Khái niệm, phân biệt năm tài chính và năm dương lịch
Chúng ta vẫn thường nghe đến “Năm tài chính” trên báo chí, bản tin kinh tế… vậy năm tài chính là gì, có giống với năm dương lịch hay không? Kế toán Lê Ánh xin chia sẻ vấn đề này với các bạn qua bài viết “ “Khái niệm, phân biệt năm tài chính và năm dương lịch”
>>>>>> xem thêm: Quy định về sổ sách kế toán
Năm tài chính là gì?
Năm tài chính là khoảng thời gian có độ dài tương đương một năm (tức là 12 tháng hoặc 52 đến 53 tuần) dùng cho công tác kế hoạch ngân sách của tổ chức hoặc quốc gia. Năm tài chính còn được gọi là Tài khóa. Ở Việt Nam, năm tài chính được gọi là Năm ngân sách.
Theo quy định tại Việt Nam, năm tài chính là năm dương lịch bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc ngày 31/12 hàng năm hoặc năm 12 tháng khác với năm dương lịch. Hoặc doanh nghiệp có đặc thù riêng về tổ chức, hoạt động được chọn kỳ kế toán năm là mười hai tháng tròn theo năm dương lịch, bắt đầu từ đầu ngày 01 tháng đầu quý này đến hết ngày cuối cùng của tháng cuối quý trước năm sau và thông báo cho cơ quan tài chính biết.
Cụ thể:
-
Ngày bắt đầu năm tài chính
-
Năm tài chính phải bắt đầu từ ngày 01 tháng đầu của quý.
Chú ý: Năm tài chính không có ý nghĩa “khai báo” về ngày mở sổ kế toán hay ngày bắt đầu đi vào hoạt động của doanh nghiệp. Ví dụ: DN bạn mới thành lập được cấp giấy phép đăng ký kinh doanh ngày 24/5/2015. Nếu DN bạn lựa chọn năm tài chính trùng với năm dương lịch thì ngày bắt đầu năm tài chính của DN bạn vẫn là ngày 1/1.
Như vậy BCTC theo năm của bạn dù bắt đầu ngày nào thì cũng cần có độ dài 1 năm và đều đặn nhau qua các BCTC hàng năm.
Tóm lại ngày bắt đầu năm tài chính cho các DN áp dụng chế độ kế toán VN thường là theo năm dương lịch – Tức là ngày bắt đầu năm tài chính là ngày 1/1 và kết thúc năm tài chính là ngày 31/12 của năm đó.. Nếu công ty bạn có vốn đầu tư nước ngoài muốn lựa chọn năm tài chính giống với năm tài chính của công ty mẹ bên nước ngoài thì có thể áp dụng năm tài chính khác đi.
Ví dụ
+ Anh, Ấn Độ, Canada, Hong Kong, Nhật Bản: Năm tài chính bắt đầu từ ngày 1 tháng 4 của một năm và kết thúc vào cuối ngày 31 tháng 3 năm kế tiếp.
+ Bỉ, Đức, Hà Lan, Hàn Quốc, Nga, Pháp, Thái Lan, Thụy Sĩ, Trung Quốc, Việt Nam: năm tài chính trùng với năm dương lịch.
+ Mỹ: Năm tài chính bắt đầu từ ngày 1 tháng 10 của một năm và kết thúc vào cuối ngày 30 tháng 9 năm kế tiếp.
+ Úc: Năm tài chính bắt đầu từ ngày 1 tháng 7 của một năm và kết thúc vào cuối ngày 30 tháng 6 năm kế tiếp.
Trường hợp cơ sở giáo dục – đào tạo chọn kỳ kế toán năm theo năm học khác với năm dương lịch thì kỳ kế toán năm phải là mười hai tháng tròn tính từ đầu ngày 01 tháng 7 năm này đến hết ngày 30 tháng 6 năm sau hoặc từ ngày 01 tháng 10 năm này đến hết ngày 30 tháng 9 năm sau. Khi thực hiện phải thông báo cho cơ quan tài chính cùng cấp và cơ quan thuế quản lý trực tiếp biết, cuối năm dương lịch vẫn phải lập báo cáo tài chính theo quy định. (Điểm này được hướng dẫn bởi Điều 7 Nghị định 128/2004/NĐ-CP – Nghị định này quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kế toán
Trên đây, kế toán Lê Ánh đã thông tin đến các bạn khái niệm năm tài chính là gì, phân biết năm tài chính và năm dương lịch
Các bạn có thể tham khảo thêm bài viết: Kế toán là gì – Cách xác định đối tượng kế toán
Để thanh thạo kỹ năng kế toán, bạn có thể tham gia khóa học kế toán tổng hợp tại Trung tâm Lê Ánh. Nếu có bất kỳ câu hỏi nào về nghiệp vụ kế toán hãy comment hoặc liên hệ với chúng tôi để nhận được câu trả lời sớm nhất từ đội ngũ kế toán trưởng tại Lê Ánh.
Cùng với chương trình đào tạo các khóa học kế toán tổng hợp thực hành, Trung tâm Lê Ánh tổ chức các khóa học xuất nhập khẩu được giảng dạy bởi các chuyên gia hàng đầu trong ngành xuất nhập khẩu, để biết thêm thông tin về khóa học này, bạn vui lòng tham khảo tại website: xuatnhapkhauleanh.edu.vn
Kế toán Lê Ánh chúc bạn thành công!