Khái niệm môi trường là gì? Hiểu thế nào cho đúng – Trgh
Môi trường là tập hợp các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh của một hệ thống cá thể, sự vật nào đó. Vậy để hiểu đúng hơn về khái niệm môi trường là gì, cũng như các loại môi trường… Bạn không nên bỏ qua bài viết này, mọi thứ liên quan đến môi trường đều được tgrh.org chúng tôi trình bày ở đây.
Mục Lục
Khái niệm Môi trường là gì?
Môi trường là các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, chúng bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống sản xuất, sự tồn tại, và phát triển của con người và thiên nhiên.
Môi trường được tạo thành như thế nào?
Môi trường được tạo thành bởi các yếu tố (hay còn gọi là thành phần môi trường) sau đây: không khí, đất, nước, âm thanh, ánh sáng, lòng đất, rừng, núi, sông, hồ, biển, sinh vật, hệ sinh thái, các khu dân cư, khu sản xuất, khu bảo tồn thiên nhiên, danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử và các hình thái vật chất khác.
Trong đó, không khí, đất, nước, hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiên… là các yếu tố tự nhiên (các yếu tố này xuất hiện và tồn tại không phụ thuộc vào ý chí của con người); khu sản xuất, khu dân cư, di tích lịch sử… là yếu tố nhân tạo (các yếu tố do con người tạo ra, tổn tại và phát triển phụ thuộc vào ý chí của con người). Không khí, đất, nước, khu dân cư… là các yếu tố cơ bản để duy trì sự sống của con người, còn cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh… có tác dụng làm cho cuộc sống con người thêm phong phú và sinh động.
Các yếu tố của môi trường
Yếu tố môi trường là các hiện tượng tự nhiên cấu tạo ra môi trường như nhiệt độ, ánh sáng, không khí, nước, v.v. Các sinh vật sống trong môi trường của chúng, liên tục tương tác, đồng thời trở nên thích nghi với các điều kiện bên trong môi trường đó.
Trong môi trường, luôn tồn tại những sự tương tác giữa thực vật, động vật, đất, nước, cũng như những sinh vật sống và sinh vật không sống khác.
Môi trường có thể chia ra là môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo:
Môi trường tự nhiên là tất cả những gì gồm tài nguyên thiên nhiên, bề mặt đất, núi, đồng bằng, đất, nước, sa mạc, bão, lốc, núi lửa, đại dương, các yếu tố khí hậu, v.v.
Môi trường nhân tạo là môi trường được tạo ra bởi con người để điều chỉnh và giám sát các môi trường nhất định.
Cách phân loại môi trường khác
Dưới đây là một số khái niệm liên quan về môi trường là gì mà có thể bạn muốn biết:
Môi trường không khí: là tất cả không khí bao quanh Trái đất, bao gồm tầng khí quyển và tương tác của không khí với bề mặt rắn hoặc lỏng của Trái đất.
Môi trường nước là tổng lượng nước trên hành tinh. Môi trường nước bao gồm nước ở trên bề mặt hành tinh, dưới lòng đất và trên không, có thể là chất lỏng, hơi hay băng.
Môi trường đất là phần rắn, bên ngoài Trái đất. Môi trường đất còn gọi là thạch quyển bao gồm phần trên của lớp phủ và lớp vỏ, các lớp ngoài cùng cấu trúc Trái đất.
Môi trường sinh vật là tất cả các loài sinh sống ở trên Trái Đất.
Môi trường biển hay còn gọi môi trường đại dương, là khu sinh thái hay môi trường của một hoặc nhiều loài động vật biển sinh sống.
Môi trường vi mô hay còn gọi là môi trường sống, chẳng hạn như độ ẩm,nhiệt độ tối thiểu.
Môi trường vĩ mô là tất cả điều kiện vật lý và sinh học bao quanh bên ngoài sinh vật hay cá thể chẳng hạn như là môi trường xã hội.
Môi trường sinh thái là hệ sinh thái của Trái Đất, chủ yếu là một hệ thống các môi trường như đất, khí, nước, sinh vật tác động tích cực và tiêu cực đến nhau.
Môi trường chân không là môi trường không có bất kì không khí hay áp suất nào cả.
Vai trò của môi trường
Về cơ bản, môi trường hỗ trợ cho cuộc sống và các hoạt động kinh tế của con người.
Đầu tiên như bạn đã biết, môi trường cung cấp các nguồn tài nguyên thiên nhiên cần có (như đất, rừng, nước, khoáng sản, và sinh vật biển) cho cuộc sống và mọi hoạt động sản xuất của con người.
Thứ hai, môi trường cũng là nơi chứa (thông qua cơ chế phá vỡ, tái chế hay lưu trữ) các chất thải và ô nhiễm từ các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người.
Thứ ba, môi trường cung cấp các dịch vụ môi trường hoặc hệ sinh thái (như ổn định khí hậu, toàn vẹn hệ sinh thái, đa dạng sinh học và ngăn cản bức xạ tia cực tím). Giúp hỗ trợ sự sống trên Trái Đất mà không cần bất kỳ hành động nào từ con người.
Tại sao phải bảo vệ môi trường?
Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ cuộc sống của con người chúng ta. Vì thế việc giảm thiểu phá hủy các hệ sinh thái là điều vô cùng cần thiết. Đó là nghĩa vụ của mỗi cá nhân để bảo vệ môi trường khỏi ô nhiễm và dẫn đến suy thoái môi trường. Hiểu rõ bảo vệ môi trường là gì, thì chúng ta có thể giảm nhẹ ô nhiễm. Một trong những yếu tố nguy hiểm gây ảnh hưởng lớn đến môi trường. Nó có thể ảnh hưởng đến chất lượng của thực phẩm dẫn đến việc chúng ta sẽ ăn phải các chất độc hại.
Môi trường còn có tác dụng giúp bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên. Những thay đổi ảnh hưởng đến hệ sinh thái khiến nhiều loài có nguy cơ tuyệt chủng nên đòi hỏi chúng ta phải bảo vệ môi trường.
Ngoài ra, bảo vệ môi trường là cách tốt nhất để bảo vệ thế hệ con cháu tương lai của chúng ta. Không chỉ mang lại lợi ích cho con người ở nhiều thế hệ hiện tại; bảo vệ môi trường cũng có lợi cho con cháu chúng ta trong nhiều thế hệ tới. Hành tinh này chính là di sản mà chúng ta để lại cho thế hệ tương lai.
Hy vọng qua bài viết trên, các bạn đã hiểu Khái niệm môi trường là gì? Chúng ta phải làm gì để có thể bảo vệ môi trường, bảo vệ thế hệ mai sau.
>>>Xem thêm: