Khái niệm thị trường hàng hóa và dịch vụ là gì? – FINVEST
Thị trường hàng hóa và dịch vụ đã có sự phát triển vượt trội cả về chất và lượng trong 34 năm đổi mới (1986 – 2020), góp phần vào quá trình chuyển đổi nền kinh tế Việt Nam. Để thị trường phát triển đúng hướng, hãy cùng FINVEST tìm hiểu về thị trường hàng hóa và dịch vụ là gì? Các đặc điểm cơ bản của thị trường hàng hóa và dịch vụ.
[Có thể bạn nên đọc]
Thị trường hàng hóa và dịch vụ là gì?
Thị trường hàng hóa và dịch vụ là bộ phận quan trọng đối với nền kinh tế nước ta, là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi, mua bán hàng hóa và dịch vụ. Khi nói đến thị trường hàng hóa dịch vụ, chủ yếu đề cập đến các loại hàng hóa và dịch vụ là sản phẩm cuối cùng và phục vụ tiêu dùng.
Đặc điểm cơ bản của thị trường hàng hóa và dịch vụ
Thị trường hàng hóa dịch vụ mang tính cạnh tranh cao:
Nhu cầu đa dạng, thu nhập tăng lên đã làm cho cầu thị trường phong phú và biến đổi khôn lường
Nhu cầu đa dạng, thu nhập tăng lên đã làm cho cầu thị trường phong phú và biến đổi khôn lường. Nhà kinh doanh đều phải đảm bảo chất lượng hàng hoá, giá cả phù hợp và có dịch vụ tối ưu với các yêu cầu của khách hàng. Mức giá và chất lượng hàng hóa, dịch vụ được cung ứng quyết định bởi thị trường thông qua quan hệ cung-cầu.
Bên cạnh đó, sự bình đẳng trong việc tiếp cận hệ thống phân phối, công nghệ đảm bảo việc cạnh tranh hiệu quả giữa các nhà sản xuất và tạo điều kiện cho khách hàng tiếp cận các nguồn cung cấp hàng hóa nhanh chóng hơn.
Thị trường hàng hóa dịch vụ chịu ảnh hưởng từ các chính sách của Chính phủ:
Phần lớn các loại hàng hóa đều có sản phẩm thay thế nên sự chuyển dịch từ thị trường này sang thị trường khác tương đối dễ dàng, ít tốn kém nhưng chịu ảnh hưởng trước các biến động của môi trường.
Thị trường hàng hóa dịch vụ có sự phân chia về hình thức:
Thị trường hàng hóa và dịch vụ được phân chia theo các hình thức khác nhau như:
– Theo phương thức mua bán: bán buôn-bán lẻ.
– Theo hình thức tổ chức: tập trung-phi tập trung.
– Theo phạm vi: cả nước-địa phương-quốc tế…
Dù phân loại theo hình thức nào thì mối liên hệ giữa thị trường đều có sức ảnh hưởng lớn đến toàn bộ hệ thống thị trường.
Thực trạng phát triển của thị trường hàng hóa và dịch vụ hiện nay
1. Về thị trường hàng hóa xuất nhập khẩu:
Thị trường hàng hóa xuất nhập khẩu có bước phát triển vượt bậc với tốc độ cao
Thị trường hàng hóa Việt Nam có bước phát triển vượt bậc với tốc độ cao trong những năm gần đây. Chính sách mở cửa nền kinh tế đã gặt hái được nhiều thành công. Việt Nam đã có quan hệ buôn bán với 221 nước và vùng lãnh thổ của cả 5 châu lục.
Quy mô xuất khẩu liên tục tăng và năm 2003 đạt mức cao nhất từ trước tới nay. Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu ở mức cao.
-
Năm 2000 tăng 25,5% so với năm 1999, năm 2001 tăng 3,8%, năm 2002 tăng 11,2%, năm 2003 tăng 19%.
-
Kim ngạch xuất khẩu bình quân đầu người tăng liên tục: năm 2000 đạt 186,6 USD/người; năm 2001 là 191 USD/người; năm 2002 là 209,5 USD/người; năm 2003 là 246,4 USD/người.
Mặt hàng xuất khẩu được mở rộng về danh mục chủng loại, tăng quy mô về lượng và thay đổi cơ cấu tích cực, chất lượng hàng xuất khẩu ngày càng được nâng cao.
2. Về thị trường dịch vụ bảo hiểm:
Theo số liệu của Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam năm 2007, thị trường bảo hiểm Việt Nam hiện có 18 doanh nghiệp cổ phần và 19 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Hiện có 150.000 đại lý bảo hiểm với trên 100 sản phẩm nhân thọ và hơn 500 sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ được đưa ra thị trường. Bảo hiểm đã đóng góp 2% vào GDP của Việt Nam, với tốc độ tăng trưởng bình quân 29%/năm.
Ở lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ phi lợi nhuận, các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước chiếm đến 95% thị phần, trong khi các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài chỉ chiếm 62,5% thị phần bảo hiểm nhân thọ.
Với hơn 800 sản phẩm các loại, nguồn thu chủ yếu của ngành là từ phí bảo hiểm. Mức tăng trưởng thu phí bảo hiểm từ 1993 đến 2004 là 38%/năm. Đóng góp của doanh thu phí bảo hiểm vào GDP có sự tăng trưởng đáng kể. Từ 0,37% năm 1993 tăng lên 2.1% vào cuối năm 2006. Tổng số tiền bồi thường bảo hiểm cho các tổ chức kinh tế và dân cư từ năm 2000-2005 đạt trên 12.300 tỷ đồng.
Như vậy, để đạt được mục tiêu hàng năm, chúng ta cần có những giải pháp và chiến lược phát triển phù hợp và trên cơ sở điều kiện kinh tế-xã hội. Thị trường hàng hóa và dịch vụ sẽ tiếp tục khẳng định vai trò trong nền kinh tế Việt Nam.