đáp ứng Điều kiện xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam;
– Thuế suất ưu đãi đặc biệt: áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu trong quan hệ thương mại với Việt Nam; hàng hóa từ khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường trong nước đáp ứng Điều kiện xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu trong quan hệ thương mại với Việt Nam;
– Thuế suất thông thường: áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu không thuộc các trường hợp được áp dụng thuế suất ưu đãi và thuế suất ưu đãi đặc biệt. Thuế suất thông thường được quy định bằng 150% thuế suất ưu đãi của từng mặt hàng tương ứng. Trường hợp mức thuế suất ưu đãi bằng 0%, Thủ tướng Chính phủ căn cứ quy định tại Điều 10 của Luật này để quyết định việc áp dụng mức thuế suất thông thường.
Biểu phân loại thuế suất mới nhất hiện nay căn cứ theo Danh mục hàng hóa XNK Việt Nam theo Thông tư 65/2017/TT-BTC.
Trên đây là một vài chia sẻ của ACMan về khái niệm thuế suất cũng như phân loại một số loại thuế suất cơ bản. Hi vọng có thể giúp ích được cho các bạn kế toán. Bên cạnh đó, để được trải nghiệm thử miễn phí phần mềm kế toán ACMan, hỗ trợ tự động nhập liệu, kết chuyển, lập báo cáo,… xin quý khách hàng vui lòng liên hệ:
Website: acman.vn
Điện thoại: 1900 63 66 85
Hotline: 0966 04 34 34
Email: [email protected]
Bình luận