Khái niệm “nhân cách” – SỰ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH CON NGƯỜI 1 Khái ni ệm con người và bản chất co –

I. SỰ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH CON NGƯỜI 1 Khái ni ệm con người và bản chất con ngườ

2. Khái niệm “nhân cách”

Theo Tâm lý học: Nhân cách là tổ hợp các thái độ, thuộc tính riêng
trong quan hệ hành động của từng người với thế giới tự nhiên, thế giới đồ vật
do con người sáng tạo ra, với xã hội và với bản thân. (Phạm Minh Hạc – Một
số vấn đề giáo dục và khoa học giáo dục – 1986)

Nhân cách là bộ mặt tâm lý – đạo đức của mỗi người – đó là toàn bộ
những đặc điểm, phẩm chất tâm lý qui định giá trị xã hội và hành vi xã hội của
người đó.

Như vậy, nhân cách của con người được phân tích trên ba bình diện
khác nhau và được đánh giá ở ba mức độ khác nhau:

– Mức độ bên trong cá nhân: nhân cách con người được thể hiện ở
dạng cá tính, ở sự khác biệt của người này với những người khác. Ở bình
diện này, nhân cách bộc lộ trong tính không đồng nhất với mọi người, với cái
chung, giá trị của nhân cách là ở tính tính cực của nó trong việc khắc phục
những sự hạn chế của hoàn cảnh và sự hạn chế tự nhiên của mình.

– Mức độ giữa các cá nhân: nhân cách được thể hiện trong mối quan
hệ và liên hệ mà nó tham gia trong quá trình hoạt động cộng đồng. Giá trị của
nhân cách được thể hiện trong các hành vi, cử chỉ xã hội của nó.

– Mức độ cao nhất, nhân cách dường như vượt ra ngoài khuôn khổ của
cá tính và ra ngoài khuôn khổ của những mối liên hệ và quan hệ thực sự với
các cá nhân khác, ở đây nhân cách được xem xét như là một chủ thể hoạt
động đang thực hiện một cách tích cực, có chủ định hay không chủ định,
những biến đổi trong những người khác (có liên quan, quen biết hoặc không
liên quan, không quen biết). Giá trị của nhân cách là ở những tác động mà
nhân cách này gây ra đối với những biến đổi của các nhân cách khác. Tất cả
những biến đổi cơ bản mà cá nhân tạo ra được ở những cá nhân khác, đặc
biệt là ở bản thân mình như là “một người khác”, đã tạo thành nét đặc trưng
đầy đủ và có giá trị nhất của cá nhân ấy như là một nhân cách.

– Như vậy nhân cách con người là mức độ phù hợp giữa thang giá trị và
thước đo giá trị của người ấy với thang giá trị và thước đo giá trị của xã hội,
độ phù hợp càng cao thì nhân cách càng lớn.

+ Theo Giáo dục học: Nhân cách bao gồm tất cả các nét, các mặt, các
phẩm chất có ý nghĩa xã hội trong một con người.

Nhân cách là toàn bộ các đặc điểm tâm sinh lý của cá nhân được xã
hội đánh giá tạo nên giá trị của cá nhân đó. Tùy theo trình độ phát triển của xã
hội mà các đặc điểm của cá nhân được nhìn nhận và đánh giá khác nhau.
Những đặc điểm của cá nhân cũng được đánh giá khác nhau tương ứng với
những vai trò khác nhau của họ.

Ví dụ: Đặc điểm ít nói của một người có khi được đánh giá là kín đáo
khi có thái độ trầm lặng ở chốn vui chơi đông người nhưng có thể bị phê bình
là ít cởi mở khi làm việc với đồng nghiệp.

+ Quan niệm truyền thống: Nhân cách là sự kết hợp thống nhất giữa
phẩm chất và năng lực của cá nhân bao gồm các phẩm chất chính trị, tư
tưởng, đạo đức, tác phong và các năng lực, sở trường, năng khiếu. Người có
nhân cách phải là người thống nhất được hai mặt phẩm chất và năng lực, tức
là thống nhất giữa mặt đức và tài.

Cấu trúc nhân cách

Đức (phẩm chất) Tài (năng lực)

– Phẩm chất hướng về xã hội (đạo
đức – chính trị) thế giới quan, niềm tin,
lý tưởng, lập trường, thái độ chính trị,
thái độ lao động…

– Phẩm chất hướng về cá nhân (đạo
đức tư cách): cái nết, cái thói, cái thú
(ham muốn)

– Phẩm chất ý chí: tính kỷ luật, tính tự

– Năng xã hội hóa: khả năng thích
ứng, năng lực sáng tạo, cơ động,
mềm dẻo, linh hoạt trong toàn bộ
cuộc sống xã hội.

– Năng lực chủ thể hóa: khả năng
biểu hiện tính độc đáo, đặc sắc, biểu
hiện bản lĩnh của cá nhân.

chủ, tính mục đích, tính quả quyết,
tính phê phán,…
– Cung cách ứng xử: tác phong, lễ
tiết, tính khí…
động có mục đích, có điều khiển, chủ
động, tích cực.

– Năng lực giao tiếp: khả năng thiết
lập, duy trì quan hệ với người khác.
+ Theo cách tiếp cận giá trị thì cốt lõi của nhân cách là hệ thống định
hướng giá trị mà mỗi cá nhân lựa chọn cho mình, bao gồm:

– Các giá trị tư tưởng: lý tưởng, niềm tin…

– Các giá trị đạo đức: lương tâm, trách nhiệm, lòng nhân ái, lòng trung
thực…

– Các giá trị nhân văn: học vấn, nghề nghiệp, tình yêu, thời trang, tài
năng…

Như chúng ta biết giá trị là tất cả những cái gì có ý nghĩa đối với xã hội,
tập thể và cá nhân, phản ánh những mối quan hệ chủ thể – khách thể, được
đánh giá xuất phát từ những điều kiện xã hội – lịch sử cụ thể và phụ thuộc vào
trình độ phát triển của nhân cách. Khi đã được nhận thức, đánh giá và chọn
lựa, giá trị trở thành một trong những năng lực thúc đẩy con người đi theo
một xu hướng nhất định. Trong thực tế, định hướng giá trị phản ánh nhu cầu,
nguyện vọng của con người, phản ánh cái mà họ yêu thích và cho là quý giá.
Định hướng giá trị chỉ đạo hoạt động của con người, nó có ý nghĩa rất quan
trọng: biết được định hướng giá trị của con người thì biết được thái độ, hành
vi của họ. Nắm được định hướng giá trị, con người sẽ dễ dàng hơn trong việc
đối nhân xử thế và tổ chức, điều khiển hoạt động cộng đồng. Định hướng giá
trị được hình thành và củng cố bởi năng lực, nhận thức, kinh nghiệm sống
của từng cá nhân. Quá trình định hướng giá trị rất phức tạp, gắn liền với việc
giải quyết các mâu thuẫn như:

* Mâu thun giữa các động cơ khác nhau:

VD: Phụ nữ thường bị giằng co giữa hai động cơ xây dựng gia đình
hạnh phúc và phấn đấu thành đạt trong sự nghiệp khi định hướng giá trị vào

các chuẩn mực về phẩm chất của người phụ nữ hiện nay: dịu dàng, đảm
đang, năng động, bản lĩnh…

* Mâu thun gia ý thức nghĩa vụ và lòng ham mun:

VD: trong quá trình định hướng vào giá trị đạo đức như tinh thần trách
nhiệm, một sinh viên gia sư có thể bị mâu thuẫn giữa ý thức nghĩa vụ (phải đi
dạy kèm tối nay) với lòng ham muốn (nghỉ dạy để dự sinh nhật của người
yêu)

* Mâu thun gia kích thích thc dng vi hành vi đạo đức:

VD: khi giá trị đạo đức là lòng trung thực chưa được định hướng rõ
ràng thì lúc làm bài thi mà bị tắt ý một sinh viên có thể bị giằng co giữa kích
thích thực dụng (giám thị không chú ý nên có thể nhìn và chép bài làm của thí
sinh ngồi gần đó) với hành vi đạo đức (không nhìn và chép lén bài làm của
người khác).