Khái niệm quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản – 123docz.net
7. Kết cấu luận văn
1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản
Xã hội loài người ngày càng phát triển thì trình độ quản lý cũng được
phát triển phù hợp. Hoạt động của con người rất đa dạng và phong phú nên
quản lý cũng đa dạng phong phú. Do đó, khi nói về quản lý, các nhà lý luận về
quản lý đã có nhiều khái niệm và tư tưởng quản lý khác nhau.
Theo C.Mác: “Quản lý là hoạt động điều khiển lao động”. Ông đã coi
việc quản lý là một hệ quả tất yếu của sự chuyển hoá quá trình lao động cá
biệt, tản mạng, độc lập với nhau thành một quá trình lao động xã hội được tổ
chức, phối hợp. Ông cho rằng: “Bất cứ lao động hay lao động chung nào mà
tiến hành trên một quy mô khá lớn, đều yêu cầu phải có một sự chỉ đạo để
điều hoà những hoạt động cá nhân… Một nhạc sĩ độc tấu thì điều khiển lấy
mình, nhưng một dàn nhạc thì phải có nhạc trưởng” [4].
Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý là tác động có mục đích, có
kế hoạch của chủ thể quản lý đến tập thể của những người lao động (nói chung là
khách thể quản lý) nhằm thực hiện được những mục tiêu dự kiến” [19].
Tác giả Đặng Quốc Bảo giải thích: “Công tác quản lý lãnh đạo một tổ
chức xét cho cùng là thực hiện hai quá trình liên hệ chặt chẽ với nhau: Quản
và Lý. Quá trình “Quản” gồm sự coi sóc, giữ gìn, duy trì hệ ở trạng thái ổn
định, quá trình “Lý” gồm việc sửa sang sắp xếp, đổi mới đưa vào thế phát
triển” [1].
Mặc dù có nhiều định nghĩa khác nhau về quản lý, song tựu trung lại,
có thể hiểu: Quản lý là những tác động có mục đích, có hệ thống của chủ thể
quản lý đến quá trình xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ,
đánh giá kết quả nhằm làm cho đối tượng quản lý đạt được kết quả, mục tiêu
yêu cầu đã đặt ra.
QLNN là sự tác động có tổ chức, thể hiện ở việc thiết lập các mối quan
hệ xã hội, hình thành các tổ chức, phối hợp để hoạt động theo đúng mục tiêu
định trước. QLNN là sự tác động có điều chỉnh, bằng pháp luật, nhằm tạo sự
phù hợp giữa chủ thể khách thể và sự cân bằng của hệ thống. QLNN còn là sự
tác động mang tính quyền lực nhà nước tức là mang tính pháp lệnh, đơn
phương và bắt buộc bằng pháp luật và theo nguyên tắc pháp chế.
QLNN là một nội dung trong quản lý xã hội, là quản lý xã hội mang
quyền lực nhà nước, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện. Theo
nghĩa rộng, QLNN là hoạt động của nhà nước trên các lĩnh vực lập pháp,
hành pháp và tư pháp nhằm thực hiện các chức năng đối nội và đối ngoại của
nhà nước. Theo nghĩa hẹp, QLNN là hoạt động được thực hiện chủ yếu bởi
các cơ quan hành chính nhà nước nhằm bảo đảm chấp hành pháp luật và các
nghị quyết của các cơ quan quyền lực nhà nước để tổ chức, quản lý mọi mặt
đời sống xã hội, QLNN là hoạt động chấp hành, điều hành của nhà nước.
QLNN đối với hoạt động ĐTXDCB là sự tác động của bộ máy QLNN
vào các quá trình, các quan hệ KT-XH trong ĐTXDCB từ bước xác định dự
án đầu tư để thực hiện đầu tư và cả quá trình đưa dự án vào khai thác sử dụng
đạt mục tiêu đã định nhằm đảm bảo hướng các ý chí và hành động của các
chủ thể kinh tế vào mục tiêu chung, kết hợp hài hoà lợi ích các cá nhân, tập
thể và lợi ích của nhà nước.
Như vậy, QLNN về ĐTXDCB là sự tác động của các chủ thể quản lý
gồm cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền, các cá nhân, tổ chức khác
(được nhà nước trao quyền quản lý trong một số trường hợp cụ thể) lên khách
thể quản lý (hành vi của con người và các quá trình xã hội) thông qua đối
tượng quản lý là các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động ĐTXD,
bằng các công cụ, phương tiện quản lý (trong đó chủ yếu là pháp luật), theo
những hình thức, phương pháp thích hợp nhằm đạt được mục tiêu do nhà
nước đã xác định trong lĩnh vực xây dựng.