Khái niệm thanh tra là gì? Mục đích và các hình thức thanh tra theo quy định mới nhất?
Khái niệm thanh tra là gì? Cơ quan thực hiện chức năng thanh tra? Mục đích và các hình thức thanh tra theo quy định mới nhất? Nguyên tắc hoạt động thanh tra? Quyền và nghĩa vụ của hoạt động thanh tra? Các hình thức thanh tra theo quy định mới nhất?
Ngành thanh tra là một trong những ngành mang nhiệm vụ khó khăn và nặng nề nhất, không những là ngành tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ mà còn xử lý tốt những khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng. Vai trò và tầm quan trọng của hoạt động thanh tra là không thể phủ nhận trong công tác phát hiện, xử lý theo thẩm quyền các vi phạm pháp luật và đề xuất, kiến nghị sửa đổi, bổ sung kịp thời các bất cập, thiếu sót trong hoạt động quản lý Nhà nước, góp phần phát triển kinh tế xã hội. Để đạt được hiệu quả đó, pháp luật Việt Nam cũng đã quy định cụ thể những nguyên tắc cũng như hình thức thanh tra. Bài viết dưới đây sẽ tìm hiểu về những hình thức và hoạt động thanh tra.
* Căn cứ pháp lý:
– Luật thanh tra năm 2010;
– Nghị định 86/2011/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thanh tra 2010 (Hết hiệu lực Điều 56, 57).
– Nghị định 97/2011/NĐ-CP về thanh tra viên và cộng tác viên thanh tra;
– Nghị định 07/2012/NĐ-CP quy định về cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động thanh tra chuyên ngành.
Dịch vụ Luật sư tư vấn pháp luật qua điện thoại: 1900.6568
1. Thanh tra là gì?
Thanh tra hay nói cách khác là kiểm soát viên, công việc của những kiếm soát viên là xem xét, đánh giá và cùng lúc xử lý về việc thực hiện pháp luật của tổ chức hoặc là cá nhân do tổ chức, hay là người có quyền về thẩm định thực hiện theo một trình tự pháp luật quy định để nhằm phục vụ cho các hoạt động quản lý nhà nước, bảo vệ về lợi ích nhà nước và quyền lợi hợp pháp của chư thể quyền sở hữ của tổ chức hoặc là cá nhân khác. Hoạt động chính của thanh tra là quản lý về thị trường và được gọi là kiểm soát.
Thanh tra ra đời là để bảo vệ về quyền sở hữ công nghiệp, để phục vụ quản lý về nhà nước, cũng là đẻ bảo về lợi ích của nhà nước và cùng với đó là lợi ích hợp pháp của một cá nhân hay tổ chức một cách hợp lý trong nhiều lĩnh vực của sở hữu công nghiệp. Quyền được thanh tra đó chính là tổ chức và người có đủ thẩm quyền theo quy định của pháp luật, và được phía pháp luật nhà nước giao trách nhiệm. Đối tượng thanh tra là đối với các tổ chức, và các cá nhân thuộc quyền quản lý của nhà nước, của tổ chức mình. Thanh tra sẽ là người thực hiện những yêu cầu cũng như quy định về pháp luật thuộc về phạm vi quản lý nhà nước trong sở hữu công nghiệp của tổ chức mình.
Động từ thanh tra tiếng Anh là Inspect.
Xem thêm: Thanh tra huyện là gì? Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức?
2. Cơ quan thực hiện chức năng thanh tra:
– Cơ quan thanh tra nhà nước, bao gồm: Thanh tra Chính phủ; Thanh tra bộ, cơ quan ngang bộ (Thanh tra bộ);Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Thanh tra tỉnh); Thanh tra sở; Thanh tra huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Thanh tra huyện).
– Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành.
Cơ quan thanh tra nhà nước trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện và giúp cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; tiến hành thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.
3. Mục đích hoạt động thanh tra:
Hoạt động thanh tra rất quan trọng. Các quy định về hoạt động thanh tra dựa trên cơ sở kế thừa những quy định còn phù hợp của pháp luật hiện hành đồng thời bổ sung những nội dung mới nhằm tăng cường tính linh hoạt, tích cực, chủ động và tính tự chui trách nhiệm trong hoạt động của các cơ quan thanh tra, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra. Bên cạnh đó việc tiếp tục quy định hoạt động thanh tra của cơ quan thanh tra nhà nước thông qua hoạt động thanh tra hành chính và hoạt động thanh tra chuyên ngành. Luật Thanh tra còn giao cho các cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành.
Do đó nội dung hoạt động thanh tra nhất là hoạt động thanh tra chuyên ngành có những thay đổi nhất định như: thẩm quyền ra quyết định thanh tra, phân công nhiệm vụ thanh tra, nhiệm vụ, quyền hạn của những người tiến hành thanh tra chuyên ngành.. Điều đáng lưu ý là ở những ngành, không thành lập cơ quan thanh tra chuyên trách mà hoạt động thanh tra do người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành thực hiện theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Đối với hoạt động của các cơ quan thanh tra nhà nước, các quy định của Luật Thanh tra đã xác định rõ những nguyên tắc cơ bản trong hoạt động thanh tra; tiếp tục làm rõ hơn quy định về hình thức tiến hành thanh tra là thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành; xác định rõ trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước, người ra quyết thanh tra; quy định cụ thể hơn về quyền và nghĩa vụ của đối tượng thanh tra và nội dung khác liên quan đến hoạt động thanh tra như: hồ sơ thanh tra, trách nhiệm của cơ quan điều tra. Đặc biệt là việc bố sung quy định về xử lý hành vi không thực hiện yêu cầu, kết luận, quyết định về thanh tra, xử lý hành vi vi phạm pháp luật của người ra quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra, thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra, công tác viên thanh tra, thành viên khác của Đoàn Thanh tra.
Theo đó mục đích hoạt động thanh tra nhằm phát hiện sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền biện pháp khắc phục; phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật; giúp cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quy định của pháp luật; phát huy nhân tố tích cực; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
4. Nguyên tắc hoạt động thanh tra:
– Tuân theo pháp luật; bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ, kịp thời.
– Không trùng lặp về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra giữa các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra; không làm cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra.
5. Quyền và nghĩa vụ của hoạt động thanh tra:
5.1. Quyền của từng đối tượng thanh tra:
Vấn đề thứ nhất đó chính là giải trình về vấn đề có liên quan đến các nội dung thanh tra. Tiếp theo đó chính là yêu cầu về bồi thường thiệt hại theo những quy định của phá luật đã được đề ra. Sau đó là yêu cầu bồi thường thiệt hại theo qui định pháp luật: yêu cầu được bồi thường là quyền quan trọng trong số các quyền của đối tượng thanh tra. Đối tượng thanh tra có quyền yêu cầu được bồi thường thiệt hại là vì trên thực tế hoạt động thanh tra cũng có thể dân đến những lầm lẫn hoặc vi phạm gây ra thiệt hại cho cơ quan, tổ chức, cá nhân được thanh tra. Việc ghi nhận quyền yêu cầu được bồi thường thế hiện rõ quan điểm của nhà nhiên Luật thanh tra chỉ qui định về nguyên tắc, còn các vấn đề cụ thể liên quan đến nước ta trong việc tôn trọng và bảo vệ lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân trước hành vi vi phạm, gây ra thiệt hại từ phía cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức. Tuy quyền yêu cầu bồi thường, trách nhiệm bồi thường của cơ quan nhà nước, việc bồi hoàn của cán bộ, công chức được thực hiện theo qui định của pháp luật về bồi thường.
5.2. Nghĩa vụ của đối tượng thanh tra:
– Thứ nhất, đối tượng thanh tra phải chấp hành quyết định thanh tra một cách nghiêm túc, đầy đủ.
– Thứ hai,và cũng là quan trọng nhất, tất cả các nhân viên thanh tra phải cùng lúc, phải nhanh chóng để phát hiện cũng như xử lý về tình huống, đầy đủ, đúng và chính xác, không sai lệch về thông tin đi cùng với đó là các tài liệu có liên quan theo yêu cầu của người ra quyết định thanh tra, đội trưởng của toàn đội thanh tra, thanh tra viên, cùng với một số những người khác được gioa nhiệm vụ tương tự về thanh tra chuyên ngành, cộng tác viên thanh tra, thành viên khác của Đoàn Thanh tra và phải nếu như có sai sót thì đoàn thanh tra trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của các thông tin, tài liệu đã cung cấp. Mọi hành vi trốn tránh, cung cấp không kịp thời, không đầy đủ, thiếu chính xác các thông tin liên quan đến nội dung thanh tra mà đối tượng thanh tra có được đ là hành vi vi phạm và sẽ bị xử lý tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm.
– Thứ ba, phải thực hiện yêu cầu, kiến nghị, kết luận thanh tra, quyết định xử lý của người ra quyết định thanh tra, Trưởng Đoàn Thanh tra, thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành, cộng tác viên thanh tra, thành viên khác của Đoàn Thanh tra và cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Các yêu cầu, kiến nghị, quyết định của những người tiến hành thanh tra trong quá trình thanh tra và các yêu cầu, kiến nghị, quyết định, kết luận sau thanh tra thì đối tượng thanh tra đều phải chấp hành, thực hiện một cách đầy đủ, nghiêm túc. Mọi hành vi cản trở, chống đối, không chấp hành, chấp hành không đầy đủ, thiếu nghiêm túc đều phải bị xử lý trước pháp luật.
6. Các hình thức thanh tra theo quy định mới nhất:
Điều 37 Luật Thanh tra năm 2010 quy định có 3 hình thức thanh tra: Thanh tra được thực hiện theo kế hoạch, thanh tra thường xuyên hoặc thanh tra đột xuất. Điều 34 Luật Thanh tra năm 2004 quy định có 2 hình thức thanh tra: Thanh tra theo chương trình, kế hoạch và thanh tra đột xuất. So với Luật Thanh tra 2004 thực hiện dưới hình thức thanh tra theo chương trình, kế hoạch và thanh tra đột xuất thì ở Luật Thanh tra 2010 có thêm hình thức thanh tra thường xuyên là điểm mới so với Luật Thanh tra 2004. Cụ thể, Luật thanh tra năm 2010 quy định về các hình thức thanh tra như sau:
“Điều 37. Hình thức thanh tra
1. Hoạt động thanh tra được thực hiện theo kế hoạch, thanh tra thường xuyên hoặc thanh tra đột xuất.
2. Thanh tra theo kế hoạch được tiến hành theo kế hoạch đã được phê duyệt.
3. Thanh tra thường xuyên được tiến hành trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành.
4. Thanh tra đột xuất được tiến hành khi phát hiện cơ quan, tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật, theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng hoặc do Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền giao.”
Trong đó về hình thức thanh tra mới là thanh tra thường xuyên, có những đặc điểm là:
– Thanh tra thường xuyên được tiến hành trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành.
– Là hoạt động thanh tra thường xuyên của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo ngành, lĩnh vực đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn- kỹ thuật, quy tắc quản lý thuộc ngành, lĩnh vực đó.
– Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thường xuyên là cơ quan thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực, bao gồm tổng cục, cục thuộc bộ, chi cục thuộc sở được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành.
– Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành không thành lập cơ quan thanh tra chuyên ngành độc lập.
– Thẩm quyền ra quyết định thanh tra thường xuyên: Chánh Thanh tra bộ, Chánh Thanh tra sở, Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành ra quyết định thanh tra.
– Quyết định thanh tra phải được công bố cho đối tượng thanh tra ngay khi tiến hành thanh tra.