Khái niệm phát triển nguồn nhân lực – Vai trò phát triển nguồn nhân lực
Rate this post
Phát triển nguồn nhân lực
Khái niệm phát triển nguồn nhân lực – vai trò phát triển nguồn nhân lực
Nhóm mình Hỗ trợ Sinh viên Viết bài BCTT + xin Dấu + Số liệu công ty thì để lại bình luận bên dưới hoặc vào fanpage để mình có thể Reply nhanh hơn nha.
1. Khái niệm phát triển nguồn nhân lực
Phát triển nguồn nhân lực ( theo nghĩa rộng) là tổng thể các hoạt động học tập có tổ chức được tiến hành trong những khoảng thời gian nhất định để nhằm tạo ra sự thay đổi hành vi nghề nghiệp của người lao động.
Trước hết, phát triển nguồn nhân lực chính là toàn bộ những hoạt động học tập được tổ chức bởi doanh nghiệp, do doanh nghiệp cung cấp cho người lao động. Các hoạt động đó có thể được cung cấp trong vài giờ, vài ngày hoặc thậm chí tới vài năm, tùy vào mục tiêu học tập; và nhằm tạo ra sự thay đổi hành vi nghề nghiệp cho người lao động theo hướng đi lên, tức là nhằm nâng cao khả năng và trình độ nghề nghiệp của họ. Như vậy, xét về nội dung, phát triển nguồn nhân lực bao gồm ba loại hoạt động là: giáo dục, đào tạo và phát triển.
– Giáo dục: được hiểu là các hoạt động học tập để chuẩn bị cho con người bước vào một nghề nghiệp hoặc chuyển sang một nghề mới, thích hợp hơn trong tương lai.
– Đào tạo ( hay còn gọi là đào tạo kỹ năng ): được hiểu là các hoạt động học tập nhằm giúp cho người lao động có thể thực hiện có hiệu quả hơn chức năng, nhiệm vụ của mình. Đó chính là quá trình học tập để người lao động nắm vững hơn về công việc của mình, là những hoạt động học tập để nâng cao trình độ, kỹ năng của người lao động để thực hiện nhiệm vụ lao động có hiệu quả hơn.
– Phát triển: là các hoạt động học tập vươn ra khỏi phạm vi công việc trước mắt của người lao động, nhằm mở ra cho họ những công việc mới dựa trên cơ sở những định hướng tương lai của tổ chức.
2. Vai trò của phát triển nguồn nhân lực
* Đối với doanh nghiệp
– Nâng cao năng suất lao động, hiệu quả thực hiện công việc
– Nâng cao chất lượng thực hiện công việc
– Giảm bớt sự giám sát vì người lao động được đào tạo là người có khả năng tự giám sát
– Nâng cao tính ổn định và năng động của tổ chức
– Duy trì và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
– Tạo điều kiện cho áp dụng tiến bộ kỹ thuật và quản lý vào doanh nghiệp
– Tạo ra được lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp
* Đối với người lao động
– Tạo được sự gắn bó giữa người lao động với công ty
– Tạo ra tính chuyên nghiệp của người lao động
– Tạo ra sự thích ứng giữa người lao động và công việc hiện tại cũng như tương lai.
– Đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng phát triển của người lao động.
– Tạo cho người lao động có cách nhìn, cách tư duy mới trong công việc của họ, là cơ sở để phát huy tính sáng tạo của người lao động trong công việc.
Tham khảo đề cương giải pháp phát triển nguồn nhân lực tại —> đề cương phát triển nguồn nhân lực
3. Một số lý thuyết về phát triển nguồn nhân lực.
Lý thuyết của Berker: Theo Berker có nhiều cách khác nhau để đầu tư phát triển vốn nhân lực như là tạo tinh thần làm việc thoải mái, chọn đầu vào nhân lực chất lượng cao, giáo dục đào tạo…Tuy nhiên theo ông để đào tạo và phát triển vốn nhân lực hiệu quả và chủ yếu nhất vẫn thông qua giáo dục, đào tạo. Thông qua giáo dục, đào tạo sẽ giúp lao động có được lượng kiến thức, kỹ năng nối với ngành nghề lao động làm việc, điều này theo ông là hiệu quả nhất để phát triển vốn nhân lực.
Trong sách “ Giáo trình nguồn nhân lực” của Trường Đại Học Lao Động – Xã hội có đưa ra một số quan điểm về phát triển nguồn nhân lực ở trình độ cao, đây cũng chính là quan điểm về phát triển vốn nhân lực ở trình độ cao. Quan điểm này phát biểu như sau: Thứ nhất, phát triển nguồn nhân lực trình độ cao là phát triển vốn quý của đất nước; thứ hai, lao động có trình độ cao là lao động sáng tạo và rất phức tạp; thứ ba, xã hội phải tạo động lực làm việc cho lao động có trình độ cao; thứ tư, giáo dục đào tạo là một nhân tố quan trọng bậc nhất đối với phát triển nhân lực trình độ cao; thứ năm, sử dụng lao động hiệu quả là yếu tố quan trọng thúc đầy phát triển vốn nhân lực trình độ cao; cuối cùng, đảm bảo quyền lựa chọn việc làm của lao động trình độ cao cũng như có tác động thúc đẩy phát triển nhân lực trình độ cao.
Việt Nam cũng đưa ra quan điểm riêng của mình về phát triển vốn nhân lực phù hợp với tình hình đất nước. Mục tiêu chiến lược của phát triển nguồn nhân lực Việt Nam là đáp ứng sự nghiệp CNH – HDH đất nước để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Tại Đại hội lần thứ IX của Đảng, đã định hướng cho phát triển nguồn nhân lực Việt Nam là: “ Người lao động có trí tuệ cao, có tay nghề thành thạo, có phẩm chất tốt đẹp, được đào tạo và bồi dưỡng bởi một nền giáo dục tiên tiến gắn liền với một nền khoa học công nghệ”.
Tham khảo bài mẫu báo cáo thực tập nhân sự tại đây —> báo cáo thực tập nhân sự