Khái niệm luật phòng chống tham nhũng [Chi tiết 2023]
Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 là văn bản quy phạm pháp luật được ban hành năm 2018 bởi Quốc hội Việt Nam khóa XIV đặt ra toàn bộ quy định về phòng ngừa, phát hiện tham nhũng, xử lý tham nhũng và hành vi khác vi phạm pháp luật ở lĩnh vực này. Mời bạn tham khảo bài viết: Khái niệm luật phòng chống tham nhũng [Chi tiết 2023] để biết thêm chi tiết.
Khái niệm luật phòng chống tham nhũng [Chi tiết 2023]
1. Tham nhũng là gì?
Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 (số ký hiệu: 36/2018/QH14) là văn bản quy phạm pháp luật được ban hành năm 2018 bởi Quốc hội Việt Nam khóa XIV đặt ra toàn bộ quy định về phòng ngừa, phát hiện tham nhũng, xử lý tham nhũng và hành vi khác vi phạm pháp luật ở lĩnh vực này. Năm 2015, sau khi tổng kết 10 năm thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng 2005, đạt được kết luận rằng tham nhũng ở Việt Nam có xu hướng gia tăng, một số đại án khắp cả nước diễn ra được xử lý nhưng còn ẩn giấu số lượng lớn phức tạp, tinh vi, xuất hiện nhiều sự hoài nghi của người dân về công tác chống tham nhũng, xác định rằng một nguyên nhân lớn của các vấn đề chống tham nhũng nằm ở việc luật định còn thiếu sót. Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước, đứng đầu là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã liên tục chỉ đạo, mở “chiến dịch đốt lò” để đẩy mạnh chống tham nhũng, thực hiện các biện pháp trong đó có xây dựng luật mới, soạn thảo hơn hai năm rồi được Quốc hội thông qua năm 2018, chính thức có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 2019.
Luật gồm 10 chương, 96 điều, quy định cụ thể, nhiều chế định hơn so với Luật 2005, cụ thể là mở rộng phạm vi điều chỉnh của công tác phòng, chống tham nhũng, bao trùm khối chủ thể thuộc nhà nước lẫn ngoài nhà nước; mở rộng thêm hành vi bị cấm và nhấn mạnh vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu. Yêu cầu công khai, minh bạch về tổ chức và hoạt động; đặt định mức, tiêu chuẩn, chế độ, quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn; cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ; và kiểm soát tài sản, thu nhập của các chủ thể thông qua hình thức thủ công lẫn cơ sở dữ liệu là chế định về phòng, chống tham nhũng được quy định. Bên cạnh đó, định nghĩa chính thức về kiểm soát xung đột lợi ích; gia tăng hình phạt dân sự, hành chính, và hình sự đối với vi phạm pháp luật chống tham nhũng; giao quyền cho các cơ quan chống tham nhũng trực tiếp như Thanh tra Chính phủ, Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao là những điểm mới của luật này.
Định nghĩa tham nhũng là gì được quy định chi tiết tại khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 như sau:
Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi.
Trong đó:
– Đối tượng tham nhũng là người được bổ nhiệm, bầu cử, tuyển dụng, ký hợp đồng… có hoặc không có hưởng lương có quyền hạn nhất định trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ nhất định được giao.
– Vụ lợi là việc người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để đạt được lợi ích vật chất hoặc phi vật chất không chính đáng.
Như vậy, theo định nghĩa này, đối tượng tham nhũng phải là người có chức vụ, quyền hạn và người này phải lợi dụng chính chức vụ, quyền hạn này để đạt được một lợi ích nào đó không chính đáng.
2. Hành vi nào bị coi là tham nhũng?
2.1 Trong khu vực Nhà nước
Các hành vi tham nhũng là gì trong khu vực Nnhà nước luôn nhận được nhiều thắc mắc của độc giả. Do đây là khu vực Nhà nước nên các đối tượng thực hiện hành vi tham nhũng là cán bộ, công chức, viên chức.
Các hành vi tham nhũng của cán bộ, công chức, viên chức cũng được nêu tại khoản 1 Điều 2 của Luật Phòng, chống tham nhũng gồm các hành vi:
a) Tham ô tài sản;
b) Nhận hối lộ;
c) Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản;
d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;
đ) Lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;
e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi;
g) Giả mạo trong công tác vì vụ lợi;
h) Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi;
i) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản công vì vụ lợi;
k) Nhũng nhiễu vì vụ lợi;
l) Không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;
m) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật vì vụ lợi; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi.
2.2 Ngoài khu vực Nhà nước
Không chỉ đặt ra hành vi tham nhũng với cán bộ, công chức, viên chức mà ngoài khu vực Nhà nước, khoản 2 Điều 2 Luật Phòng, chống tham nhũng cũng quy định hành vi tham nhũng tại khu vực Nhà nước.
Theo đó, hành vi này do người có chức vụ, quyền hạn trong doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước sẽ do người có chức vụ, quyền hạn trong khu vực ngoài Nhà nước thực hiện gồm: Tham ô tài sản; đưa hoặc nhận hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công vệc của doanh nghiệp vì vụ lợi.
3. Công chức tham nhũng bị kỷ luật thế nào?
Ngoài việc hiểu rõ định nghĩa tham nhũng là gì cùng với các hành vi được coi là tham nhũng thì một trong những nhiệm vụ của công chức người đứng đầu được nêu tại khoản 3 Điều 10 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 là tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống tham nhũng và chịu trách nhiệm nếu xảy ra tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị của mình.
Đồng thời, tham nhũng cũng là một trong những hành vi công chức tuyệt đối không được làm. Khoản 1 Điều 92 Luật Phòng, chống tham nhũng nêu rõ:
Người có hành vi tham nhũng giữ bất kì chức vụ, vị trí công tác nào đều phải bị xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật, kể cả người đã nghỉ hưu, thôi việc, chuyển công tác.
Theo quy định này, dù công chức đã nghỉ hưu, thôi việc hay chuyển công tác và giữ bất kỳ chức vụ này thì khi phát hiện có hành vi tham nhũng đều bị xử lý nghiêm.
Căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, công chức tham nhũng sẽ bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Đặc biệt, nếu công chức tham nhũng là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan, đơn vị thì sẽ bị xem xét tăng hình thức kỷ luật.
Dưới đây là hình thức kỷ luật với người có hành vi tham nhũng:
3.1 Với công chức tham nhũng
Công chức tham nhũng bị xử lý kỷ luật như sau:
– Công chức bị Tòa án kết án về tội phạm tham nhũng: Đương nhiên bị buộc thôi việc kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực (theo khoản 15 Điều 1 Luật sửa đổi Luật Cán bộ, công chức).
– Công chức bị kỷ luật cách chức do tham nhũng: Không được bổ nhiệm vào vị trí lãnh đạo, quản lý (theo khoản 4 Điều 82 Luật Cán bộ, công chức năm 2008).
Ngoài ra, theo Nghị định 112/2020/NĐ-CP, nếu công chức có hành vi tham nhũng thì dựa vào tính chất của hành vi mà bị kỷ luật như sau:
– Khiển trách: Vi phạm lần đầu, gây hậu quả ít nghiêm trọng.
– Cảnh cáo: Đã bị kỷ luật bằng khiển trách mà còn tái phạm hoặc vi phạm lần đầu nhưng gây hậu quả nghiêm trọng.
– Giáng chức: Đã bị kỷ luật cảnh cáo mà tái phạm hoặc vi phạm lần đầu nhưng gây hậu quả rất nghiêm trọng.
– Cách chức: Đã bị giáng chức mà tái phạm hoặc vi phạm lần đầu và gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nhưng chưa đến mức bị buộc thôi việc; công chức tham nhũng có thái độ tiếp thu, sửa chữa, chủ động khắc phục hậu quả và có nhiều tình tiết giảm nhẹ.
– Buộc thôi việc: Đã bị cách chức mà tái phạm; vi phạm lần đầu nhưng gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
Như vậy, tùy vào từng hành vi cùng mức độ (ít nghiêm trọng, nghiêm tọng, rất nghiêm trọng hay đặc biệt nghiêm trọng) để cơ quan có thẩm quyền áp dụng hình thức kỷ luật phù hợp công chức tham nhũng.
Trong đó, mức độ của hành vi vi phạm được nêu tại khoản 2 Điều 6 Nghị định 112/2020/NĐ-CP:
– Hậu quả ít nghiêm trọng: Tính chất, tác hại không lớn, chỉ có tác động trong nội bộ, ảnh hưởng uy tín của cơ quna, tổ chức, đơn vị công tác.
– Hậu quả nghiêm trọng: Tính chất, mức độ, tác hại lớn, tác động ra khỏi phạm vi nội bộ, gây dư luân xấu, làm giảm uy tín của cơ quan.
– Hậu quả rất nghiêm trọng: Tính chất, mức độ, tác hại rất lớn, phạm vi đến toàn xã hội, gây dư luận rất bức xúc, làm mất uy tín của cơ quan, tổ chức.
– Đặc biệt nghiêm trọng: Tính chất, mức độ, tác hại đặc biệt lớn, phạm vi sâu rộng đến toàn xã hội, khiến dư luận đặc biệt bức xúc, làm mấy uy tín của cơ quan, đơn vị.
3.2 Với người đứng đầu cơ quan có công chức tham nhũng
Không chỉ công chức tham nhũng bị kỷ luật mà người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, đơn vị do mình quản lý nếu để cơ quan mình có vụ, việc tham nhũng xảy ra thì có thể bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách, cảnh cáo hoặc cách chức.
Cụ thể, việc áp dụng các hình thức được nêu tại Điều 78 Nghị định 59/2019/NĐ-CP như sau:
– Khiển trách: Xảy ra vụ việc tham nhũng ít nghiêm trọng – công chức tham nhũng chưa bị xử lý hình sự hoặc chỉ bị xử lý hình sự bằng phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm.
– Cảnh cáo: Xảy ra vụ việc tham nhũng nghiêm trọng hoặc có nhiều vụ tha nhũng ít nghiêm trọng. Trong đó, vụ việc tham nhũng nghiêm trọng là vụ việc mà công chức tham nhũng bị phạt tù từ trên 03 năm đến 07 năm.
– Cách chức: Để xảy ra vụ việc tham nhũng rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng hoặc nhiều vụ tham nhũng nghiêm trọng. Trong đó, vụ việc tham nhũng rất nghiêm trọng là công chức bị phạt tù từ trên 07 năm – 15 năm; đặc biệt nghiêm trọng là bị phạt tù từ trên 15 năm – 20 năm, chung thân hoặc tử hình.
4. Tham nhũng có bị đi tù không?
Bên cạnh kỷ luật, nếu người thực hiện hành vi tham nhũng vi phạm một trong các Tội về tham nhũng nêu tại các Điều 353 đến Điều 359 Bộ luật Hình sự (BLHS) hiện hành thì sẽ có mức phạt tù cao nhất là tử hình.
Trong đó, có thể kể đến các tội sau đây:
– Tội tham ô tài sản nêu tại Điều 353 BLHS.
– Tội nhận hối lộ tại Điều 354 BLHS.
– Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản tại Điều 355 BLHS.
– Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ tại Điều 356 BLHS.
– Tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ tại Điều 357 BLHS.
– Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi tại Điều 358 BLHS.
– Tội giả mạo trong công tác tại Điều 359 BLHS.
Tuỳ vào từng mức độ của hành vi, hậu quả hành vi tham nhũng gây ra cùng với các tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự thì người vi phạm sẽ được áp dụng mức hình phạt phù hợp.
5. Tham nhũng được miễn hình phạt trong trường hợp nào?
Mặc dù tham nhũng sẽ phải đối mặt với việc bị kỷ luật hoặc thậm chí bị truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng không phải không có trường hợp tham nhũng được miễn hình phạt.
Trong đó, các trường hợp tham nhũng được miễn hình phạt nêu tại khoản 3 Điều 5 Nghị quyết 03/2020/NQ-HĐTP khi có hai điều kiện sau đây:
– Có ít nhất 02 tình tiết giảm nhẹ hoặc phạm tội lần đầu là người giúp sức trong vụ án đồng phạm nhưng có vai trò không đánhg kể.
– Thuộc một trong các trường hợp:
- Không vì động cơ vụ lợi/động cơ cá nhân khác mà chỉ muốn đổi mới, dám đột phá vì mục đích phát triển kinh tế xã hội, bảo vệ tổ quốc.
- Là người có quan hệ cấp trên cấp dưới, làm công ăn lương, chấp hành nhiệm vụ theo chỉ đạo của cấp trên…, không ý thức được hành vi phạm tội của mìn, không có động cơ vụ lợi/cá nhân khác, không được lợi, chủ động khai báo trước khi bị phát giác, tích cực phối hợp, giúp việc điều tra tội phạm.
- Chủ động khai báo trước khi bị phát giác, tích cực hợp tác, góp phần hạn chế thiệt hại, chủ động nộp lại toàn bộ tài sản chiếm đoạt, đã khắc phục toàn bộ hậu quả, bồi thường toàn bộ thiệt hại do mình gây ra.
- Sau khi bị phát hiện đã khai báo thành khẩn, ăn năn hối cải, chủ động nộp lại toàn bộ tài sản chiếm đoạt, khắc phục toàn bộ hậu quả, bồi thường toàn bộ thiệt hại do mình gây ra.
Như vậy, sẽ có 04 trường hợp người phạm tội tham nhũng được xem xét miễn hình phạt. Tuy nhiên, về việc bị kỷ luật thì vẫn thực hiện theo quy định của pháp luật.
Trên đây là một số thông tin về Khái niệm luật phòng chống tham nhũng [Chi tiết 2023] – Công ty Luật ACC, mời bạn đọc thêm tham khảo và nếu có thêm những thắc mắc về bài viết này hay những vấn đề pháp lý khác về dịch vụ luật sư, tư vấn nhà đất, thành lập doanh nghiệp… hãy liên hệ với ACC theo thông tin bên dưới để nhận được sự hỗ trợ nhanh chóng và hiệu quả từ đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý có nhiều năm kinh nghiệm từ chúng tôi. ACC đồng hành pháp lý cùng bạn.
5/5 – (4655 bình chọn)
✅ Dịch vụ thành lập công ty
⭕ ACC cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc
✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh
⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình
✅ Dịch vụ ly hôn
⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn
✅ Dịch vụ kế toán
⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật
✅ Dịch vụ kiểm toán
⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác
✅ Dịch vụ làm hộ chiếu
⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin