Khái niệm luật hôn nhân và gia đình theo quy định mới nhất 2022

Khái niệm luật hôn nhân và gia đình có thể được hiểu đơn giản là hệ thống quy tắc ứng xử được pháp luật ban hành nhằm điều chỉnh mối quan hệ trong gia đình sao cho phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội.  Bên cạnh cách hiểu đơn giản này, luật hôn nhân và gia đình còn có những ý nghĩa hết sức quan trọng với sự phát triển của con người và xã hội nói chung. Bài viết dưới đây của Tổng Đài Pháp Luật sẽ cung cấp góc nhìn chi tiết hơn nhằm giúp bạn đọc tìm hiểu về luật hôn nhân và gia đình một cách đầy đủ nhất.

>> Luật sư tư vấn hôn nhân gia đình, gọi ngay 1900.633.705

khái niệm luật hôn nhân và gia đình

Quy định chung của pháp luật hôn nhân gia đình

Nếu như xưa kia, việc kết hôn lấy tư tưởng “môn đăng hộ đối”, “trọng nam khinh nữ” làm trung tâm thì hôn nhân và gia đình trong xã hội hiện nay lại bớt chú trọng vào địa vị xã hội, thay vào đó, lấy tình cảm, hạnh phúc và bình đẳng làm trọng tâm. Tuy tư tưởng xã hội tiến bộ và phóng khoáng phần nào giúp hôn nhân trở nên dễ dàng hơn nhưng chuẩn mực đạo đức và giá trị hôn nhân cũng theo đó dần phai nhạt. Do đó, nhu cầu có một bộ quy tắc điều chỉnh hành vi trong hôn nhân và gia đình lại càng trở nên cấp thiết. 

Khái niệm luật hôn nhân và gia đình được đề cập đến như hệ thống các nguyên tắc cơ bản về trách nhiệm của công dân, của nhà nước và xã hội trong xây dựng, củng cố chế độ hôn nhân gia đình; điều chỉnh các quan hệ phát sinh do kết hôn, ly hôn, nhận con nuôi, sinh nở, giám hộ, cấp dưỡng; điều chỉnh các quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và con, giữa ông bà với cháu, giữa anh chị em với nhau và giữa các thành viên gia đình và quy định việc xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân gia đình. 

Khi tìm hiểu về luật hôn nhân gia đình là gì, cũng phải nói đến ý nghĩa của nó trong đời sống. Pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam có nhiệm vụ chính là xây dựng, hoàn thiện cũng như bảo hộ cho hôn nhân và gia đình, là hành lang chuẩn mực đạo đức, đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình, kế thừa và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc. 

Cho tới nay, pháp luật Việt Nam đã trải qua 4 phiên bản của Luật hôn nhân và gia đình. Trong đó, bộ luật sau là phiên bản sửa đổi, bổ sung cho phiên bản trước nhằm phù hợp nhất với sự biến đổi của xã hội và cởi mở hơn với tư tưởng hôn nhân hiện đại. Tìm hiểu luật hôn nhân gia đình cũng chính là tìm hiểu các quy phạm bảo vệ hôn nhân hạnh phúc, hợp pháp và bền vững. 

Khái niệm luật hôn nhân và gia đình. Ý nghĩa luật hôn nhân gia đình

Khái niệm luật hôn nhân và gia đình là gì?

Bộ luật hôn nhân gia đình mới nhất đang được áp dụng hiện nay là Bộ luật hôn nhân và gia đình ban hành năm 2014. Sau khi đã sửa đổi và tối ưu từ những bộ luật trước đó, khái niệm luật hôn nhân và gia đình mới nhất được hiểu theo 3 đặc điểm dưới đây: 

Thứ nhất, luật hôn nhân và gia đình là một văn bản quy phạm pháp luật, có ý nghĩa pháp lý là bộ quy tắc xử sự trong hôn nhân và gia đình. Chính nội dung bộ luật đã có chứa những quy định về hôn nhân đúng với chuẩn mực nhằm duy trì trật tự xã hội ổn định. Tới nay, đã tồn tại 4 phiên bản gồm Luật hôn nhân và gia đình 1959, 1986, 2000, 2014.

Thứ hai, luật hôn nhân và gia đình còn được hiểu là một môn học nghiên cứu những quan điểm, lý luận, nhận thức, đánh giá về luật hôn nhân gia đình hiện tại với đầy đủ cơ sở lý thuyết và thực tiễn.

Thứ ba, khi tìm hiểu luật hôn nhân gia đình, người ta còn định nghĩa đây là một ngành học nghiên cứu các quan hệ trong gia đình giữa vợ chồng, con cái, bố mẹ,… Nghiên cứu các mối quan hệ này sẽ giúp đưa ra hệ thống pháp lý phù hợp nhất với tình hình xã hội biến đổi từng ngày.

>> Liên hệ luật sư tư vấn thủ tục đăng ký kết hôn, gọi ngay 1900.633.705

Ý nghĩa luật hôn nhân gia đình?

Bất cứ bộ luật nào ra đời cũng mang ý nghĩa nhằm điều chỉnh hành vi, là bộ quy tắc ứng xử chuẩn mực cho xã hội. Khi tìm hiểu về luật hôn nhân gia đình, phải nói đến ý nghĩa thực tiễn của nó như sau: 
Luật hôn nhân và gia đình mới nhất tham gia điều chỉnh cách ứng xử trong mối quan hệ gia đình sao cho phù hợp với luật pháp và đạo đức xã hội.

khái niệm luật hôn nhân và gia đình

Pháp luật hôn nhân và gia đình góp phần xây dựng và duy trì hạnh phúc gia đình thông qua bộ quy tắc ứng xử nó đặt ra.

Luật hôn nhân và gia đình là yếu tố đề cao tầm quan trọng của gia đình trong xã hội. Bởi xã hội nào cũng được cấu tạo bởi các thành phần nhỏ hơn là gia đình, cho nên không thể không nói hạnh phúc gia đình chính là đóng góp vào sự ấm no, vững chắc của xã hội.

Pháp luật hôn nhân và gia đình làm tăng cường, phát huy sự tôn trọng của các thành viên với mối quan hệ vợ chồng, con cái, ông bà,…, giúp họ nhận thức rõ quyền và nghĩa vụ của mình trong gia đình.

Luật hôn nhân và gia đình bảo vệ quyền lợi hợp pháp và chính đáng của các cá nhân cấu tạo thành gia đình. 

>> Hướng dẫn các quy định về quyền đối với tài sản trong gia đình, gọi ngay 1900.633.705

Nguyên tắc của luật hôn nhân gia đình là gì?

Trước hết, khi nói đến mối quan hệ trong gia đình phải kể đến sự tương tác giữa vợ chồng, bố mẹ với con cái, cháu với ông bà… Do đó, các nguyên tắc của luật đều dựa trên những mối quan hệ giữa các thành viên trong nhà. Hiện nay, Luật hôn nhân và gia đình tuân thủ các nguyên tắc sau:

“Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, theo chế độ một vợ, một chồng;

Bình đẳng giữa vợ và chồng, bình đẳng giới tính, không phân biệt tôn giáo, dân tộc, quốc tịch;

Xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc, tiến bộ; các thành viên gia đình có nghĩa vụ tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau cùng phát triển; không phân biệt đối xử giữa các con.

Bảo vệ bà mẹ và trẻ em.”
 
Tất cả các thành viên trong gia đình có nghĩa vụ tuân thủ các điều luật, giúp đỡ nhau xây dựng và phát triển cuộc sống gia đình ấm no hạnh phúc. Đây không chỉ là hành động đảm bảo hạnh phúc gia đình mà còn đóng góp vào sự ổn định của xã hội, đúng với khái niệm luật hôn nhân và gia đình đề ra.

>> Hỗ trợ thủ tục, hồ sơ ly hôn có giá trị pháp lý. Gọi ngay 1900.633.705

Đối tượng điều chỉnh của luật hôn nhân và gia đình

Bên cạnh khái niệm luật hôn nhân và gia đình, để hiểu rõ ý nghĩa của hành lang pháp lý hôn nhân gia đình là gì, ta còn phải tìm hiểu thêm đối tượng điều chỉnh của bộ luật này. Đối tượng điều chỉnh của Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam chính là các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, gồm các quan hệ về nhân thân và quan hệ về tài sản phát sinh giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và con cái, giữa những người thân thích ruột thịt với nhau….Nói một cách cụ thể, đối tượng điều chỉnh của luật hôn nhân và gia đình hiện nay có những điểm đáng chú ý như sau:

– Quan hệ nhân thân được hiểu là nhóm quan hệ chủ đạo và có ý nghĩa quyết định trong các quan hệ hôn nhân và gia đình.

– Đặc điểm cơ bản trong quan hệ hôn nhân và gia đình là tình cảm gắn bó giữa các chủ thể

– Quyền và nghĩa vụ hôn nhân gia đình gắn liền với nhân thân mỗi chủ thể trong gia đình đó, không thể chuyển giao cho người khác được.

– Quyền lợi và nghĩa vụ trong hôn nhân và gia đình tồn tại lâu dài và bền vững.

– Quyền và nghĩa vụ tài sản trong hôn nhân và gia đình không mang tính chất đền bù hay ngang giá.

>> Luật sư hỗ trợ phân chia quyền nuôi con chung khi ly hôn, gọi ngay 1900.633.705

Các nội dung của pháp luật hôn nhân và gia đình

Theo những khái niệm Luật hôn nhân và gia đình 2014 nêu ra, các nội dung cơ bản của pháp luật hôn nhân và gia đình bao gồm: 

Thứ nhất, về các quy định kết hôn đúng và trái với pháp luật. Việc kết hôn được đề cập tới là sự việc do nam nữ tự nguyện, là việc cả hai xác lập quan hệ vợ chồng theo quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn. 

Khi tìm hiểu về luật hôn nhân và gia đình, có thể thấy quy định về điều kiện đăng ký kết hôn gồm có điều kiện về độ tuổi kết hôn; sự tự nguyện của hai bên khi kết hôn; các trường hợp cấm kết hôn, xử lý vi phạm chế độ hôn nhân…. Khi kết hôn phải tới đăng ký tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, ở đây là cơ quan hộ tịch địa phương nơi cư trú.  

Pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam còn quy định về những trường hợp được phép hủy bỏ quan hệ hôn nhân trái pháp luật, người có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật, hậu quả pháp lý của hôn nhân trái pháp luật. Khái niệm hôn nhân và gia đình có thể phụ thuộc vào nhận thức của từng người, nhưng phải phù hợp với ý chí của luật pháp hiện hành.  

Thứ hai, quyền, lợi ích và nghĩa vụ của vợ chồng phải xuất phát từ những quyền cơ bản của công dân.. Nói về nghĩa vụ và quyền nhân thân giữa vợ và chồng tức là nói tới những lợi ích tinh thần, tình cảm gia đình, sự quan tâm và tôn trọng lẫn nhau, quan hệ giữa cha mẹ với các con và với những thành viên trong gia đình;… Bên cạnh đó, không thể không nói đến các quyền, nghĩa vụ đối với tài sản của vợ chồng như quyền sở hữu, quyền và nghĩa vụ cấp dưỡng, quyền thừa kế tài sản;… Những khái niệm luật hôn nhân và gia đình đề cập luôn kết hợp hài hòa cùng với các quy tắc đạo đức, lẽ sống trong xã hội.

Thứ ba, luật hôn nhân và gia đình mới nhất còn quy định quyền và nghĩa vụ của bố mẹ với con chưa thành niên. Trong đó bao gồm các nội dung như nghĩa vụ nuôi dưỡng, thương yêu, trông nom, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con; quyền và nghĩa vụ giáo dục con;… Con từ khi sinh ra đến khi đủ 18 tuổi thuộc nghĩa vụ nuôi dưỡng, chăm sóc của bố mẹ. ]

Bên cạnh đó, con cái cũng có nghĩa vụ chăm sóc và nuôi dưỡng cha, mẹ. Quyền và nghĩa vụ nuôi dưỡng, chăm sóc luôn mang tính nhân thân. Bên cạnh nghĩa vụ nuôi dưỡng còn có nghĩa vụ cấp dưỡng giữa cha, mẹ và con cái. Cho dù hôn nhân và gia đình trong xã hội hiện nay có nhiều thay đổi, nghĩa vụ nuôi dưỡng và cấp dưỡng cũng không thể bị thay thế bằng nghĩa vụ khác. 

Thứ tư, pháp luật hôn nhân và gia đình quy định cụ thể về việc chấm dứt hôn nhân. Trong trường hợp hai bên muốn kết thúc quan hệ vợ chồng, hoặc một bên muốn ly hôn đơn phương vì mục đích hôn nhân không đạt được, Tòa án giải quyết ly hôn cho vợ chồng theo quy định pháp luật. Hôn nhân chỉ chính thức chấm dứt khi có bản án ly hôn Tòa đưa ra. 

Khi một bên vợ, chồng chết hoặc có quyết định của Tòa án tuyên bố vợ hoặc chồng đã chết, luật quy định về thời điểm chấm dứt hôn nhân là thời điểm tuyên bố một bên qua đời. Việc giải quyết tài sản của vợ chồng; quan hệ nhân thân, tài sản khi vợ, chồng bị tuyên bố đã chết mà trở về tuân thủ quy định của bộ luật. 

Thứ năm, hôn nhân có yếu tố nước ngoài theo khái niệm luật hôn nhân và gia đình được pháp luật bảo hộ và tôn trọng. Khi kết hôn có yếu tố nước ngoài, việc hợp pháp hóa lãnh sự giấy tờ, tài liệu về hôn nhân và gia đình được tạo điều kiện tối đa. Mọi giấy tờ trong quá trình giải quyết các sự vụ trong hôn nhân phải được hợp pháp hóa lãnh sự, trừ các trường hợp được pháp luật cho phép. Giải quyết các vấn đề hôn nhân tuân theo pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam. tìm hiểu về luật hôn nhân và gia đình không chỉ là tìm hiểu những kiến thức cần thiết về hôn nhân gia đình là gì, mà còn là tìm hiểu các cơ sở bảo vệ hôn nhân trong xã hội. 

>> Liên hệ luật sư tư vấn tài sản chung, riêng khi kết hôn, gọi ngay 1900.633.705

Phương pháp điều chỉnh của luật hôn nhân và gia đình mới nhất

Phương pháp điều chỉnh của pháp luật hôn nhân và gia đình được hiểu là những biện pháp, cách thức mà các quy định hôn nhân và gia đình tác động tới các quan hệ xã hội thuộc đối tượng điều chỉnh của luật phù hợp với ý chí của Nhà nước và khái niệm luật hôn nhân và gia đình. 

khái niệm luật hôn nhân và gia đình

Thực tế cho thấy rằng đối tượng điều chỉnh của luật hôn nhân và gia đình là quan hệ giữa các chủ thể gắn bó với nhau bởi tình cảm, quan hệ huyết thống, quan hệ nhân thân nên bộ luật này có phương pháp điều chỉnh linh hoạt, mềm dẻo. Đặc điểm của phương pháp điều chỉnh của luật Hôn nhân và gia đình có thể tóm gọn lại như sau: 

– Trong quan hệ hôn nhân và gia đình, quyền và nghĩa vụ của các chủ thể luôn song hành cùng nhau. Khi phát sinh quan hệ hôn nhân gia đình, các chủ thể vừa có quyền lại vừa phải thực hiện nghĩa vụ của mình. Khi tìm hiểu về luật hôn nhân và gia đình, không thể bỏ qua hai phạm trù này, nếu không sẽ không thẩm thấu được toàn bộ nội dung và ý nghĩa của bộ luật. 

– Lợi ích chung của gia đình là căn cứ phát sinh quyền và nghĩa vụ của các chủ thể. Hạnh phúc gia đình được xây dựng bằng sự quan tâm, giúp đỡ và sẻ chia, cùng nhau phát phát triển. 

– Các chủ thể không được phép làm thay đổi những quyền và nghĩa vụ mà pháp luật đã quy định bằng sự tự thỏa thuận cá nhân.

– Các quy phạm pháp luật hôn nhân và gia đình luôn gắn bó và lấy các quy tắc đạo đức, phong tục tập quán và lẽ sống trong xã hội làm gốc rễ.

Như vậy, việc điều chỉnh Luật hôn nhân và gia đình phải tuân theo những nguyên tắc cơ bản nêu trên. Phương pháp điều chỉnh Luật hôn nhân và gia đình sẽ giúp các quy tắc tuân theo cơ sở sẵn có nhằm đảm bảo tối đa giá trị của bộ luật trong đời sống gia đình nói riêng và xã hội nói chung. 

Qua bài viết trên đây, Tổng Đài Pháp Luật đã cung cấp một số thông tin về khái niệm luật hôn nhân và gia đình, cùng với các đặc điểm và tính quy phạm của nó. Nếu bạn đang có bất cứ thắc mắc, băn khoăn nào về hôn nhân gia đình cần tư vấn, đừng ngại nhấc máy liên hệ ngay Tổng đài pháp luật. Chúng tôi tự hào có đội ngũ luật sư tận tình, tận tâm, chuyên nghiệp luôn sẵn lòng hỗ trợ mọi vấn đề của bạn.